Chuỗi cung ứng hàng hóa đứt đoạn trong thời gian dài do tác động của dịch Covid-19. Tuy nhiên tới thời điểm này, Việt Nam đã cơ bản khống chế được làn sóng dịch lần thứ 4, phổ cập vaccine và từng bước đưa người dân trở lại nhịp sống “bình thường mới”. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp (DN) cùng bắt tay vào tìm cách hoá giải những khó khăn để từng bước vực lại sản xuất, khôi phục kinh doanh.
Sức khỏe tài chính doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19
Có thể nói, tài chính giống như dòng máu lưu thông trong một cơ thể sống là doanh nghiệp. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến doanh nghiệp, tạo ra các chỉ số tiêu cực về tài chính – những “cục máu đông” mà chủ doanh nghiệp cần phát hiện và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
Dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài gây nên nhiều tác động tiêu cực đến doanh nghiệp sản xuất – phân phối. Đặc biệt, nó bào mòn sức khỏe tài chính và đẩy DN trong nước vào tình thế khó:
- Thứ nhất, khó khăn về vốn: Dòng tiền bị thiếu hụt nghiêm trọng khiến doanh nghiệp rất khó khăn để trang trải các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thiếu hụt dòng tiền cũng khiến hầu hết doanh nghiệp khó có thể trả lãi các khoản vay ngân hàng đúng hạn, dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn, khó có thể tiếp cận các khoản vay mới.
- Thứ hai, khó khăn về sản phẩm: Giá thành nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển tăng cao tạo ra sức ép lên chi phí sản xuất. Trong khi đó không thể tăng giá thành sản phẩm vào thời điểm này khiến doanh nghiệp rơi vào thế bí.
- Thứ ba, khó khăn về hoạt động bán hàng: Do tâm lý tiết kiệm chi tiêu mùa dịch nên sức mua của người tiêu dùng giảm. Đặc biệt, ngoài mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, đồ dùng cá nhân vẫn giữ được doanh thu, còn lại với những mặt hàng khác thì tốc độ bán hàng chậm hơn hẳn. Thêm vào đó, nhân viên sales bị hạn chế di chuyển, không thể đến từng đại lý, điểm bán chăm sóc, lên đơn hàng như trước kia. Khó khăn đến từ cả 2 phía, đẩy doanh nghiệp phân phối đứng trước nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng.
- Thứ tư, khó khăn về nhân sự: Thực tế nhiều doanh nghiệp nằm trong khu vực bị phong tỏa, nhân viên đi cách ly nên ảnh hưởng đến kế hoạch công việc cũng như tâm lý người lao động. Bên cạnh đó, cũng có nhiều DN buộc phải cắt giảm nhân sự hoặc thậm chí nhân viên sales tự xin nghỉ việc do không muốn phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm bệnh khi đi thị trường. Theo kết quả khảo sát của MobiWork, các DN chỉ tự tin rằng có khoảng 70% nhân sự sẽ quay trở lại làm việc sau khi kết thúc giãn cách. Còn 30% có thể nghỉ hẳn để chuyển hướng sang 1 lĩnh vực khác. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại của các doanh nghiệp khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với vị trí sales/ trình dược viên đòi hỏi kỹ năng bán hàng và am hiểu ngành hàng.
Số doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc thậm chí phá sản đang tăng cao khó lường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố, hiện nay, mỗi ngày có hơn 350 doanh nghiệp đang bị “thanh lọc”, tương đương trung bình mỗi tháng có 10.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tính riêng 8 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường lên tới con số 85.500.
Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định rút lui của doanh nghiệp, do Covid-19, do đầu ra đứt gãy, do chi phí hoạt động tăng quá cao, hay có thể do thay đổi ngành nghề, chiến lược kinh doanh… Cho dù là nguyên nhân nào thì đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội.
Con đường nào để “vực dậy” chuỗi cung ứng hàng hóa?
Tìm kiếm câu trả lời cho doanh nghiệp tại: Hội thảo: “Vực dậy” chuỗi cung ứng hàng hóa sau giai đoạn bình thường mới
Ứng phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong giai đoạn này. Chính các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Làm thế nào để “vực dậy” chuỗi cung ứng hàng hóa giai đoạn bình thường mới?
Để cùng thảo luận và giải quyết bài toán trên, ngày 12/10/2021, MobiWork Việt Nam tổ chức Webinar “Vực dậy” chuỗi cung ứng hàng hóa giai đoạn bình thường mới với sự đồng hành của Công ty TNHH phân phối Tiên Tiến (Advanced Distribution – AD) và Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Đông Á (Dong A Pharma)
Diễn giả sự kiện:
- Chị Đỗ Thị Kim Sang – Giám đốc ngành hàng Mead Johnson & AkzoNobel, Công ty TNHH phân phối Tiên Tiến
- Anh Đinh Văn Lộc – Chủ tịch HĐQT Công ty Thương mại Dược phẩm Đông Á
- Anh Hoàng Thế Anh – Giám đốc kinh doanh Công ty CP Công nghệ MobiWork Việt Nam
Trên thực tế, sau thời gian giãn cách kéo dài, DN rất trông chờ ngày được hoạt động trở lại. Nhiều kịch bản phục hồi được đề ra ứng với từng khó khăn trong hoạt động kinh doanh của DN.
- Về mặt nguyên liệu đầu vào và khâu sản xuất, làm thế nào để tiết kiệm chi phí, ổn định tâm lý cho nhân viên quay trở lại công việc?
- Về logistics làm sao để nối liền con đường vận chuyển hàng hóa giao thương trong và ngoài nước?
- Về hệ thống phân phối, giải pháp nào để phát triển phân phối đa kênh/ đa nền tảng; kết nối trực tiếp nhà cung ứng & điểm bán/ đại lý khi nhân viên sales xin nghỉ việc và thúc đẩy nhu cầu mua hàng tăng cao trở lại?
Tất cả những vấn đề trên đều sẽ được chia sẻ trong buổi Webinar ngày 12/10/2021 sắp tới. Những kinh nghiệm thực tế đến từ các chuyên gia trong ngành phân phối FMCG, Dược phẩm và Công nghệ chắc chắn sẽ đem lại nhiều gợi ý giúp Nhà Quản Lý điều hướng giải pháp thích ứng với giai đoạn “bình thường mới” cho DN của mình.
Đăng ký tham gia Webinar tại: http://events.mobiwork.vn/event/vuc-day-chuoi-cung-ung-hang-hoa-sau-giai-doan-binh-thuong-moi/
Bài viết liên quan:
- Tổng kết Webinar: Quản trị doanh nghiệp phân phối toàn diện và chuyên sâu với Mobiwork Next
- [MobiWork DMS] Có gì mới trong phiên bản nâng cấp Quý II năm 2024 – Mời bạn khám phá
- Dịch vụ xây dựng báo cáo BI DashBoard chuyên sâu cho doanh nghiệp phân phối ngay trên nền tảng MobiWork DMS
- [Mới] Nâng cấp Báo cáo quản trị thông minh – BI Dashboard trên hệ thống MobiWork DMS
- Business Intelligence (BI) là gì? Quản trị hệ thống phân phối toàn diện với BI Dashboard có trong phần mềm MobiWork DMS
- Ra mắt giải pháp MBW ERP quản trị doanh nghiệp toàn diện và chuyên sâu cho lĩnh vực phân phối