Việc triển khai hoạt động kinh doanh trên nền tảng điện toán đám mây có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ có được vị thế cạnh tranh với các đối thủ lớn nhờ khả năng hoạt động linh hoạt và tiết giảm chi phí. Nhưng tại sao vẫn rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ “e ngại” trước vấn đề này?
Ngày nay, các dữ liệu thu thập được và việc phân tích, sử dụng chúng đang trở thành một yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh – thậm chí mang tính định hướng – đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ngay cả với những mô hình kinh doanh đơn giản.
Tuy nhiên, do chi phí đầu tư ban đầu và ngân sách bảo trì khá lớn, việc việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT toàn diện rất khó thực hiện đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, điện toán đám mây (ĐTĐM) được xem là phương án hữu hiệu giúp các họ cạnh tranh với các doanh nghiệp được trang bị đầy đủ hơn, trong khi vẫn giữ được mô hình kinh doanh tinh gọn với chi phí thấp. Mặc dù vậy, vẫn khá nhiều nhà quản lý lo ngại trước việc đưa DN của mình “lên mây”.
Theo các chuyên gia, thay vì những e ngại đó, họ nên tiếp cận loại hình dịch vụ CNTT này theo một cách thích hợp hơn. Dưới đây là ba mẹo dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ đang cân nhắc việc áp dụng các giải pháp ĐTĐM.
1. Hiểu rõ nhu cầu quản trị kinh doanh
Có quá nhiều lựa chọn khiến các doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu để bắt tay vào triển khai một ứng dụng đám mây phù hợp. Theo gợi ý của Tạp chí Kinh doanh Hartford, trước tiên các nhà quản lý nên xem xét cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại của doanh nghiệp và lựa chọn một hình thức dịch vụ phù hợp. Điều này sẽ giúp khoanh vùng những dịch vụ thực sự cần thiết, và thông qua việc tránh sa đà những dịch vụ không quan trọng, chi phí sẽ được giữ ở mức thấp.
Các ứng dụng điện toán đám mây doanh nghiệp hiện nay quan tâm: Phần mềm kế toán, phần mềm DMS giúp quản trị hiệu quả kênh phân phối, phần mềm ERP quản trị nguồn lực doanh nghiệp, CRM quản trị quan hệ khách hàng, POS phần mềm bán hàng…
2. Đảm bảo tính bảo mật tương ứng với yêu cầu kinh doanh
Nhiều nhà quản lý và giám đốc điều hành vẫn thận trọng chưa quyết định áp dụng do e ngại vấn đề bảo mật trong môi trường ĐTĐM. Họ muốn có chức năng và sự linh hoạt của nó, nhưng lại lo lắng dữ liệu có thể bị tổn hại.
Tờ Guardian cho rằng nỗi sợ hãi này có thể được giảm bớt thông qua việc thẩm định chi tiết và điều nghiên kỹ lưỡng các thỏa thuận dịch vụ của nhà cung cấp tiềm năng. Yêu cầu nhà cung cấp có chứng nhận ISO 27001 cũng như tuân thủ quy chuẩn PCI:DSS sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu đảm bảo an toàn cho các dữ liệu nhạy cảm.
Đối với các doanh nghiệp có nhiều dữ liệu nhạy cảm hơn, cần phải xác định được vị trí của dữ liệu để “khoanh vùng” và bảo vệ chúng. Các nhà quản lý muốn có biện pháp phòng ngừa đặc biệt nên biết vị trí địa lý của trung tâm dữ liệu nhằm phục vụ mục đích pháp lý trong trường hợp xảy ra vi phạm hoặc các vấn đề tuân thủ quy định.
3. Chức năng hỗ trợ đa nền tảng
Ngày nay, các nhân viên không nhất thiết phải làm việc tại một địa điểm cố định (BYOD workplace), một doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp đám mây nên đảm bảo các dịch vụ đám mây hỗ trợ tất cả các nền tảng. Nhân viên sẽ xử lý công việc hiệu quả hơn khi họ có thể truy cập vào tải công việc và dữ liệu thông qua các thiết bị di động của họ một cách thuận tiện.
4. Ứng dụng điện toán đám mây “hot” cho doanh nghiệp hiện nay
CRM được hiểu là quản lý quan hệ khách hàng. CRM giúp doanh nghiệp quản lý các tương tác với khách hàng ở thời điểm hiện tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai, từ đó hình thành các mối quan hệ trong kinh doanh. Đây được coi là một trong những ứng dụng điện toán đám mây cần thiết nhất hiện nay.
Khác với những ứng dụng CNTT nền tảng ĐTĐM khác, phần mềm DMS chú trọng vào hỗ trợ hoạt động bên ngoài thị trường của doanh nghiệp sản xuất phân phối. Bao gồm đo lường hiệu quả bán hàng, giám sát nhân viên bán hàng và tối ưu các tuyến; Giảm 70-80% công việc giấy tờ thủ công; tự động hóa bán hàng bằng di động ngay tại điểm bán bởi cơ chế gợi ý đơn hàng thông minh, đa phương thức. Việc kiểm soát hàng tồn ngoài thị trường, theo dõi độ phủ của sản phẩm, khách hàng bởi phần mềm DMS cũng hỗ trợ tối ưu hiệu quả kênh, đồng thời giảm triệt để chi phí điều hành. Các số liệu được cập nhật liên tục, thông minh, trung thực, không lo bị “xào nấu”.
Điển hình ứng dụng ĐTĐM thành công?
Sao Thái Dương, Lotte, Mead Johson, Ferroli,.. là những điển hình tiêu biểu đã triển khai thành công ứng dụng điện toán đám mây – phần mềm DMS. Từ thực tiễn chồng chéo giữa các kênh bán hàng và các bộ phận tham gia nay Sao Thái Dương đã tinh gọn bộ máy, tối ưu hiệu quả. Kết quả rõ rệt nhất là chi phí điều hành và phát triển kênh giảm, hiệu quả bán hàng của nhân viên tăng, độ trễ đơn hàng về 0 và thanh lọc hoàn toàn số liệu ảo.
Doanh nghiệp nhỏ có thể ứng dụng phần mềm DMS?
Không những có thể mà càng nên ứng dụng sớm DMS, như đã đề cập ở trên, ĐTĐM là công cụ để doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh với các “ông lớn” trong ngành. Và phần mềm DMS chắc chắn sẽ là vũ khí chủ lực cho các doanh nghiệp sản xuất phân phối.
- Áp dụng công nghệ trong quản lý trưng bày hàng hóa
- Trưng bày hàng hóa tại điểm bán – cuộc chiến không hồi kết
- Trưng bày hàng hóa – sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật
- Để trung thu là tết của chính doanh nghiệp bạn
- Trung thu – Doanh nghiệp nên lấy “tốc độ” làm thế mạnh
- Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp