Tên của chỉ số này đã tự nói lên ý nghĩa của nó, SCD – chỉ số ngày tồn kho là số ngày trung bình hàng vẫn còn trong kho trước khi được bán ra. Ví dụ bạn bán X lượng sản phẩm vào một cửa hàng và phải mất trung bình 15 ngày để cửa hàng bán hết số hàng đó của bạn. Vậy thì Stock Cover Day (SCD) là 15 ngày. Như vậy Stock cover day cho thấy thời gian sản phẩm của doanh nghiệp nằm tại điểm bán trước khi được bán hết cho người tiêu dùng.
Mục lục nội dung:
SCD có phải là một chỉ số quan trọng?
Khẳng định SCD là một chỉ số rất quan trọng, đặc biệt ngành FMCG luôn sản xuất số lượng lớn, có date nhưng lại rất khó kiểm soát hàng tồn ngoài thị trường. Việc đo lường được chính xác chỉ số SCD có thể giúp nhà sản xuất điều phối và sản xuất hàng với số lượng hợp lý hơn với thực tế tiêu thụ của thị trường.
SCD thế nào là tốt?
Tùy từng thời điểm và ngành hàng sẽ có chỉ số SCD khác nhau, để xác định chỉ số SCD nhãn hàng bạn đang có tốt hay không trước hết ta cần xác định SCD bình thường của ngành hàng là bao nhiêu. Vì dụ hàng tiêu dùng nhanh chắc chắn sẽ được dùng nhiều hơn và mua thường xuyên hơn, vì vậy SCD sẽ thấp hơn so với ngành hàng điện máy.
Sau khi xác định được SCD trung bình của ngành hàng, bạn hãy so sánh với nhãn hàng của mình theo từng trường hợp:
Trường hợp 1: SCD Brand > SCD ngành hàng.
Điều này cho thấy sản phẩm của bạn không bán chạy cho lắm, vì số người mua/ lượt mua thấp, dẫn đến bán chậm, người mua lựa chọn các sản phẩm tương tự khác thay vì sản phẩm của bạn.
Còn một khả năng nữa rằng có thể công ty của bạn đã quá hăng hái trong việc dồn hàng vào điểm bán, đây là sở thích của đội sale vì họ luôn muốn điểm bán đặt thật nhiều hàng để đạt chỉ tiêu doanh số. Điểm bán đang tích trữ quá nhiều hàng, nhưng thực chất trung bình thị trường chỉ bán được một lượng không đổi, cũng không có yếu tố đặc biệt nào khiến mức tiêu thụ có thể tăng lên đột biến. Điều này dẫn đến có quá nhiều hàng hóa “ngồi chờ” tại điểm bán, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian mới giải quyết hết đống hàng tồn này nên SCD tăng lên.
Trường hợp 2: SCD Brand = SCD ngành hàng
Đây là trường hợp tốt nhất mà doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được, vì điều đó chứng tỏ nhãn hàng của bạn đang bán cùng tốc độ bình quân của cả ngành. Doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đưa ra các kế hoạch sản xuất và kinh doanh.
Trường hợp 3: SCD Brand < SCD ngành hàng
Đây có thể nói là khát vọng của hầu hết các doanh nghiệp, bởi nó chứng tỏ rằng nhãn hàng bạn bán đang “đắt hàng” hơn các sản phẩm khác trong ngành hàng, có nhiều người mua hơn, mua nhiều lần hơn, dẫn đến hết hàng nhanh hơn.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, nếu thấp hơn quá nhiều thì điều này chứng tỏ nhãn hàng của bạn đang có khả năng thiếu hàng tại điểm bán, vì hàng bán quá chạy nên sẽ dẫn đến khan hiếm hàng trong tương lai gần. Nếu thấy SCD quá thấp so với trung bình ngành, bạn phải xem lại hệ thống bán hàng, chuỗi cung ứng và khả năng cung cấp hàng cho thị trường. Vì nếu điểm bán không có hàng để bán thì người tiêu dùng rất dễ chuyển qua sản phẩm của đối thủ.
Thường các doanh nghiệp sẽ muốn SCD ở mức dưới hoặc bằng với trung bình ngành hàng. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp có thể áp dụng những cách sau:
Thực hiện các chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua hàng và đẩy hàng của bạn được tiêu thụ nhanh hơn.
Hạn chế dồn quá nhiều hàng vào điểm bán vì thường lực lượng sale sẽ có khuynh hướng bán hàng vào điểm bán nhiều hơn khi có chương trình khuyến mãi (để đạt chỉ tiêu, đồng thời chủ điểm bán cũng muốn lợi dụng cơ hội khuyến mãi mà bán ra nhiều hơn để được thưởng) do đó nếu cửa hàng bán ra nhiều, nhưng cũng mua vào hàng của bạn cũng nhiều thì chỉ số SCD sẽ vẫn không đổi, nỗ lực giảm SCD của doanh nghiệp sẽ không thể thành công.
Đăng ký tìm hiểu phần mềm DMS – quản lý hệ thống phân phối, giám sát nhân viên bán hàng
- Áp dụng công nghệ trong quản lý trưng bày hàng hóa
- Trưng bày hàng hóa tại điểm bán – cuộc chiến không hồi kết
- Trưng bày hàng hóa – sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật
- Để trung thu là tết của chính doanh nghiệp bạn
- Trung thu – Doanh nghiệp nên lấy “tốc độ” làm thế mạnh
- Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp