Tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề và quy mô doanh nghiệp mà nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi nhân viên kinh doanh sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, nhiệm vụ cụ thể và chung nhất của một nhân viên kinh doanh là gì? Mỗi nhân viên kinh doanh sẽ đóng vai trò gì trong hoạt động bán hàng, chiến lược kinh doanh và cách thức triển khai các chính sách bán hàng như thế nào?
Người đọc sẽ đi vào chi tiết chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên kinh doanh thực sự là gì trong nội dung dưới đây.
Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên kinh doanh
Vậy cụ thể nhân viên kinh doanh làm gì? Về cơ bản chức năng và nhiệm vụ thông thường một ngày của các nhân viên kinh doanh ngành bán lẻ sẽ bao gồm:
- Chào đón khách hàng vào cửa hàng
- Tìm ra những gì khách hàng muốn bằng cách nói chuyện hoặc quan sát với họ
- Giới thiệu đến khách hàng về các tính năng của sản phẩm/dịch vụ, chứng minh tính năng công dụng của sản phẩm
- Giải thích sự khác biệt giữa các mẫu sản phẩm khác nhau
- Giải đáp thắc mắc, trả lời các câu hỏi về sản phẩm, dịch vụ và chính sách của cửa hàng
- Thông báo cho khách hàng về các đợt khuyến mãi, ưu đãi cũng như bán hàng
- Đặt thêm các mặt hàng tùy chỉnh hoặc các sản phẩm hết hàng
- Chuẩn bị biên lai hoặc hợp đồng bán hàng
- Xử lý các khoản thanh toán cho các giao dịch
- Bố trí trưng bày hàng hóa/sản phẩm trong cửa hàng
1. Bán hàng
Nhiệm vụ cơ bản nhất của một nhân viên kinh doanh là gì? Có thể nói chức năng và nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của nhân viên bán lẻ chính là bán hàng. Nhiệm vụ này bao gồm việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng tiềm năng cũng như trình bày và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ nhằm thu hút khách hàng mua hàng. Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới, tăng doanh thu cho cửa hàng, nhận và xử lý đơn đặt hàng.
2. Hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ
Nhân viên kinh doanh ngoài thị trường hay nhân viên bán lẻ còn có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ mà cửa hàng, doanh nghiệp đang cung cấp.
Cụ thể nhân viên cần giới thiệu các sản phẩm mà khách hàng đang tìm kiếm hoặc các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mục đích của khách hàng. Cung cấp các tư vấn, thông tin hữu ích về sản phẩm, giới thiệu về dịch vụ và chính sách mua hàng đến khách hàng.
3. Giải quyết khiếu nại của khách hàng
Nếu được hỏi chức năng và nhiệm vụ của một nhân viên kinh doanh là gì, câu trả lời không thể thiếu chính là: Giải quyết khiếu nại của khách hàng. Các nhân viên bán hàng trong lĩnh vực bán lẻ cần lắng nghe, xem xét và giải quyết bất cứ khiếu nại nào của khách hàng một cách nhanh chóng và thỏa đáng.
Đây chính là cách khiến cửa hàng chiếm được niềm tin của khách hàng, khẳng định uy tín và thương hiệu.
4. Tổng hợp các hóa đơn, chứng từ
Một trong những công việc phổ biến của các nhân viên kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ chính là thu thập và nộp các hóa đơn bán hàng. Trong nhiều trường hợp nhân viên bán hàng sẽ được yêu cầu thu thập các hóa đơn chưa được thanh toán liên quan đến các sản phẩm/hàng hóa mà họ đã bán.
Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là thu thập các hóa đơn bán hàng và hoàn thiện mọi thanh toán cho doanh nghiệp.
5. Thu thập thông tin khách hàng
Nhiệm vụ của các nhân viên kinh doanh là gì, các Salesman thường được yêu cầu thu thập thông tin, dữ liệu khách hàng về độ tín nhiệm đối với sản phẩm/hàng hóa hay thương hiệu của doanh nghiệp. Đối với nhiệm vụ này các Salesman phải thu thập các dữ liệu khách hàng, tổng hợp thông tin chi tiết và gửi cho doanh nghiệp một cách kịp thời.
6. Báo cáo doanh số bán hàng
Các Salesman trong lĩnh vực bán lẻ, các nhân viên kinh doanh nội thất hay nhân viên bán hàng lưu động,… thường được yêu cầu gửi bản báo cáo doanh số đến cấp trên. Các báo cáo doanh số có thể được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý.
Trong bản báo cáo này thường bao gồm doanh số bán hàng đã thực hiện, các cuộc gọi đến khách hàng, lịch trình làm việc, các chi phí phát sinh, điều kiện kinh doanh/cạnh tranh,… nếu có.
