Một trong những bài học “vỡ lòng” tại các lớp chuyên ngành marketing chính là chiến lược marketing mix (hỗn hợp tiếp thị). Chiến lược này bao gồm các cách tiếp cận khách hàng bắt đầu bằng chữ P trong tiếng anh.
Khi chiến lược marketing đi xa khỏi 4 chữ Ps, các doanh nghiệp có thể đi chệch hướng hoặc mất tập trung vào các mục tiêu tiếp thị của mình. Một chiến lược tiếp thị bài bản sẽ đề cập đến những nỗ lực chung của các cá nhân, các nhóm nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ ở những địa điểm và mức giá cả phù hợp.
MobiWork DMS sẽ cung cấp hướng dẫn xây dựng chiến lược marketing mix chi tiết đến các marketer, nhà quản trị và các startup trong nội dung dưới đây.
Marketing Mix là gì?
Chiến lược marketing mix đề cập đến các hành động mà doanh nghiệp thực hiện để tiếp thị các sản phẩm/dịch vụ của mình đến khách hàng và thị trường. Thông thường chiến lược này hoạt động dựa trên một khuôn khổ bao gồm 4 khía cạnh quan trọng trong tiếp thị gồm:
- Product [Sản phẩm]
- Price [Giá bán]
- Place [Địa điểm]
- Promotion [Quảng cáo]
Marketing hỗn hợp mang đến các sáng kiến, chiến lược tiếp thị bài bản dành cho các doanh nghiệp. Nhà quản trị có thể phân chia nhiệm vụ và quản lý quy trình tiếp thị đi đúng hướng và đạt được mục tiêu ban đầu.
Chiến lược marketing mix có nguồn gốc từ những năm 1940 và đã được ứng dụng, phát triển và mở rộng trong các kế hoạch tiếp thị ngày nay. Trong suốt quá trình phát ứng dụng và phát triển, nhiều yếu tố trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp đã được điều chỉnh hoặc thêm vào.
Thời đại chuyển đổi số cũng mang đến nhiều sáng kiến và cách áp dụng marketing mix phù hợp với từng doanh nghiệp. Tuy nhiên dù có thay đổi đến đây thì các yếu tố cốt lõi của marketing mix vẫn là 4P như trên.
Các yếu tố trong Marketing mix
Các yếu tố cốt lõi của chiến lược marketing mix bao gồm:
- Product [Sản phẩm]
- Price [Giá bán]
- Place [Địa điểm]
- Promotion [Quảng cáo]
Khi được kết hợp với nhau các yếu tố riêng lẻ này sẽ tạo nên cách tiếp cận toàn diện cho chiến lược tiếp thị.
Product [Sản phẩm]
Sản phẩm là những gì doanh nghiệp đang bán bao gồm sản phẩm/dịch vụ. Product [Sản phẩm] trong marketing mix bao gồm nghiên cứu sản phẩm, lên kế hoạch và thời gian ra mắt cũng như cung cấp thông tin về sản phẩm đến khách hàng và nhân viên sales.
Price [Giá bán]
Price [Giá bán] là mức giá mà doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm/dịch vụ của mình đến người tiêu dùng. Nhà quản lý cần cân nhắc nhiều yếu tố như định giá, mức giá chung trên thị trường, tiến hành các cuộc khảo sát người tiêu dùng. Giá cả thể hiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, tốc độ thâm nhập thị trường, mục tiêu doanh thu và tỷ suất lợi nhuận.
Place [Địa điểm]
Trong chiến lược marketing mix Place [Địa điểm] là nơi mà sản phẩm/dịch vụ được bán đến tay người tiêu dùng. Với các sản phẩm hữu hình, địa điểm sẽ bao gồm các vị trí thực như cửa hàng, nhà bán lẻ, kiot,… Với các sản phẩm như dịch vụ, giải pháp place được hiểu là cửa hàng trực tuyến, điện thoại hoặc website.
