Xuất phát từ một gia đình làm nghề bánh kẹo truyền thống, đến nay, Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng (Bánh kẹo Bảo Hưng) đã có những bước chuyển lớn, trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo uy tín trong nước và trên Thế giới. Câu chuyện về ứng dụng công nghệ, thúc đẩy số hóa trong khâu vận hành, quản lý của doanh nghiệp này khiến không ít người phải tò mò.
Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng đã khẳng định tên tuổi của mình trong ngành tiêu dùng nhanh (FCMG) nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng. Các sản phẩm bánh kẹo nổi bật như: Omeli, The Legend, Topplus… có độ phủ thị trường lớn ở cả trong nước và quốc tế.
Chính vì thế, riêng thị trường trong nước, Bảo Hưng đã có gần 90.000 nhà phân phối lớn, nhỏ trải dài 3 miền. Những nhà phân phối/ đại lý của Bảo Hưng len lỏi đến từng ngõ ngách nhỏ, từ miền núi đến hải đảo…
Ông Nguyễn Thái Hiển – Giám đốc bán hàng toàn quốc của công ty chia sẻ:
Nhà phân phối là đối tượng quan trọng quyết định đến doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà phân phối tốt không phụ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ mà yếu tố quyết định là tính phù hợp với sản phẩm. Ngoài những điều kiện cần như vốn, cơ sở hạ tầng… thì nhà phân phối phải có chất lượng dịch vụ, uy tín trên thị trường. Đặc biệt, đó là những đối tác đầu tiên của công ty, nên phải là đơn vị có chung định hướng kinh doanh.
Ban đầu, Bảo Hưng quản lý số liệu về nhà phân phối thông qua đội ngũ giám sát bán hàng và nhân viên bán hàng thị trường. Đội ngũ này sử dụng sổ sách, giấy tờ để ghi chép lại thông tin về đơn hàng, hàng tồn kho, chỉ tiêu… dẫn đến tình trạng sai lệch, thất thoát dữ liệu. Việc âm kho là chuyện thường xuyên xảy ra với cách quản lý truyền thống này.
Vì những bất cập đó, tuy đã tìm được các nhà phân phối phù hợp với sản phẩm nhưng việc hợp tác còn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây cũng là một trong những lý do khiến Bảo Hưng quyết định áp dụng công nghệ vào khâu quản lý hệ thống phân phối.
Ông Nguyễn Thái Hiển chia sẻ thêm:
Công nghệ chỉ là công cụ hỗ trợ con người. Tuy nhiên tôi phải khẳng định việc áp dụng công nghệ mang lại những thành tựu rất lớn. Từ những số liệu xác thực nhất do công nghệ hỗ trợ, chúng tôi đã hoạch định về mặt chiến lược rất rõ ràng, hiệu quả. Áp dụng công nghệ là việc không sớm thì muộn, doanh nghiệp FMCG nào cũng cần thực hiện.
Không chỉ trong khâu quản lý hệ thống phân phối, Bảo Hưng còn sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ sản xuất, bộ phận kế toán… hướng đến kết nối tổng thể các phần mềm để chủ động quản lý một cách thống nhất, liền mạch. Với định hướng làm việc đó, Bảo Hưng đã hình thành và phát triển từ một gia đình làm nghề truyền thống thành doanh nghiệp số hóa, có uy tín trên thị trường.
Lãnh đạo Bảo Hưng cũng gặp phải “bài toán” đau đầu khi toàn bộ hệ thống phân phối bắt đầu đi vào sử dụng phần mềm DMS (phần mềm giúp quản lý hệ thống phân phối, giám sát nhân viên bán hàng ngoài thị trường…). Khó khăn đó là thay đổi thói quen, cách làm việc truyền thống vốn đã đi sâu vào tiềm thức của đội ngũ nhân viên bán hàng thị trường.
“Đội ngũ sale rất thông minh, tuy nhiên họ có kĩ năng sử dụng công nghệ không đồng đều, lại luôn muốn làm theo bản năng và thói quen của bản thân. Những ngày mới áp dụng DMS, Bảo Hưng gặp phải những phản ứng rất tiêu cực của đội ngũ sale vì họ có tư tưởng “tôi yêu tự do””, ông Hiển chia sẻ.
Thậm chí, có nhiều nhân viên thị trường rời nhãn hàng vì quyết định này. Bởi lẽ, có người thì không thể làm quen với việc sử dụng công nghệ, có người lại cho rằng bản thân không muốn bị gò bó.
Đi vào vận hành, lãnh đạo công ty coi việc áp dụng công nghệ DMS là quy định bắt buộc nhưng vẫn động viên việc làm này bằng nhiều cách khác nhau. Việc nhân viên bán hàng thị trường check in, check out tại điểm bán; cập nhật số liệu, đơn hàng đầy đủ sẽ được thưởng một khoản tiền nhất định. Cùng với đó, mỗi cấp lãnh đạo đều nhiệt tình tuyên truyền, dẫn dắt từ từ và linh hoạt phần mềm DMS với nhân viên thị trường.
Với những nhân sự mới, điều khoản có điện thoại thông minh, biết sử dụng phần mềm DMS đã được đưa vào ngay khi tuyển dụng. Sau hơn 2 năm bắt tay với Công ty Cổ phần Công nghệ Mobiwork Việt Nam, toàn bộ hệ thống phân phối của Bảo Hưng đã sử dụng thành công ứng dụng Mobiwork DMS, thay đổi tích cực trong góc độ quản trị.
Cũng theo ông Thái Hiển:
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh và ứng dụng Mobiwork DMS, nhân viên bán hàng thị trường có thể tự phân luồng công việc, kiểm soát tiến độ KPI của mình. Giám sát bán hàng sẽ nắm bắt được nhân viên của mình đang làm việc ở đâu, đã thăm viếng bao nhiêu điểm bán. Các số liệu về hàng hóa, kho, công nợ… cũng được cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất. Hiện tượng sai kho, âm hàng trong kho hầu như không còn. Đồng thời tăng tính minh bạch, chính xác trong hoạt động hỗ trợ bán hàng.
Với lãnh đạo của Bảo Hưng, Mobiwork DMS không hoàn toàn thay thế con người nhưng đang hỗ trợ rất nhiều trong công việc của người điều hành và nhân viên bán hàng thị trường. Những dữ liệu được thể hiện trên Mobiwork DMS đã giúp nhà quản lý phân tích độ bao phủ của sản phẩm, tình trạng của mỗi nhà phân phối, mỗi nhân viên bán hàng…
Từ đó, nhà quản lý của Bảo Hưng đã đưa ra những quyết định chính xác trong chiến lược marketing, chiến lược bán hàng phù hợp cho từng khách hàng và tăng trưởng kinh doanh cho công ty. Trên đà tăng trưởng nhanh, Bảo Hưng bước vào những giai đoạn chuyển mình tiếp theo, cung cấp sản phẩm đa dạng và chất lượng, đưa thương hiệu bánh kẹo Việt Nam vươn xa hơn.
Đăng ký ngay để dùng thử miễn phí phần mềm DMS.
- Bia Hà Nội – Thanh Hóa hợp tác cùng MobiWork DMS trong quản lý hệ thống phân phối
- MobiWork DMS – Giải pháp Quản Lý 500 Sales Hiệu Quả Của Datafa
- AP Saigon Petro vận hành kênh phân phối trên nền tảng công nghệ MobiWork DMS
- CEO TB Food: Khởi nghiệp rất nhiều chông gai, nhưng mình phải dẫm lên gai thì nó mới thành
- EUROSUPER và hành trình 20 năm “Buôn thời gian – Bán ánh sáng”
- Dược phẩm Bến Tre ứng dụng công nghệ mở rộng thị phần trong nước