Nhân viên bán hàng siêu thị bao gồm những vị trí bán hàng đa dạng khác nhau. Mỗi nhân viên siêu thị thường làm việc tại một hoặc nhiều khu vực, từ quầy hàng rau củ cho đến quầy gia dụng hay thực phẩm. Vậy cụ thể công việc của nhân viên siêu thị là gì?
Câu trả lời sẽ được MobiWork DMS cung cấp tại nội dung bài viết sau đây.
Mục lục nội dung:
Lịch sử phát triển mô hình siêu thị và công việc của một nhân viên bán hàng siêu thị
Từ những năm 1800, các cửa hàng tạp hóa đã được thành lập tại Hoa Kỳ. Những cửa hàng ban đầu đó không có nhiều loại hàng hóa và nhãn hiệu. Hầu hết các cửa hàng đều chuyên về một lĩnh vực như bánh mì, cá hoặc sản phẩm tươi sống. Ngay cả những cửa hàng ban đầu này đã có nhóm nhân viên bán hàng để giúp người chủ cửa hàng điều hành công việc kinh doanh. Vào thời điểm đó, đội ngũ nhân viên bán hàng vẫn còn thô sơ và chưa có sự chuyên nghiệp.
Cho đến đầu những năm 1900, các cửa hàng “mom and pop” nhỏ đã mở cửa. Những cửa hàng này là sự khởi đầu của ngành công nghiệp tạp hóa hiện đại. Ngay sau đó, một số cửa hàng đã mở rộng thành chuỗi cửa hàng, từ đây vai trò của nhân viên bán hàng siêu thị đã trở nên quan trọng hơn.
Trong khi công nghệ đang dần loại bỏ các vị trí làm việc trong các ngành công nghiệp khác nhau. Thì tại các cửa hàng bán lẻ đã ứng công nghệ một cách khôn ngoan khi kết hợp với đội ngũ nhân viên bán hàng. Công nghệ mang đến hiệu quả và dịch vụ khách hàng tốt hơn, tuy nhiên nhân viên bán hàng ngoài thị trường hay nhân viên bán hàng siêu thị vẫn vô cùng cần thiết.
Các vị trí công việc của nhân viên bán hàng siêu thị
Có rất nhiều công việc cần được thực hiện trong cửa hàng tạp hóa, mỗi nhiệm vụ lại có sự khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số công việc chính của nhân viên bán hàng tại siêu thị như:
Nhân viên thu ngân
Công việc đầu tiên trong một cửa hàng tạp hóa mà hầu hết mọi người nghĩ đến chính là thu ngân. Nhân viên thu ngân là tuyến đầu của siêu thị trong việc thực hiện dịch vụ khách hàng.. Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ chào đón khách hàng, quét hàng hóa, ghi phiếu giảm giá, xuất trình hóa đơn, thanh toán và giúp khách hàng đóng gói hàng hóa. Mỗi nhân viên thu ngân có nhiệm vụ giữ cho khu vực làm việc của mình luôn sạch sẽ và ngăn nắp.
Nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng ngoài nhiệm vụ tư vấn sản phẩm có nhiệm vụ đóng gói hàng tạp hóa hoặc giúp khách hàng vận chuyển túi hàng hóa ra xe. Các vị trí nhân viên bag boys hoặc baggers sẽ có nhiệm vụ thu gom các xe đẩy hàng từ bãi đỗ xe và bảo trì cho những xe đẩy này.
Nhân viên kho
Nhân viên kho đóng vai trò hậu trường quan trọng trong siêu thị. Họ giúp bốc dỡ xe tải, kiểm tra hàng hóa, kệ hàng và theo dõi hàng tồn kho. Khi khách hàng tới mua hàng khi muộn hoặc sáng sớm, có thể thấy những nhân viên này đang bận rộn chuẩn bị hàng hóa cho khách hàng của ngày hôm sau.
Nhân viên chuyên biệt
Chuyên môn hóa là xu hướng quan trọng trong ngành tạp hóa. Do tính cạnh tranh nên nhiều cửa hàng đã bổ sung thêm các dịch vụ và tiện ích để thu hút và giữ chân khách hàng. Một số nhân viên bán hàng sẽ đảm nhận các công việc mang tính chuyên môn như: làm bánh, gói hoa, dịch vụ trông đồ, bán đồ ăn nhanh,,… Các lĩnh vực này sẽ đòi hỏi người lao động phải có kiến thức đào tạo chuyên ngành cũng như kinh nghiệm trong ngành hàng tiêu dùng bán lẻ.
Dược sĩ
Nhiều chuỗi siêu thị có quy mô lớn thường có nhà thuốc tại chỗ. Trong trường hợp này các siêu thị sẽ có thêm vị trí nhân viên bán thuốc. Công việc của các dược sĩ là điền đơn thuốc cho khách hàng và tư vấn về cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
Một số vị trí công việc khác
Ngoài ra còn có nhiều vị trí hỗ trợ chuyên biệt trong siêu thị, chẳng hạn như: nhân viên an ninh, người trông xe, nhân viên tuyển dụng, nhân viên quảng cáo, nhân viên tiếp thị, chuyên gia công nghệ thông tin, các chuyên gia quan hệ công chúng và cộng đồng, nhân viên kế toán và tài chính có trình độ.
Công việc của nhân viên siêu thị
Nhân viên siêu thị có nhiệm vụ lập báo cáo với trưởng bộ phận hoặc giám đốc cửa hàng. Nhân viên bán hàng trong siêu thị thường có giao tiếp trực tiếp với khách hàng, do vậy nhà quản lý có thể dựa vào thông tin từ đội ngũ nhân viên này để truyền đạt thông tin về nhu cầu, xu hướng tiêu dùng và các phản hồi từ khách hàng.
Theo số liệu của Bộ Lao động Hoa Kỳ, gần 30% nhân viên siêu thị làm việc bán thời gian. Đối với đối tượng lao động phải đi học, đã có gia đình hoặc công việc khác, giờ làm việc được sắp xếp theo thời gian rảnh (chẳng hạn như buổi tối và cuối tuần). Vì nhiều chuỗi cửa hàng mở cửa 24 giờ một ngày nên nhân viên có thể có lịch làm việc linh động vào ban ngày hoặc ban đêm. Giờ cuối tuần cũng rất quan trọng và hầu hết các cửa hàng tạp hóa đều mở cửa vào các ngày lễ.
Tất cả các công việc khác nhau của nhân viên siêu thị đều có một điểm chung quan trọng đó là hướng đến khách hàng. Trong kinh doanh hàng tạp hóa và ngành bán lẻ doanh số bán hàng tạp hóa trên toàn quốc tiếp tục tăng là rất quan trọng. Trách nhiệm chính của tất cả nhân viên siêu thị là phục vụ khách hàng. Đôi khi họ cũng có nhiều nhiệm bên lề khác như: dọn dẹp và giữ khu vực làm việc sạch sẽ, thu gom xe đẩy hàng từ bãi đỗ xe và kiểm tra hạn sử dụng của hàng hóa.
Yêu cầu nghề nghiệp đối với nhân viên bán hàng siêu thị
Để trở thành nhân viên bán hàng cũng như nhân viên siêu thị, người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Tốt nghiệp trung học phổ thông
Nhiều lao động làm việc trong siêu thị mới tốt nghiệp cấp 3 hoặc đang học cấp 3. Do nhiều lao động chuyển sang các ngành nghề khác nên cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất lớn. Ở trường trung học, các ứng viên nên tham gia các khóa học về tiếng Anh, toán học, kinh doanh và máy tính để học các kỹ năng cơ bản của hầu hết các nhân viên siêu thị.
Đào tạo sau trung học
Đào tạo sau trung học không bắt buộc trong ngành tạp hóa nhưng lại được nhiều đơn vị khuyến khích khi áp dụng vào lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như tiệm bánh hoặc cho các vị trí quản lý. Các cửa hàng tạp hóa/siêu thị thường cung cấp chương trình đào tạo tại chỗ và đánh giá cao những nhân viên có khả năng học hỏi nhanh chóng trong khi làm việc.
Chứng nhận hoặc chứng chỉ
Để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, hầu hết các chuỗi cửa hàng, siêu thị lớn đều yêu cầu các nhân viên chuyên biệt như người làm bánh, nhân viên bán đồ nguội, bán thịt phải có giấy chứng nhận sức khỏe và trải qua các cuộc kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Các cuộc kiểm tra này thường được thực hiện bởi các đơn vị Y tế uy tín để đảm bảo rằng người đó không mắc các bệnh truyền nhiễm và nhiễm trùng da.
Những yêu cầu khác
Yêu cầu quan trọng nhất đối với nhân viên bán hàng siêu thị là khả năng làm việc theo nhóm. Bởi tính chất môi trường làm viêc tại đây yêu cầu làm việc với đa dạng từ các vị trí như đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới và cả khách hàng.
Khả năng làm theo hướng dẫn cũng như tính chính xác và trung thực là những phẩm chất mà tất cả nhân viên siêu thị cần có.
MobiWork DMS vừa cung cấp những thông tin về lịch sử hình thành và phát triển siêu thị cùng các vị trí công việc phổ biến trong siêu thị hiện nay. Qua nội dung bài viết trên đây hy vọng chúng tôi đã mang đến các thông tin hữu ích tới các bạn.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Tích hợp DMS và CRM: Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng toàn diện cho Doanh nghiệp
- Cánh tay nối dài của SAP ERP: Tích hợp MobiWork DMS để quản lý hiệu quả kênh GT