Zalo: 0901.508.000
Hotline: 1900 400 008
Email: support@mobiwork.vn
Facebook
Google+
YouTube
    MENUMENU
    • Tính năng
          • Tính năng
          • Ứng dụng Mobile cho Sales
          • Quản lý Tuyến bán hàng
          • Quản lý đội Sales thị trường
          • Quản lý Khách hàng
          • Quản lý Đơn hàng
          • Quản lý khuyến mãi - trả thưởng
          • Quản lý trưng bày sản phẩm
          • Báo cáo & Dashboad BI phân phối
          • Lĩnh vực
          • Hàng tiêu dùng nhanh
          • Dược phẩm - Hòa mỹ phẩm
          • Bia - Rượu - Nước giải khát
          • Thiết bị điện dân dụng
          • Vật tư Nông nghiệp - Nông dược
    • Giải pháp
          • MobiWork DMS SaaS
          • MobiWork DMS Private
          • MobiWork DMS On-Premise
          • MobiWork BI
          • Dành cho ai?
          • Tích hợp ERP
          • Giải pháp MobiWork DMS tích hợp ERPNext
    • Bảng giá
    • Khách hàng
          • Khách hàng triển khai
          • DMS.eMagazine
          • Câu chuyện khách hàng
    • Tài nguyên
          • Kiến thức phân phối
          • Khoa học dữ liệu
          • MobiWork DMS giúp gì?
          • eBook
          • Tải ứng dụng di động
          • Open APIs
          • Nhật ký cập nhật phần mềm
          • Webinar & Sự kiện
    • Về MBW
          • Đội ngũ chuyên gia
          • Về MBW
          • Tin tức
          • Góc báo chí
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG NHẬP

Quản lý độ phủ hàng tồn ngoài thị trường dưới dạng bản đồ nhiệt (Heatmap)

30 Tháng Sáu
2021

Dự báo bán hàng là gì? 7 sale forecast method tốt nhất dành cho nhà quản lý

13 Tháng Chín
2021
Chương trình ưu đãi: “Tặng miễn phí nền tảng cung cấp số liệu thị trường liên quan đến vị trí” cho doanh nghiệp phân phối

Chương trình ưu đãi: “Tặng miễn phí nền tảng cung cấp số liệu thị trường liên quan đến vị trí” cho doanh nghiệp phân phối

31 Tháng Tám
2023

FMCG là gì? Chiến lược phát triển kênh phân phối ngành FMCG năm 2022 (Phần 2)

15 Tháng Mười Một
2021
Chuyên mục MobiWork DMS giúp gì?
Chuyên mục Tin triển khai
Chuyên mục Chia sẻ kiến thức
  • Chia sẻ kiến thức
  • MobiWork DMS giúp gì?

10 cách tính KPI cho nhân viên kinh doanh

avatar
by
Phú Đỗ
posted on
5 Tháng Năm, 2021
lượt xem

17407

0

KPI cho nhân viên kinh doanh là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo tuần/tháng/quý hoặc năm. Trong đó KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đo lường hiệu quả của cá nhân, bộ phận hoặc cả bộ máy trong doanh nghiệp. 

Tại bài viết sau đây MobiWork DMS sẽ cung cấp các cách xác định KPI cho nhân viên kinh doanh dành cho các CEO. 

Mục lục nội dung:

  • 1. Tăng trưởng doanh số hàng tháng
  • 3. Đặt ra trước số hàng hoá bán được hàng tháng
  • 4. KPI dựa trên cơ hội bán hàng
  • 5. Đặt ra mục tiêu bán hàng
  • 6. Tỷ lệ chốt đơn hàng thành công
  • 7. KPI dựa trên giá trị mua hàng trung bình
  • 8. KPI dựa trên số cuộc gọi (email) hàng tháng 
  • 9. KPI tính theo doanh số trên mỗi đại diện bán hàng
  • 10. KPI dựa trên hiệu suất sản phẩm
  • 11. Nâng cao hiệu quả quản lý KPI nhân viên kinh doanh với ERPNext

1. Tăng trưởng doanh số hàng tháng

Một trong những cách đánh giá KPI nhân viên kinh doanh chính là dựa trên tăng trưởng doanh số hàng tháng. Chỉ số KPI bán hàng hàng tháng đo lường mức tăng trưởng hoặc sụt giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong tháng. Theo dõi tăng trưởng doanh số hàng tháng giúp các nhà lãnh đạo giám sát được tình hình bán hàng thực tế ngay khi đang diễn ra thay vì chỉ dựa vào báo cáo phản ánh về sau. 