Promotion [Quảng cáo]
Các hoạt động Promotion [Quảng cáo] giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến thị trường, khách hàng mục tiêu. Với yếu tố này các doanh nghiệp cần trả phí như quảng cáo, truyền thông cũng như các hình thức tiếp thị truyền miệng.
Các yếu tố khác trong chiến lược marketing mix
Chiến lược marketing mix thường được tối giản với 4 khía cạnh trong tiếp thị hay 4P marketing. Trong những năm gần đây phạm vi tiếp cận trong tiếp thị được mở rộng, các yếu tố P được thêm vào danh sách.
Ví dụ: Smart Insights bao gồm các yếu tố trong marketing mix bao gồm các yếu tố sau:
- Process [Quy trình]: Quy trình tiếp thị, quy trình bán hàng
- People [Mọi người]: Bao gồm người mua, khách hàng mục tiêu và nhân viên sales, nhóm bán hàng.
- Partners [Đối tác]: Bao gồm các đối tác bên ngoài doanh nghiệp như nhà phân phối, đơn vị tiếp thị, đại lý.
Một số chữ P khác trong marketing mix bao gồm:
- Payment [Thanh toán]: Hình thức thanh toán hoặc giao dịch của doanh nghiệp
- Physical evidence [Cơ sở vật chất]: Các tài sản, cơ sở vật chất – hạ tầng hoặc bất kỳ thứ gì hữu hình liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Packaging [Bao bì]: Bao bì, cách đóng gói, giao diện, vẻ bề ngoài của sản phẩm/dịch vụ
Các yếu tố này thường được gọi là 7P marketing mix và được ứng dụng trong các chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm hay xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên về cơ bản các yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp vẫn là 4P đầu tiên.
Ví dụ về Marketing Mix [Template]
Chiến lược marketing mix của mỗi doanh nghiệp lại khác nhau, chú trọng vào các yếu tố Ps khác nhau. Một số doanh nghiệp áp dụng chiến lược tiếp thị cho từng dòng sản phẩm, trong khi các doanh nghiệp khác lại áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp.
Việc áp dụng các chiến lược marketing mix giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra. Tất cả các yếu tố trong 4P marketing hay 7P marketing đều quan trọng và mang đến hiệu quả tiếp thị khác nhau. Nhà quản lý và các marketer có thể tham khảo một số mẫu marketing mix [Template] sau đây:
Mẫu marketing mix đơn giản
Mẫu marketing mix đơn giản này là khởi đầu lý tưởng cho các doanh nghiệp khi muốn áp dụng tiếp thị hỗn hợp. Với mẫu này nhà sản xuất có thể nắm bắt tất cả các yếu tố liên quan đến việc tiếp thị một sản phẩm.
Mẫu marketing mix doanh nghiệp
Mẫu chiến lược marketing mix này được áp dụng cho toàn doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể phác thảo các sáng kiến, kế hoạch tiếp cho hầu hết hoặc tất cả các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Mẫu marketing mix có cấu trúc
Các mẫu chiến lược tiếp thị hỗn hợp với hình ảnh và cấu trúc rõ ràng sẽ giúp kế hoạch marketing trở nên dễ dàng và đi thẳng vào vấn đề hơn. Mẫu marketing mix [Template] với cấu trúc gạch đầu dòng này là lựa chọn lý tưởng dành cho các doanh nghiệp.
