Supply chain (chuỗi cung ứng) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Hậu quả để lại của đại dịch Covit-19 đã khiến các doanh nghiệp hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của Supply chain.
Vậy cụ thể Supply chain là gì? và tại sao doanh nghiệp cần xác định mô hình chuỗi cung ứng? Câu trả lời được MobiWork DMS cung cấp tại bài viết sau đây.
Mục lục nội dung:
Supply chain (chuỗi cung ứng) là gì?
Supply chain (chuỗi cung ứng) được hiểu là toàn bộ hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ. Chuỗi cung ứng bao gồm giai đoạn đầu tiên như tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô cho đến bước cuối cùng là cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng.
Chuỗi cung ứng được bao gồm tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất, bao gồm các hoạt động liên quan ở mỗi giai đoạn, thông tin đang được truyền đạt, các nguồn nguyên vật liệu đang được biến đổi thành vật liệu hữu ích, các thành phần, nhân lực tạo nên thành phẩm hoặc dịch vụ.
“Supply Chain là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên vật liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống phân phối” – Theo trích dẫn từ “The evolution of Supply Chain Management Model and Practice” của Lee & Billington
Còn theo “Introduction to Supply Chain Management” của Ganeshan & Harrison thì Supply Chain là một chuỗi hay một quy trình bắt đầu từ: Nguyên vật liệu thô -> Sản phẩm/dịch vụ -> Người tiêu dùng cuối cùng. Supply Chain là một mạng lưới bao gồm các lựa chọn về: Thu mua nguyên liệu, biến đổi nguyên liệu qua khâu trung gian để tạo ra sản phẩm, nhà phân phối, phương tiện cung cấp sản phẩm đến khách hàng.
Tại sao doanh nghiệp cần xác định mô hình chuỗi cung ứng
Năm 2020, đại dịch ảnh hưởng đến mọi ngành, mọi lĩnh vực dẫn đến đứt đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Qua bài học đau thương từ 2020, rất nhiều doanh nghiệp đã xác định lại mô hình chuỗi cung ứng của mình, nhằm thích ứng với thời cuộc, nuôi hy vọng tăng trưởng trở lại.
Thiết lập sơ đồ Supply chain (chuỗi cung ứng) là bước quan trọng giúp nhà quản trị phân tích các yếu tố bên ngoài, trong quá trình hoạch định chiến lược. Tầm quan trọng của việc bố trí rõ ràng chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp xác định thị trường riêng và xác định được hướng phát triển trong tương lai.
Khi xây dựng chiến lược cấp công ty, nhà quản trị cần đưa ra quyết định về việc vận hành một ngành kinh doanh duy nhất hay tham gia vào các ngành khác có liên quan hoặc không liên quan. Mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng về cơ bản là một ngành khác nhau, chẳng hạn như khai thác và sản xuất nguyên liệu thô.
Chuỗi cung ứng cho phép nhà quản trị hiểu được các yếu tố, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh liên quan ở mỗi giai đoạn khác nhau. Từ đó cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về sức hấp dẫn hoặc khả năng cạnh tranh của các ngành mà doanh nghiệp có thể tham gia trong tương lai.
Tầm quan trọng của Supply chain (chuỗi cung ứng)
Supply chain management (Quản lý chuỗi cung ứng) chính là cách để nhà quản trị quản lý cung và cầu trong bộ máy của doanh nghiệp.
Nhờ quản lý Supply chain bài bản các doanh nghiệp tầm cỡ trên thế giới như Wal-Mart hay Dell có mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn các đối thủ cạnh tranh lên đến 4%-6%.
Việc quản lý chuỗi cung ứng đảm bảo đầu vào và đầu ra của sản phẩm/dịch vụ được kiểm soát ở mức tốt nhất. Ở đầu vào lượng hàng hóa được sản xuất được dự báo sát với nhu cầu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó giảm lượng hàng tồn kho, giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Ở đầu ra, doanh nghiệp cung cấp đủ số lượng sản phẩm/dịch vụ, làm hài lòng khách hàng, thu được lợi nhuận và doanh số.
Lợi ích Supply Chain
Thiết lập và quản lý Supply chain (chuỗi cung ứng) thông minh mang đến nhiều lợi ích và tăng trưởng cho các doanh nghiệp, nhất là các nhà sản xuất, nhà bán lẻ. Có thể kể đến một số minh chứng về lợi ích và tầm quan trọng của chuỗi cung ứng như:
- Chi phí cho Supply Chain Management giảm từ 25–50%
- Lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp giảm từ 25–60%
- Dự báo sản xuất chính xác tăng từ 25–80%
- Vòng cung ứng đơn hàng được cải thiện lên 30–50%
- Tăng lợi nhuận sau thuế đến 20%
Hầu hết các doanh nghiệp SME tại Việt Nam thường lựa chọn tìm kiếm các đơn vị chuyên phụ trách hậu cần. Muốn tồn tại và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng một bộ phận quản lý Supply chain hoặc thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ Supply chain bên ngoài. Chỉ khi làm tốt được điều này, bộ máy của doanh nghiệp mới vận hành suôn sẻ, giảm thiểu các rủi ro, tăng sức cạnh tranh, tăng doanh thu và tăng trưởng vững mạnh.
Ví dụ về Supply chain (chuỗi cung ứng)
Hiện nay có rất nhiều mô hình chuỗi cung ứng thành công tại các doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, với mọi quy mô khác nhau. Trong đó có thể kể đến hai hình thức chuỗi cung ứng điển hình như:
Chuỗi cung ứng chung
Chuỗi cung ứng chung bắt đầu với việc thu mua và khai thác nguyên liệu thô. Sau đó, nguyên liệu thô được nhà cung cấp dịch vụ hậu cần đưa đến nhà cung cấp đóng vai trò là người bán buôn. Những nguyên liệu này sẽ được đưa đến một nhà sản xuất, hoặc các nhà sản xuất khác nhau. Tại đây nhà sản xuất sẽ tinh chỉnh, xử lý và chế biến chúng thành sản phẩm cuối cùng.
Sản phẩm thành phần sẽ được chuyển đến một nhà phân phối bán buôn, sau đó được chuyển đến một hoặc nhiều nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ sẽ trưng bày và bán các sản phẩm trong cửa hàng của mình cho người tiêu dùng cuối cùng. Khi người tiêu dùng đã mua sản phẩm, chuỗi cung ứng sẽ hoàn thành chu trình của mình. Sau đó chu trình này lại bắt đầu quay trở lại bằng việc mua nguyên liệu thô và các bước lặp lại.
Chuỗi cung ứng của một công ty thương mại điện tử
Trong ví dụ này, một doanh nghiệp thương mại điện tử điều hành một trang web bán nhiều sản phẩm khác nhau. Khi khách hàng truy cập vào trang web để đặt một sản phẩm, đơn đặt hàng sẽ được xử lý thông qua các công nghệ như: Giỏ hàng, Thanh toán, Hệ thống đặt hàng hoặc các sản phẩm của bên thứ ba như Shopify. Sau đó, bộ xử lý thanh toán hoạt động và xử lý giao dịch thanh toán cho đơn đặt hàng, quy trình này thực sự đã mở ra một chuỗi cung ứng mới.
Các công ty, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử sẽ sử dụng bộ xử lý thanh toán hệ thống của riêng họ. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp sẽ thuê các bên thứ ba như PayPal và VnPay. Các bên thứ ba được thuê này lại liên quan đến các ngân hàng và các nhà cung cấp khác. Khi đơn đặt hàng sản phẩm được xử lý, nhà kho sẽ nhận đơn đặt hàng và đảm bảo sản phẩm đã sẵn sàng để giao.
Các công ty kinh doanh kho bãi có thể là nhà cung cấp dịch vụ hậu cần nội bộ hoặc bên thứ ba như: Giao hàng nhanh, Viettel Post, Giao hàng tiết kiệm,… Sau đó, đơn hàng được chuyển từ kho đến công ty vận chuyển. Một lần nữa, việc vận chuyển có thể là vận tải nội bộ hoặc công ty vận tải bên thứ ba. Sau khi giao hàng, gói hàng đến cửa khách hàng và khách hàng đã nhận được.
Supply chain (chuỗi cung ứng) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc lựa chọn và quản lý tốt chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh, tăng doanh thu, tăng lượng khách hàng và phát triển vững mạnh.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Giải pháp tích hợp MobiWork DMS với Odoo ERP – Tối ưu hóa quản trị và phân phối
- Tối Ưu Hóa Quản Lý Kênh Phân Phối Toàn Diện Qua Tích Hợp MobiWork DMS Và Fast ERP
- Tích Hợp MobiWork DMS Với ERP Bravo: Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Quản Lý Kênh Phân Phối
- Tổng kết Webinar: Quản trị doanh nghiệp phân phối toàn diện và chuyên sâu với Mobiwork Next
- [MobiWork DMS] Có gì mới trong phiên bản nâng cấp Quý II năm 2024 – Mời bạn khám phá