7. Thiết lập quy trình bán hàng
Các nhân viên bán hàng cần có kỹ năng thiết lập quy trình làm việc, quy trình bán hàng cụ thể, khoa học. Salesman cần vạch ra lộ trình, đường ống bán hàng trong thời gian nhất định nhằm hệ thống hóa nỗ lực bán hàng của mình. Làm việc có quy trình cũng giúp các nhân viên bán hàng đạt được kết quả tốt hơn.
8. Tham dự thảo luận chiến lược kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là gì, họ phải đảm nhiệm những công việc nào? Các nhân viên bán hàng tại cơ sở được yêu cầu tham gia các cuộc họp bán hàng do trưởng phòng/giám đốc kinh doanh hoặc nhà quản lý chủ trì. Thông thường các cuộc họp này sẽ được diễn ra định kỳ theo tháng hoặc theo quý. Nội dung của các cuộc họp chính là thảo luận về các vấn đề như tiếp thị, các hoạt động xúc tiến bán hàng, chính sách bán hàng, mục tiêu doanh số, mức hạn ngạch,…
9. Đi thực tế tại các cơ sở
Các nhân viên bán hàng lưu động hay nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ thường được giao nhiệm vụ đi thực tế thường xuyên tại các cơ sở. Đây có thể là các cửa hàng con, chi nhánh của doanh nghiệp hoặc là các đại lý phân phối ủy quyền. Thông thường mỗi nhân viên kinh doanh lại được giao nhiệm vụ tại một khu vực cụ thể.
10. Sắp xếp đóng gói và giao hàng
Đối với các nhân viên bán hàng tại quầy như: Nhân viên bán quần áo, nhân viên siêu thị, nhân viên cửa hàng tiện lợi,… còn cần đảm nhiệm thêm công việc sắp xếp, đóng gói và giao hàng hóa đến tay khách hàng hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển. Nhiệm vụ này thường thấy tại các cửa hàng cung cấp hình thức bán hàng online, offline hoặc cả hai hình thức.
11. Trưng bày sản phẩm
Các nhân viên bán hàng tại cửa hàng hoặc tại quầy cần đảm nhiệm công việc sắp xếp, trưng bày, bố trí các sản phẩm/hàng hóa tại cửa hàng. Mỗi ngày salesman cần sắp xếp lại hàng hóa sao cho quầy hàng luôn gọn gàng, đầy ắp và sạch sẽ. Ngoài ra nhân viên bán hàng còn cần biết cách trưng bày sản phẩm sao cho thu hút sự chú ý của người nhìn, biến họ thành khách hàng tiềm năng và khách hàng mới.
12. Thúc đẩy niềm tin của khách hàng với thương hiệu
Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì, các nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh cần mang đến các trải nghiệm làm hài lòng khách hàng của mình. Trong quá trình giới thiệu sản phẩm, bán hàng hóa, salesman cần xây dựng, thúc đẩy sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu, doanh nghiệp mà mình đang làm việc.
13. Tuyển dụng và Đào tạo nhân viên bán hàng mới
Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì, các nhân viên bán hàng hiện tại còn cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới bằng cách đồng hành cùng họ trong quá trình bán hàng. Trên lý thuyết vị trí nhân viên bán hàng không cần bất kỳ yêu cầu về trình độ hay chương trình giáo dục chính thức nào. Các nhân sự mới được tuyển dụng sẽ được đào tạo tại chỗ từ chính những nhân sự hiện tại hoặc nhà quản lý.
14. Làm việc với các bộ phận trung gian
Nhân viên kinh doanh được xem là cầu nối giữa nhà phân phối/nhà bán buôn với các người trung gian như đại lý hay cửa hàng. Nhiệm vụ của các nhân viên kinh doanh chính là thu thập thông tin thị trường, trao đổi ý kiến giữa hai bên và phản hồi lại với doanh nghiệp tổng.
MobiWork DMS vừa giải đáp thắc mắc chức năng và nhiệm vụ quan trọng của một nhân viên kinh doanh là gì thông qua nội dung bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các ứng viên, nhà tuyển dụng cũng như các salesman.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Giải pháp tích hợp MobiWork DMS với Odoo ERP – Tối ưu hóa quản trị và phân phối
- Tối Ưu Hóa Quản Lý Kênh Phân Phối Toàn Diện Qua Tích Hợp MobiWork DMS Và Fast ERP
- Tích Hợp MobiWork DMS Với ERP Bravo: Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Quản Lý Kênh Phân Phối
- Tổng kết Webinar: Quản trị doanh nghiệp phân phối toàn diện và chuyên sâu với Mobiwork Next
- [MobiWork DMS] Có gì mới trong phiên bản nâng cấp Quý II năm 2024 – Mời bạn khám phá