O2O2O (online to offline to online) là một chiến lược kinh doanh nhằm thu hút người tiêu dùng từ kênh online đến cửa hàng mua sắm trực tiếp (kênh offline) sau đó tiếp tục chăm sóc khách hàng qua kênh online để giữa mối liên hệ và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm lần 2, lần 3, lần thứ n,… Mô hình kinh doanh O2O2O đang là xu hướng nổi bật trong các hoạt động trade marketing của doanh nghiệp phân phối – bán lẻ.
Mục lục nội dung:
Vận dụng mô hình kinh doanh O2O2O thành công như Salonpas
Tận dụng nguồn traffic tiềm năng trên kênh online để biến họ thành khách hàng thực sự – chiến lược thương mại hóa hoạt động marketing này được nhãn hàng Salonpas vận dụng rất khéo léo và đa dạng với mỗi tháng đều đặn tổ chức 1 – 2 chương trình.
Tiêu biểu và gần đây nhất là cuộc thi “Cùng cánh cụt ByeBye-FEVER: Khuấy động âm thanh, săn quà như ý”. Khách hàng biết đến cuộc thi thông qua các kênh social, website, sau đó đến hệ thống Pharmacity hoặc các hiệu thuốc trong danh sách mua ít nhất 1 sản phẩm Salonpas. Nhận mã QR code trên hóa đơn thanh toán tại Pharmacity hoặc thẻ cào của nhà thuốc truyền thống. Dùng điện thoại quét mã để truy cập game. Mỗi ngày sẽ có 9 lượt chơi/ tài khoản. Nếu muốn nhận thêm lượt chơi, khách hàng cần chia sẻ cuộc thi lên Facebook hoặc đến các điểm bán quy định mua thêm sản phẩm nhận mã mới.
Như vậy, với hoạt động trade marketing trên Salonpas đã vượt ra ngoài khuôn khổ của 1 chiến dịch trade tại điểm bán, hướng đến sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kênh online và offline. Một mũi tên trúng nhiều đích: vừa củng cố thương hiệu, thu thập data tệp khách hàng mới lên đến hàng chục nghìn người, lại vừa thắt chặt mối quan hệ với nhiều điểm bán (trong đó có cả chuỗi nhà thuốc hiện đại và hiệu thuốc truyền thống) để mở rộng hệ thống phân phối.
Hoạt động trên được gọi là mô hình kinh doanh O2O2O. Đây là 1 xu hướng chuyển dịch trong hoạt động trade marketing gần đây, mở ra cánh cửa cơ hội mới cho các doanh nghiệp sản xuất – phân phối tăng trưởng doanh thu. Cùng MobiWork vén màn bí ẩn để tìm hiểu O2O2O là gì và cách doanh nghiệp của bạn có thể triển khai thành công mô hình sáng tạo này?
Mô hình O2O2O trong phân phối là gì?
O2O2O (viết tắt của online to offline to online) là một chiến lược kinh doanh nhằm thu hút người tiêu dùng từ kênh online đến cửa hàng mua sắm trực tiếp (kênh offline) sau đó tiếp tục chăm sóc khách hàng qua kênh online để giữa mối liên hệ và thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm lần 2, lần 3, lần thứ n,…
Chữ O đầu tiên phải được hiểu là Online bởi bản chất của O2O2O là một chiến lược trade marketing được thiết kế đa tầng, lồng ghép giữa hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng và phát triển sản phẩm. Thay vì đổ tiền vào các kênh quảng cáo đắt đỏ như khung giờ vàng trên tivi, OOH (quảng cáo ngoài trời), thương hiệu sử dụng nền tảng online để tung các chiến dịch quảng cáo, đảm bảo độ phủ thương hiệu, tiếp cận đông đảo người tiêu dùng. Sau đó, kéo khách hàng tiềm năng đến với chữ O thứ 2 là kênh Offline để nâng cao trải nghiệm khi mua sắm trực tiếp. Chữ O thứ 3 chính là việc remarketing online tới các khách hàng đã trải nghiệm lần 1 tại cửa hàng để khắc sâu hình ảnh thương hiệu vào tâm trí người mua, biến họ thành khách hàng trung thành.
Bên cạnh những “chiêu bài” khuyến mãi tặng quà, trưng bày, tích điểm trả thưởng,.. đã quá quen thuộc, O2O2O đang là 1 xu hướng nổi bật trong các hoạt động trade marketing. Lý giải về mức độ phổ cập ngày càng tăng của xu hướng này, MobiWork nhận định có 2 lý do chính:
- Tính xu hướng: Theo báo cáo của Google năm 2020, 71% người tiêu dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi đến quyết định đến cửa mua trực tiếp. Cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm trên internet trở thành yếu tố quan trọng để chiếm trọn thiện cảm của khách hàng tiềm năng. Vậy nên, thay vì chỉ “loanh quanh” với các chương trình khuyến mãi tại điểm bán, các nhãn hàng đang tìm đủ mọi cách để đa dạng hóa các hoạt động trade marketing. Trong đó, thu hút khách hàng từ kênh phân phối online về offline đang là xu hướng hiệu quả nhất.
- Tính thời điểm: Thực tế, mô hình kinh doanh O2O2O đã xuất hiện từ lâu. Nhưng chỉ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, O2O2O mới nổi bật lên như 1 cơ hội mới của các doanh nghiệp phân phối – bán lẻ. Bởi đại dịch đã làm bùng nổ kênh bán hàng online và thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng cuối.
Đặc điểm của mô hình O2O2O trong hệ thống phân phối
1. Sự tương tác của doanh nghiệp và điểm bán ngày càng tăng cao
Mô hình O2O2O chứa đựng sự khác biệt so với tất cả các hoạt động trade marketing khác ở chỗ nó tạo nên mối quan hệ hợp tác win – win hoàn hảo giữa doanh nghiệp và điểm bán theo cách đôi bên cùng có lợi và cùng hướng đến 1 mục tiêu chung: nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng cuối.
– Lợi ích đối với điểm bán:
- Gia tăng số lượng khách hàng: Hoạt động quảng cáo hoặc tổ chức mini game, phát voucher giảm giá trên kênh online của doanh nghiệp giúp kéo thêm lượng khách khổng lồ về cho điểm bán lẻ.
- Làm phong phú hoạt động bán hàng: Nếu như trước kia, chủ điểm bán chỉ biết bán hàng 1 cách đơn thuần: tư vấn sản phẩm, đưa hàng, lấy tiền thì với các hoạt động O2O2O do doanh nghiệp tổ chức, điểm bán có nhiều cơ hội hơn để tương tác với khách hàng. Ví dụ như scan mã tích điểm, trao quà tặng kèm, ghi nhận thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh,…nhờ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng tại điểm bán.
- Tăng tỉ lệ quay trở lại mua hàng: Mỗi ngày, 1 điểm bán có thể tiếp đón hàng trăm lượt khách ghé thăm. Nhưng sau khi bước ra khỏi cửa hàng, khách hàng bị “buông bỏ” và không nhận được thêm bất kì sự chăm sóc nào. Họ có quay trở lại mua hàng hay không là tỉ lệ thả trôi, không thống kê được. Các hoạt động chăm sóc khách hàng liên tục trên kênh online của doanh nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy người mua quay trở lại với điểm bán.
– Lợi ích đối với doanh nghiệp sản xuất – phân phối:
Nếu như trước kia với hành trình mua hàng truyền thống (Sản phẩm đi từ NSX -> NPP -> Đại lý/ Điểm bán -> Người tiêu dùng cuối) thì ta thấy điểm bán là “điểm chạm” duy nhất để khách hàng tương tác với thương hiệu trong suốt hành trình mua sắm. Doanh nghiệp đứng ở vị trí thượng nguồn, chỉ tìm cách đẩy thật nhiều hàng vào hệ thống phân phối phía dưới mà không nắm bắt được chân dung khách hàng cuối của mình là ai? như thế nào?.
Khi áp dụng mô hình O2O2O, doanh nghiệp kiểm soát được tệp khách hàng cuối thông qua dữ liệu thu thập được trên kênh online hoặc data của điểm bán gửi về. Ví dụ để nhận mã code giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo, khách hàng cần để lại họ tên, số điện thoại, ngày tháng năm sinh,…
Bên cạnh đó, O2O2O còn giúp doanh nghiệp tăng độ phủ thương hiệu, mở rộng hệ thống phân phối và nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành.
2. Kênh phân phối offline vẫn giữ vai trò then chốt
Sự kết hợp giữa kênh phân phối online và offline trong mô hình kinh doanh O2O2O không phải là phép cộng 50 & 50 mà có sự “phân vai” chính – phụ. Kênh phân phối offline luôn giữ vai trò then chốt, trong khi kênh online chỉ mang tính hỗ trợ cho kênh offline.
Ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, kênh phân phối offline vẫn chiếm tới 80% doanh thu. Các cửa hàng bán lẻ truyền thống phổ biến đến mức chúng được mệnh danh là “nền kinh tế trong hẻm”. Nhờ sở hữu những ưu điểm đặc trưng như sự quen thuộc ăn sâu vào thói quen tiêu dùng của người dân, vị trí gần nhà, luôn sẵn hàng, mua hàng theo kiểu lấy và đi không thực sự tiếp xúc nhiều,…nên kênh phân phối offline vẫn luôn giữ được vị thế vốn có dù phải trải qua đại dịch hay bất cứ biến động thị trường nào.
