Để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp hay xa hơn là trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi. Thuyết trình là một trong những kỹ năng không thể thiếu. Sở hữu kỹ năng thuyết trình lôi cuốn và logic là cách đưa thông tin sản phẩm đến gần hơn tới người tiêu dùng, tăng tỷ lệ chốt đơn thành công.
Đội ngũ nhân viên kinh doanh có thể cải thiện khả năng thương lượng với khách hàng và thuyết trình trước lãnh đạo công ty như thế nào? Theo dõi ngay 8 kỹ năng thuyết trình “đỉnh cao” đến từ Steve Jobs – CEO tiền nhiệm Apple trong bài viết dưới đây:
Mục lục nội dung:
1. Thể hiện sự nhiệt huyết và đam mê qua từng ngôn từ
“ Khách hàng sẽ không thấy hứng thú với sản phẩm nếu chính người làm ra chúng đang cảm thấy không hứng thú”. Steve Jobs
Nếu bạn đã từng xem một trong số các bài thuyết trình của Steve Jobs tại các buổi ra mắt sản phẩm chắc chắn bạn sẽ không thể rời mắt khỏi ông dù chỉ một phút. Ông luôn thể hiện sự nhiệt huyết, tự hào trong từng sản phẩm của mình. Ông cho người nghe cảm thấy rằng: “những sản phẩm của Apple không chỉ đơn thuần là những chiếc điện thoại, laptop mà đó là những tác phẩm nghệ thuật”.
Nhân viên kinh doanh khi thuyết trình trước công ty hay đàm phán với khách hàng có thể học cách ông truyền nhiệt huyết tới người nghe. Muốn vậy, đội ngũ nhân viên kinh doanh cần không ngừng nghiên cứu sản phẩm, update kiến thức thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh,… để có thể trình bày một bản thuyết trình thu hút và logic trước khách hàng và nhà quản trị.
2. Hãy tạo ra một không gian thoải mái thay vì không gian của buổi họp
Những ngôn từ Steve Jobs dùng trong các buổi thuyết trình rất đời thường. Ông luôn cố gắng giải thích các thuật ngữ chuyên ngành một cách dễ hiểu nhất để tất cả mọi người từ các tầng lớp khác nhau đều hiểu nội dung ông trình bày. Bên cạnh đó, ông thường kể những câu chuyện vui trong buổi thuyết trình để tránh tình trạng người nghe căng thẳng, mất tập trung.
Chắc chắn chúng ta đã từng giết thời gian hàng giờ đồng hồ cho những buổi thuyết trình hàng chục đến hàng trăm slide kiến thức ngành, kiến thức thị trường. Những kiến thức đó đều rất bổ ích với người nghe, nhưng tại sao chúng ta lại khước từ tiếp nhận những tri thức đó.
Khoa học đã chứng minh: khả năng tập trung của não bộ người tối đa là 60 phút sau đó cần có sự dịch chuyển cảm xúc để tiếp tục tiếp nhận thông tin. Do đó việc tạo ra tiếng cười và sự thỏa mái trong thời gian thuyết trình đóng vai trò quan trọng mà đội ngũ nhân viên kinh doanh cần lưu ý khi thuyết trình dự án với khách hàng và công ty.
3. Thay đổi tốc độ nói phù hợp tâm lý người nghe
Một nghiên cứu về tâm lý tiếp nhận thông tin chỉ ra rằng: “nếu đối tượng nghe của bạn đang không hứng thú với nội dung bạn đang nói, hãy nói nhanh hơn. Nếu đối tượng nghe của bạn đang tiếp thu nội dung đó, hãy nói chậm lại”.
Cụ thể, khi khách hàng quan tâm về sản phẩm, dịch vụ của công ty mà bạn đang thuyết trình, hãy nói chậm hơn và phân tích cho họ về tính năng, lợi ích, kết quả áp dụng của sản phẩm. Đây là cách giúp nhân viên kinh doanh có thể chốt deal nhanh và hiệu quả hơn.
Ngược lại, khi khách hàng tỏ vẻ không quan tâm tới nội dung bạn đang nói, hãy nói qua vấn đề đó thật nhanh và chuyển sang một nội dung lôi cuốn hơn để thay đổi cảm xúc của khách hàng về sản phẩm.
4. Hãy thêm thắt những câu chuyện liên quan
Trước khi giới thiệu sản phẩm mới. Jobs đã dành thời gian để kể về câu chuyện ra đời của Apple, cách ông sáng tạo ra phiên bản Apple đầu tiên. Một lần khác Ông lại kể về sự ra đời của chiếc máy tính Macintosh đầu tiên và sự ảnh hưởng của nó đến nền công nghiệp máy tính trong đó có Macbook. Lối kể chuyện dẫn dắt vào bài thuyết trình này nhận được sự quan tâm của đông đảo người nghe đặc biệt là các tín đồ của Apple.