Mẫu marketing mix sản xuất
Cuối cùng, mẫu hỗn hợp tiếp thị sản xuất được ứng dụng phổ biến trong nội bộ doanh nghiệp. Mẫu này giúp trả lời các câu hỏi về nỗ lực tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Làm thế nào để phát triển chiến lược marketing hỗn hợp
Marketing hỗn hợp kết hợp từ nhiều yếu tố, được lên kế hoạch và triển khai bởi nhiều bộ phận hoặc cả doanh nghiệp. Chính vì vậy nhà quản trị cần thiết lập một chiến lược marketing hỗn hợp cho từng dòng sản phẩm sắp tung ra thị trường hoặc cho toàn bộ doanh nghiệp. Để triển khai chiến lược tiếp thị hỗn hợp hoàn chỉnh các doanh nghiệp có thể áp dụng các bước sau đây:
- Tham gia vào nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm
- Xác định mô hình định giá của doanh nghiệp
- Chọn kênh phân phối phù hợp với mô hình kinh doanh và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường
- Chọn chiến thuật quảng cáo phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu
Chiến lược marketing mix mang đến kế hoạch và giải pháp tiếp thị hoàn hảo dành cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô và lĩnh vực kinh doanh. Tùy thuộc vào phương thức hoạt động và thực tế mà các doanh nghiệp có thể chú trọng vào các khía cạnh khác nhau trong marketing mix.
Góp phần làm nên thành công của những chiến lược Marketing không thể không kể đến vai trò quan trọng của hệ thống phân phối luôn song hành đưa sản phẩm tiếp cận gần nhất với người tiêu dùng.
MobiWork DMS là phần mềm chuyên biệt để quản lý hệ thống phân phối. Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – phân phối, có đội ngũ sales đi thị trường, không giới hạn quy mô và lĩnh vực áp dụng.
MobiWork DMS mang đến giải pháp tổng thể trong việc tiếp nhận đơn hàng từ thị trường:
- Với hình thức tiếp nhận đơn hàng qua nhân viên Sales: Trong quá trình đi thị trường, Sales sẽ lên đơn hàng trên app MobiWork DMS. Phần mềm sẽ tự động áp dụng CTKM nếu có, tính tổng tiền hàng và lưu lại lịch sử mua hàng gắn với từng điểm bán.
- Với hình thức chủ điểm bán tự đặt đơn hàng: Chủ cửa hàng tạp hóa / hiệu thuốc có thể đặt hàng trực tiếp bằng app MobiWork Retail. CTKM thích hợp cũng được tự động áp dụng và có thể theo dõi chi tiết trạng thái đơn (đã nhận, đang chuẩn bị hàng, đang giao,…)
Đơn hàng từ nguồn Sales và chủ điểm bán đều sẽ được gửi về hệ thống DMS sử dụng trên web để nhà quản lý tiến hành xét duyệt – xử lý.
Ngoài ra MobiWork DMS còn có những tính năng ưu việt sau:
- Quản lý nhân viên bán hàng ngoài thị trường theo thời gian thực trên bản đồ số GPS
- Quản lý hoạt động bán hàng: Quản lý danh mục sản phẩm; lên đơn hàng, phê duyệt phiếu bán hàng, phiếu trả hàng; quản lý trưng bày sản phẩm, chương trình khuyến mãi, trả thưởng,…
- Quản lý nhập xuất tồn kho, kiểm soát hàng tồn ngoài thị trường gắn với từng điểm bán.
- Quản lý hệ thống báo cáo: báo cáo khai báo vị trí, báo cáo lộ trình di chuyển của sales đi tuyến, báo cáo bán hàng theo khách hàng/ theo sản phẩm/ theo nhân viên, báo cáo kho, báo cáo công nợ,…
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- MobiWork DMS: Giải Pháp Được Tin Dùng Bởi Các Doanh Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi Dẫn Đầu Việt Nam
- Tích hợp DMS và CRM: Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng toàn diện cho Doanh nghiệp
- Cánh tay nối dài của SAP ERP: Tích hợp MobiWork DMS để quản lý hiệu quả kênh GT
Ngoài ra, nếu nhà quản lý không hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – phân phối đang đọc bài viết này và vẫn muốn tìm kiếm công cụ để quản lý tập trung data, giới thiệu bạn tìm hiểu giải pháp quản lý khách hàng hiệu quả cho mô hình B2B – FastWork CRM.