3. Doanh nghiệp chú trọng hơn vào kênh trực tuyến thay vì xây dựng cho có
Nhiều doanh nghiệp phân phối có thể đã từng vội vàng xây dựng kênh bán hàng online và coi đó là giải pháp tạm thời cho đến khi hết dịch. Nhưng thực tế dịch bệnh đã kéo dài hơn 2 năm và tạo ra một cuộc cách mạng bán lẻ mới, làm thay đổi vĩnh viễn thói quen mua sắm của đại đa số người tiêu dùng. Vì thế, điều kiện tiên quyết để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh O2O2O là doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào kênh trực tuyến thay vì xây dựng cho có.
Đối với kênh trực tuyến, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị gian hàng online trên các sàn thương mại điện tử, website, các kênh social, nền tảng quản trị đơn hàng đa kênh, quản lý tồn kho, hệ thống giao hàng, đa dạng phương thức thanh toán,…
Ứng dụng công nghệ kết nối kênh phân phối online và offline
Đa số các doanh nghiệp phân phối SME đang ứng dụng công nghệ vào quản trị kênh phân phối online/ offline một cách rời rạc, thiếu sự kết nối để triển khai thành công mô hình O2O2O.
Nhận thấy xu thế trên, phần mềm MobiWork DMS đang có sự thay đổi, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu cải thiện hiệu quả kênh phối của doanh nghiệp Việt.
Quản lý bán hàng đa kênh
Tính năng kết nối DMS – sàn TMĐT (Shopee, Lazada, Tiki,…) được MobiWork phát triển dành riêng cho những doanh nghiệp sản xuất – phân phối theo đuổi mô hình kinh doanh O2O2O, Giúp đồng bộ dữ liệu đơn hàng, tồn kho, lượng hàng hóa phân phối trên sàn TMĐT về tổ chức DMS. Theo đó, người dùng có thể quản lý tập trung tình trạng bán hàng trên cả kênh online và offline chỉ với phần mềm duy nhất.
Hệ thống Open API tích hợp
Trong quý II/ 2022, MobiWork sẽ xây dựng xong hệ thống Open API. Hỗ trợ khách hàng dễ dàng tích hợp dữ liệu từ hệ thống MobiWork DMS vào các nền tảng công nghệ thông tin khác đang sử dụng.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp có nhu cầu phức tạp, MobiWork DMS có khả năng phát triển thêm các module mới với chi phí hợp lý. Đồng thời, với nền tảng mở, phần mềm DMS có thể tích hợp với nhiều giải pháp ERP như SAP, Oracle Netsuite, Bravo, Odoo, Fast…
Ứng dụng MobiWork Retail – Hỗ trợ kết nối điểm bán & nhà cung ứng
Với ứng dụng MobiWork Retail được phát triển trên hệ thống DMS, chủ điểm bán/ nhà thuốc có thể dễ dàng đặt hàng trực tuyến với nhiều nhà cung cấp khác nhau hay chủ động tham gia các chương trình thúc đẩy bán hàng để nhận thêm ưu đãi. Về phía doanh nghiệp, dùng công nghệ kết nối trực tiếp sẽ giúp biến điểm bán thành đối tác triển khai trade marketing mà không cần thuê bên thứ 3.
Trong tương lai, phần mềm MobiWork DMS sẽ phát triển thêm để đáp ứng nhu cầu kết nối người tiêu dùng với xu hướng O2O. Ví dụ khi khách hàng chơi game trúng thưởng trên kênh online, họ sẽ phải gửi thông tin để nhận thưởng. Sau khi gửi thông tin đi, điện thoại sẽ nhận về một mã QR code. Khách hàng sẽ mang mã QR code này đến nhà thuốc để nhận quà từ nhãn hàng. Toàn bộ quá trình trên sẽ được vận hành trên phần mềm DMS, giúp nhãn hàng tiết kiệm được chi phí vận chuyển sản phẩm đồng thời mở rộng phân phát sản phẩm đến tay hàng ngàn người tiêu dùng.
Nếu bạn đọc đang làm trong ngành sản xuất – phân phối và có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về phần mềm DMS – Giải pháp quản lý hệ thống phân phối, hãy cho MobiWork biết thông qua Hotline 090 150 8000 hoặc đăng ký nhận tư vấn tại link dưới đây.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- MobiWork DMS: Giải Pháp Được Tin Dùng Bởi Các Doanh Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi Dẫn Đầu Việt Nam
- Tích hợp DMS và CRM: Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng toàn diện cho Doanh nghiệp
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
- Cánh tay nối dài của SAP ERP: Tích hợp MobiWork DMS để quản lý hiệu quả kênh GT
- MobiWork DMS: Giải Quyết Nỗi Đau Chuyển Đổi Số Với Gói Miễn Phí 100% Tích Hợp DMS và ERP