Đặt chỉ số KPI cho nhân viên bán hàng với doanh thu định mức được xem là cách thiết lập KPI hiệu quả mà các CEO nên áp dụng. Mục tiêu doanh thu bán hàng hàng tháng cần được thiết lập đối với các cá nhân cũng như bộ phận, nhóm. Điều này giúp tăng thêm động lực, mục tiêu cũng như đích đến để nhân viên duy trì hiệu suất và nỗ lực bán hàng.

10-cach-tinh-kpi-cho-nhan-vien-kinh-doanh

2.Tỷ suất lợi nhuận trung bình

Là tiêu chí xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với chỉ số KPI này nhóm bán hàng có thể đánh giá được tỷ suất lợi nhuận trên toàn bộ số lượng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh. 

Cách tính này phù hợp với các công ty, doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ đa dạng. Cũng như các công ty áp dụng chính sách linh hoạt về giá nhằm thu hút khách hàng. 

3. Đặt ra trước số hàng hoá bán được hàng tháng

Tổng số tiền “thu về” mỗi tháng được xác định bởi các cuộc mua bán đã hoàn thành hoặc giao dịch bán hàng đã ký/cam kết. Hình thức xây dựng KPI cho nhân viên kinh doanh này dựa trên tính chất của đội ngũ bán hàng hiện đại. KPI bán hàng dựa trên số hàng bán được hàng tháng được chia thành nhiều loại. Ví dụ: Đặt chỉ tiêu bán hàng cho mỗi khu vực hoặc cho từng nhân viên. 

4. KPI dựa trên cơ hội bán hàng

KPI bán hàng của doanh nghiệp cho phép nhóm bán hàng có thể xem xét tất cả các cơ hội nổi bật, các khách hàng tiềm năng có khả năng chốt đơn cao. Từ đó xác định đâu là cơ hội bán hàng có tỷ lệ thành công cao nhất, có đáng để họ bỏ nguồn lực để theo đuổi hay không. Với chỉ số KPI này nhân viên kinh doanh có thể sắp xếp các khách hàng tiềm năng dựa trên giá trị của cơ hội và khả năng kết thúc giao dịch. 

Mỗi khách hàng tiềm năng có giá trị mua hàng ước tính được liên kết với họ. Từ giá trị này bộ phận kinh doanh có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên và dành nhiều nguồn lực cho các khách hàng tiềm năng. Bộ phận bán hàng có thể thu thập đủ dữ liệu từ cơ sở khách hàng hiện tại và phân tích lý do các giao dịch khả thi, từ đó sắp xếp cơ hội bán hàng theo khả năng bán được hàng. 

5. Đặt ra mục tiêu bán hàng

Cách tính KPI cho nhân viên kinh doanh theo mục tiêu bán hàng được nhiều doanh nghiệp và nhà bán lẻ lựa chọn. KPI bán hàng này so sánh doanh số lượng hàng bán được trong các khoảng thời gian. Có thể dùng hình thức tính KPI này như một cách để tập hợp các nhóm bán hàng nhằm cải thiện hiệu suất của họ.

Tuy nhiên, với chỉ số KPI này, điều quan trọng là phải tạo ra một khuôn khổ bền vững. Các đội bán hàng thường xuyên bị áp lực để đạt được doanh số bán hàng cao (mức doanh số gần như không thể đạt được) và thường kiệt sức. Áp dụng KPI này giúp nhà quản lý xem xét hiệu suất trước đó và thiết lập các mục tiêu KPI có khả năng cao sẽ đạt được trong tương lai. 

Để thiết lập KPI thì nhà quản lý hay CEO phải quản trị mục tiêu minh bạch và hiệu quả thông qua:

  • Thiết lập OKR cụ thể: Thiết lập mục tiêu chung và các kết quả then chốt. Thống nhất chiến lược của toàn doanh nghiệp để đánh giá mục tiêu và quá trình hoàn thành
  • Phân bổ mục tiêu: Thiết lập mục tiêu toàn doanh nghiệp và chia nhỏ mục tiêu xuống từng bộ phận, nhân viên
  • Theo dõi và đo lường: Theo dõi tiến độ đạt mục tiêu, tiến độ hoàn thành chỉ tiêu ở từng phòng ban/ nhân viên theo thời gian thực. Hoặc tích hợp dữ liệu KPI từ DMS để đánh giá
  • Nhân viên tự đánh giá: Nhân viên cũng có thể tự đánh giá bản thân và đề xuất điều chỉnh KPI lên quản lý

Đây cũng là một trong các tính năng nổi bật của giải pháp phần mềm quản trị nhân sự dành riêng cho doanh nghiệp phân phối – MobiWork HR. Để biết thêm thông tin chi tiết cùng những tính năng vượt trội của MobiWork HR, mời quý khách hàng tham khảo tại đây.

10-cach-tinh-kpi-cho-nhan-vien-kinh-doanh

6. Tỷ lệ chốt đơn hàng thành công

Chỉ số KPI này giúp nhà quản lý nắm bắt được tỷ lệ giữa số lượng báo giá do nhóm bán hàng của doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng và số lượng giao dịch đã hoàn thành. Hiểu một cách đơn giản là tổng số lượng giao dịch với các giao dịch bán hàng thành công. Đây là một cách tính KPI cho nhân viên kinh doanh KPI tối ưu, giúp nhà quản trị xác định lượng thời gian mà nhân viên bán hàng (hoặc toàn bộ nhóm bán hàng) dành cho việc tìm kiếm và theo đuổi cơ hội.

Tỷ lệ chốt doanh số bán hàng thấp hơn có nghĩa là khách hàng tiềm năng không phải là khách chất lượng cao. Hoặc nhân viên bán hàng, bộ phận bán hàng của bạn đang dành quá nhiều thời gian để cố gắng chốt từng giao dịch. 

7. KPI dựa trên giá trị mua hàng trung bình

Chỉ số KPI này có thể đo lường giá trị trung bình của mỗi lần bán hàng, từ đó giúp nhóm bán hàng xác định giá trị có thể định lượng cho mỗi cơ hội tiềm năng. KPI bán hàng kết hợp với các chỉ số khác liên quan đến mô hình định giá có thể xác định cách nhóm bán hàng ước tính giá trị “số tiền” thực của mỗi khách hàng tiềm năng. 

8. KPI dựa trên số cuộc gọi (email) hàng tháng 

Một trong những cách tính KPI cho nhân viên kinh doanh CEO cần biết chính là dựa trên số lượng cuộc gọi hoặc email hàng tháng cho mỗi đại diện bán hàng. Đối với các nhóm bán hàng bên ngoài, chỉ số KPI này cung cấp cái nhìn tổng quan về số lượng cuộc gọi (hoặc email, v.v.) mà mỗi đại diện bán hàng thực hiện cho khách hàng tiềm năng.

Chỉ số KPI bán hàng này có thể được chia nhỏ thành các tiêu chí đánh giá khác như: 

  • Cuộc gọi có được trả lời hay không (email được mở hay không)
  • Thời gian dành cho mỗi cuộc gọi
  • Mức độ quan tâm tổng thể
  • Số lượng khách hàng tiềm năng trong mỗi cuộc gọi/email

9. KPI tính theo doanh số trên mỗi đại diện bán hàng

Xây dựng KPI cho nhân viên bán hàng thường bao gồm các chỉ số doanh số của từng đại diện bán hàng. Chỉ số KPI bán hàng này cho phép giám đốc bán hàng nắm bắt được mỗi đại diện đã hoàn thành bao nhiêu doanh số bán hàng ở cấp độ nhân viên. 

Cách đánh giá KPI này cũng giúp thiết lập đường cơ sở bán hàng (và đặt mục tiêu cá nhân) và xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng đại diện.

Ví dụ: Một số đại diện bán hàng có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành giao dịch. Nhưng những giao dịch mà họ đã hoàn thành có khả năng tồn tại lâu hơn.

Để đạt được lợi ích bền vững, điều quan trọng là không sử dụng KPI doanh số bán hàng cho ở mỗi đại diện để tạo ra văn hóa, hay thước đo mục tiêu cho các nhân viên bán hàng khác. Điều này có thể gây mất đoàn kết hoặc đố kỵ, ganh ghét giữa các nhân viên. 

10. KPI dựa trên hiệu suất sản phẩm

Chỉ số KPI dựa trên hiệu suất sản phẩm giúp bộ phận bán hàng nhận ra sự khác biệt khi doanh thu của một số sản phẩm/gói sản phẩm tốt hơn so với các sản phẩm khác. 

Có nhiều yếu tố cần được xem xét, chẳng hạn như: 

  • Doanh số sản phẩm có bán chạy có dựa trên phương tiện truyền thông hay không
  • Sản phẩm hoạt động không tốt, doanh số kém có phải do đối thủ cạnh tranh áp dụng giá tốt hơn không?

Trên đây là 10 cách tính KPI cho nhân viên kinh doanh mà CEO cần biết và có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp phân phối thì bài toán tính công lương, KPI cho Sales thị trường luôn luôn là bài toán khó. Vì vậy, ngoài 10 cách tính KPI trên thì doanh nghiệp cần một giải pháp toàn diện để hỗ trợ quản lý mục tiêu,  tính công lương một cách nhanh chóng và chính xác nhất. 

Thấu hiểu “nỗi đau” trên của doanh nghiệp phân phối, MBW đem tới giải pháp phần mềm MobiWork HR là giải pháp hỗ trợ thiết lập OKR, phân bổ mục tiêu, theo dõi và đo lường, tích hợp dữ liệu KPI, hỗ trợ tính công lương hoàn toàn khép kín và có khả năng tích hợp với các phần mềm khác như DMS, CMS…để tự động tính toán công lương. Giúp các doanh nghiệp phân phối có thể tiết kiệm thời gian, công sức đồng thời đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong công tác tính công lương, từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành – quản trị doanh nghiệp.

10-cach-tinh-kpi-cho-nhan-vien-kinh-doanh

11. Nâng cao hiệu quả quản lý KPI nhân viên kinh doanh với ERPNext

Việc xây dựng hệ thống KPI rõ ràng là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp thúc đẩy hiệu suất bán hàng và phát triển đội ngũ kinh doanh bền vững. Tuy nhiên, để các chỉ số KPI thực sự phát huy giá trị, doanh nghiệp cần một nền tảng giúp theo dõi liên tục, đo lường chính xác, và kết nối xuyên suốt với hệ thống vận hành.

Đây chính là lý do vì sao ERPNext – nền tảng ERP mã nguồn mở hàng đầu – được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quản lý KPI và hiệu suất đội ngũ kinh doanh.

Module HR của ERPNext hỗ trợ quản lý KPI toàn diện thông qua:

  • Thiết lập và phân bổ KPI theo từng phòng ban, cá nhân
  • Theo dõi tiến độ KPI theo thời gian thực, hiển thị trên dashboard trực quan
  • Ghi nhận và đánh giá hiệu suất định kỳ, kết hợp ghi nhận feedback từ 3 bên (Quản lý – Nhân viên – Đồng nghiệp)
  • Liên kết KPI với quy trình tính lương, thưởng, tăng bậc
  • Quản lý mục tiêu theo mô hình OKR 
  • Theo dõi toàn bộ quá trình làm việc, đào tạo và phát triển nhân sự
  •  Lưu trữ đầy đủ lịch sử đánh giá KPI và quyết định điều chỉnh

Thay vì phụ thuộc vào các file Excel rời rạc, ERPNext giúp bạn số hóa toàn bộ hành trình từ thiết lập mục tiêu – theo dõi hiệu suất – đánh giá kết quả, đồng thời đảm bảo tính minh bạch, chính xác và nhất quán trong đánh giá nhân viên.

Việc triển khai ERPNext để quản lý KPI, hiệu suất và toàn bộ quy trình nhân sự đòi hỏi một đội ngũ có hiểu biết sâu về cả công nghệ lẫn vận hành doanh nghiệp. Với kinh nghiệm triển khai thực tế hàng chục dự án ERPNext tại Việt Nam, MBW Digital là đối tác lý tưởng đồng hành cùng bạn trong hành trình chuyển đổi số.

MBW Digital hỗ trợ bạn từ A-Z:

  • Tư vấn quy trình và cấu trúc KPI phù hợp với ngành nghề
  • Triển khai hệ thống ERPNext HR nhằm đáp ứng chính xác yêu cầu quản lý nhân sự, tính lương và hiệu suất của từng doanh nghiệp
  • Đào tạo đội ngũ sử dụng hệ thống hiệu quả
  • Bảo trì, nâng cấp và đồng hành dài hạn cùng doanh nghiệp

Liên hệ MBW Digital ngay hôm nay để được tư vấn giải pháp ERPNext phù hợp với chiến lược quản trị nhân sự và tăng trưởng đội ngũ kinh doanh của bạn!

Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về giải pháp MobiWork HR, mời quý doanh nghiệp tham khảo bài viết đầy đủ tại đây.

Đăng ký dùng thử phần mềm:

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Bài viết liên quan:

  • Phần mềm DMS là gì?
  • Ưu đãi nhân đôi – Tiết kiệm vượt trội khi triển khai MobiWork DMS dịp 30/4
  • Câu chuyện Kinh Đô “bán mình” cho Mondelez để nuôi giấc mơ lớn và hành trình quay trở lại để cạnh tranh với chính mình
  • 3 chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh trong phân phối sản phẩm
  • 10 phương pháp kiểm kê hàng tồn kho đơn giản dành cho nhân viên kho
  • Những nội dung cơ bản về tổ chức và quản lý kênh phân phối
Rate this post

Bài viết có mang lại thông tin bổ ích cho bạn không ?
Hãy đăng ký nhận bản tin định kỳ ngay nhé.

 

Từ khóa
chỉ số KPIKPI nhân viên

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

MobiWork DMS
null

090.150.8000

Hotline/Zalo tư vấn sản phẩm nhanh và hiệu quả
null

1900.400.008

Tổng đài chăm sóc và hỗ trợ khách hàng
null

Facebook Fanpage

Phản hồi khách hàng thông qua Facebook Fanpage
null

Youtube Channel

Cập nhật trực quan cách sử dụng phần mềm DMS

Công ty Cổ phần Công nghệ MobiWork Việt Nam

Trụ sở chính:
Khu văn phòng Tầng 3, Toà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Chi nhánh Miền Nam:
Tầng 6, Tòa Parami, Số 140 Bạch Đằng 2, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Email:
Support@mobiwork.vn
Mã số thuế:
0107042644

MBW

Về MBW DMS là gì? Blog MobiWork MBW Profile Bảng giá

Giải pháp/Dịch vụ

MobiWork DMS MobiWork Next MobiWork BI BI - Quản trị phân phối dựa trên dữ liệu AI - Trưng bày sản phẩm

Lĩnh vực

Vật tư nông nghiệp Thiết bị điện Đồ uống Dược phẩm Hàng tiêu dùng
Chính sách bảo hành Thỏa thuận sử dụng dịch vụ Chính sách bảo mật thông tin
mbw digital.mbw.vn fastwork.vn fastcons.fastwork.vn smartguard.vn

Copyright © 2015 by MobiWork VN ., JSC

GetLead ERPNext

GetLead ERPNext

Đăng ký tư vấn triển khai ERPNext

Cho dù bạn là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn, chúng tôi đều có thể hỗ trợ bạn

Getlead MobiWork ERPNext

Getlead MobiWork ERPNext

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chúng tôi sẽ liên hệ sớm trong 2h làm việc

Chọn các nhu cầu mà Anh/chị đang quan tâm *

Getlead MobiWork

Getlead MobiWork

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chúng tôi sẽ liên hệ sớm trong 2h làm việc