Nhân viên kinh doanh có thể học gì từ kỹ năng này? Tại các buổi hội thảo, thuyết trình ý tưởng, dự án với khách hàng hay các nhà quản trị. Hãy liên kết vấn đề cần trình bày với những câu chuyện thú vị. Tuy nhiên bạn đừng quá kiên cưỡng áp dụng kỹ năng này bởi bạn có thể sẽ kể câu chuyện lệch lạc với chủ đề thuyết trình. Muốn sử dụng hiệu quả kỹ năng này, đội ngũ nhân viên kinh doanh cần đọc nhiều các câu chuyện thành công, thất bại từ các thương hiệu, nhà quản trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể kể câu chuyện của chính mình.
5. Đừng chỉ nói – hãy lắng nghe
Tại các buổi thuyết trình, Steve Jobs luôn đưa ra các câu hỏi tương tác với độc giả và lắng nghe những phản hồi của họ về sản phẩm/ dịch vụ của mình.
Trong việc đàm phán với khách hàng. Sẽ không ai muốn hợp tác với bạn nếu bạn không giải quyết vấn đề của khách hàng. Do đó, bản thân đổi đội ngũ nhân viên kinh doanh hãy lắng nghe vấn đề của khách hàng và cung cấp giải pháp giải quyết các vấn đề đó thay vì quảng cáo quá nhiều về sản phẩm/ dịch vụ của công ty.
6. Chia sẻ cả những điều tiêu cực
Theo Jobs: “Hãy nhìn vào những vấn đề đang tồn đọng và cải tiến chúng hơn là làm những việc đã làm tốt”. Ông huấn luyện nhân viên của mình luôn ưu tiên giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc với khách hàng, sáng tạo sản phẩm,…
Đối với công tác thuyết phục khách hàng của đội ngũ nhân viên kinh doanh. Hãy đưa ra hai hoặc nhiều hơn các quan điểm trái chiều để khách hàng tập trung vào lập luận của bạn thay vì bạn chỉ đưa ra hàng loạt các mệnh đề khẳng định tính năng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Theo giáo sư Daniel O’Keefe, Đại học Illinois, việc chia sẻ nhiều quan điểm đối lập sẽ làm tăng tính thuyết phục của một bài thuyết trình.
Thực tế, trước khi khách hàng tìm đến bạn có thể họ đã tìm hiểu rất kỹ những nội dung bạn đang trình bày. Do đó, khi bạn đưa ra nhiều ý kiến đối lập và lập luận chúng một cách thông minh có thể giúp khách hàng thấy rằng bạn đang nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và thật sự hiểu vấn đề khó khăn của khách hàng.
7. Đưa ra những kết luận khả quan
Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu: tâm lý con người thường phản ứng tiêu cực với sự ép buộc.
Do đó, bạn hãy đưa ra những kết luận khả quan hoặc chỉ ra những điểm sáng có thể triển khai khi teamwork của bạn đang bị bế tắc trong một dự án nào đó thay vì áp đặt công việc cho họ. Hoặc đối với khách hàng, hãy cho họ niềm tin giải pháp của công ty sẽ tháo gỡ những vấn đề họ đang gặp phải.
8. Kết thúc bài thuyết trình: truyền cảm hứng cho người nghe
99% các bài thuyết trình của Steve Jobs đều kết thúc bằng những nội dung mang tính truyền cảm hứng. Ở buổi thuyết trình ra mắt iphone, Jobs nói: Có một câu nói ông rất thích của Wayne Gretzky – một vận động viên khúc côn cầu “Tôi sẽ trượt đến nơi quả bóng lăn đến – chứ không phải chỗ nó từng nằm” và ông cùng những chiến binh của mình đã nỗ lực để đạt được điều đó tại Apple từ những ngày thành lập và cả sau này.
Trên đây là 8 kỹ năng thuyết trình đến từ CEO – Steve Jobs của Apple và những kinh nghiệm thuyết trình dành cho đội ngũ nhân viên kinh doanh. Mobiwork mong rằng bài viết sẽ mang lại kiến thức giá trị không chỉ cho đội nhân viên kinh doanh ngoài thị trường, nhân viên văn phòng mà còn có ích đối với các nhà quản lý.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của Mobiwork. Hãy theo dõi kênh Website của chúng tôi để có nhiều kiến thức bổ ích trong những bài viết sau nhé!
Tham khảo thêm các bài viết giá trị tại đây: