Sale supervisor – giám sát bán hàng không còn là một ngành nghề mới trong thị trường lao động hiện nay. Những doanh nghiệp lớn với hệ thống phân phối và lực lượng lao động khổng lồ không thể bỏ trống chức vụ này. Khi thị trường ngày càng mở rộng, miếng bánh thị phần không còn chia đều cho các công ty, ban lãnh đạo buộc phải đẩy mạnh số lượng nhân viên giám sát bán hàng để đảm bảo quỹ đạo phát triển cho doanh nghiệp. Chính vì thế, công việc này dẩn trở thành một nghề hot trong thị trường lao động và tuyển dụng ngày nay.
Giám sát bán hàng – Vai trò chuyên biệt
Các doanh nghiệp buộc phải tung ra thị trường hàng loạt chiến lược tiếp thị cạnh tranh để “giành giật” khách hàng. Từ những chương trình thẻ tích điểm, giảm giá với thẻ ưu đãi, mua 1 tặng 1 cho đến các gói hỗ trợ mua sản phẩm trả góp với lãi suất 0%, đội ngũ nhân viên marketing vẫn đang nỗ lực tìm ra những giải pháp mới để giành thị phần, phát triển doanh nghiệp, tăng lợi nhuận sau mỗi lần áp dụng.
Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là giành vị thế vững chắc, thậm chí độc tôn, trong sự lựa chọn của người tiêu dùng.
Bên cạnh việc đẩy mạnh số lượng đội ngũ kinh doanh, hệ thống phân phối, doanh nghiệp cần giám sát bán hàng để có thể huy động mọi nguồn lực tại cơ sở, đồng thời quản lý, nâng cao hiệu quả của đội ngũ bán hàng ngoài thị trường. Với sự am hiểu thị trường và tâm lý khách hàng, giám sát bán hàng luôn biết cách tận dụng lợi thế từ các nhân viên bán hàng, nhân viên đại lý, đại lý để đưa doanh nghiệp đi lên.
Theo thống kê, kết quả của các chương trình khuyến mại của một công ty tại nhiều khu vực là khác nhau. Bên cạnh những khách hàng nhiệt tình hưởng ứng ở địa phương này là rất nhiều vấn đề ở địa phương khác. Các chuyên gia phân tích nhận định, kết quả của mỗi chiến dịch phụ thuộc gần 90% vào kinh nghiệm và sự tận tâm của nhân viên giám sát bán hàng phụ trách theo từng khu vực.
Giám sát bán hàng với xuất phát điểm là nhân viên bán hàng
Với vai trò to lớn và quan trọng của người giám sát trong các chiến dịch marketing cũng như phân phối hàng hóa ra thị trường, người đảm nhiệm vị trí này phải có kiến thức sâu rộng và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng. Hiện tại, việc định nghĩa chính xác về vai trò và trách nhiệm của giám sát kinh doanh là rất khó khăn. Làm sao để phân biệt Quản lý bán hàng ngoài thị trường – Field Sales Manager với một nhân viên bán hàng cao cấp – Senior Sales Rep?
Nền kinh tế rơi vào khó khăn, các doanh nghiệp liên tục áp dụng chiến lược cắt giảm chi phí và nhân viên. Vì thế, nhân viên bán hàng cao cấp thường được lựa chọn nhiều hơn.
Công việc của các giám sát không có trường lớp nào từng đào tạo. Cho nên, họ phải tự học hỏi qua kinh nghiệm để giúp sinh lời cho doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp muốn thực sự sở hữu nhân tài, phải tuyển chọn kỹ lưỡng và đào tạo các bước từ cơ bản đến nâng cao cho giám sát bán hàng.
Nhân viên bán hàng có rất nhiều lợi thế để thăng tiến thành giám sát bán hàng hơn những người chưa từng tiếp xúc với thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhân viên kinh doanh giỏi nhưng vẫn thiếu kinh nghiệm để trở thành giám sát bán hàng.
Do đó, nhân viên kinh doanh phải có tố chất, biết cải thiện các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, lập kế hoạch, quản lý, lãnh đạo nhân viên, tạo tầm ảnh hưởng với người khác… để có thể thăng tiến.
Giám sát bán hàng và những điều kiện cần
Các nhân viên giám sát bán hàng cần nâng cao hiểu biết thị trường và kỹ năng lãnh đạo đội ngũ. Bởi một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Giám sát bán hàng là lên kế hoạch bán hàng cho từng nhân viên, xây dựng sơ đồ và chia tuyến bán hàng. Như vậy, họ phải là một nhà kinh doanh tài ba, biết cách biến ước mơ của nhà sản xuất thành mục tiêu chung của nhà phân phối và đội ngũ bán hàng.
Họ cũng phải rèn luyện sự nhạy bén và tinh tường khi cơ hội đến, biết cách huy động mọi nguồn lực để biến cơ hội thành lợi nhuận và ưu thế cạnh tranh của sản phẩm. Họ phải biết suy nghĩ và hành động độc lập để đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thực tiễn, tính toán lợi nhuận và chi phí cho nhà phân phối để đưa ra được chiến lược phù hợp.
Ngoài ra, giám sát bán hàng còn phải là người có khả năng truyền lửa cho nhân viên, thúc đẩy động lực làm việc, gia tăng năng suất bán hàng của nhân viên thị trường. Quan trọng hơn, một Giám sát viên phải luôn nắm được nhân viên của mình đang đi đâu, làm gì ngoài thị trường, hiệu quả công việc thế nào.
Để làm được những điều đó, một công cụ quản lý bằng công nghệ luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi giám sát bán hàng. Bởi đặc tính nghề nghiệp, đối tượng cần quản lý giám sát là các nhân viên ngoài thị trường, đây là đội ngũ luôn luôn di động và khó kiểm soát được hành tung cũng như hiệu quả công việc, vì vậy, một tính năng GIÁM SÁT NHÂN VIÊN của phần mềm quản lý hệ thống phân phối Mobiwork DMS sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho Giám sát viên.
Việc phân chia và quản lý tuyến bán hàng cũng không thể cứ thực hiện thủ công rồi mong chờ sự hiệu quả vượt trội. Để quản lý một cách thông minh và không bỏ sót bất kì khách hàng nào cần có sự chung tay góp sức của Mobiwork DMS.
Với xu hướng thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đua nhau giành giật từng “miếng bánh thị trường”. Mỗi Giám sát viên đều như một vị tướng ngoài biên ải với sứ mệnh cố thủ thành trì và mở rộng phạm vi phân phối của doanh nghiệp.
Hãy gọi 090 150 8000 để tìm hiểu và DÙNG THỬ MIỄN PHÍ cách thức mà chúng tôi có thể giúp bạn.
Bài viết liên quan :