Coverage (Độ bao phủ) là yếu tố quan trọng trong các chiến lược tiếp thị tại các doanh nghiệp. Chi phí tiếp thị và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ khá cao, chính vì vậy doanh nghiệp cần lên kế hoạch kỹ lưỡng cho các chiến lược coverage thị trường của mình. Trong đố Marketing plan cần đạt 2 mục đích là tiết kiệm và có coverage tốt.
Mục lục nội dung:
Coverage (Độ bao phủ) là gì?
Coverage (Độ bao phủ) hay phạm vi bao phủ thị trường là một trong những yếu tố quan trọng mà nhà quản lý cần chú ý. Chiến lược Coverage là quá trình kiểm tra thị trường và tìm ra bao nhiêu trong tổng thị trường mà chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp nên Coverage cho một sản phẩm/dịch vụ cụ thể.
Doanh nghiệp cần xác xây dựng mối quan hệ giữa sản phẩm và thị trường. Mục đích của việc đánh giá là phát triển một Master coverage plan (chiến lược bao phủ thị trường) hiệu quả.
Coverage rate (tỷ lệ bao phủ) cung cấp nền tảng cho việc hình thành các chiến lược và kế hoạch thị trường, đồng thời xây dựng mọi thứ trên cơ sở này. Điều này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp, muốn mở rộng Coverage và hoạt động kinh doanh của mình ra toàn bộ thị trường, hay chỉ muốn tập trung vào các khu vực thị trường cụ thể.
Sau đây là 3 chiến lược Coverage thị trường khác nhau. Cũng như điểm mạnh, điểm yếu, ví dụ và các yếu tố khi lựa chọn các chiến lược Coverage này.
3 chiến lược Coverage thị trường
Có 3 chiến lược Coverage thị trường cơ bản bao gồm:
- Chiến lược tiếp thị Coverage không phân biệt
- Chiến lược tiếp thị Coverage khác biệt
- Chiến lược tiếp thị Coverage tập trung
1. Coverage với chiến lược tiếp thị không phân biệt
Tiếp thị không phân biệt được sử dụng phổ biến nhằm tăng tỷ lệ Coverage. Với chiến lược mở rộng Coverage này doanh nghiệp sẽ tập trung vào nhu cầu chung của tất cả khách hàng và tránh sự khác biệt. Đây là lý do tại sao doanh nghiệp cần chọn chiến lược tiếp thị hỗn hợp và áp dụng nó cho toàn bộ thị trường. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ cung cấp một loại sản phẩm/dịch vụ cho toàn bộ thị trường.
Ưu điểm khi mở rộng coverage với chiến lược tiếp thị tổng thể
- Do lợi thế về quy mô, các chiến lược marketing tổng thể thường làm giảm chi phí sản xuất, phân phối, tồn kho và vận chuyển.
- Chi phí quảng cáo và tiếp thị cũng thấp hơn do các công ty không tập trung vào tiếp thị ngách.
- Không có chi phí nghiên cứu tiếp thị, vì các công ty sẽ không dành nguồn lực cho việc lập kế hoạch và nghiên cứu tiếp thị.
Nhược điểm khi mở rộng coverage với chiến lược tiếp thị không phân biệt
- Khi một công ty cung cấp một sản phẩm/dịch vụ cho toàn bộ thị trường và tránh các nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau, nó có thể dẫn đến một bộ phận khách hàng không hài lòng.
Ví dụ về tiếp thị tổng thể trong việc mở rộng Coverage
Một số công ty mở rộng Coverage bằng cách áp dụng chiến lược tiếp thị tổng thể và thêm màu sắc, kiểu dáng, hương vị, kích thước, dịch vụ bảo hành và các tính năng khác vào sản phẩm/dịch vụ của họ và cung cấp cho toàn bộ thị trường. Chiến lược mở rộng Coverage này sẽ được triển khai như sau:
- Gạo, lúa mì, muối và nước đóng chai cũng là một số sản phẩm phổ biến mà các nhà sản xuất áp dụng chiến lược tiếp thị tổng thể
- Các chiến lược tiếp thị tổng thể có tính cạnh tranh cao hơn, khi có nhiều công ty tham gia, nó có thể làm giảm lợi nhuận của công ty
2. Coverage với chiến lược tiếp thị khác biệt
Nhằm mở rộng Coverage nhiều doanh nghiệp sử dụng marketing phân biệt. Có nghĩa là doanh nghiệp, công ty tập trung vào các phân khúc thị trường khác nhau và cung cấp các mức chiết khấu khác nhau cho từng phân khúc.
Chiến lược marketing khác biệt được thực hiện theo chiến lược phân đoạn thị trường. Doanh nghiệp có thể phân chia toàn bộ thị trường dựa trên nhân khẩu học, tâm lý, địa lý và nhiều khía cạnh khác.
Ưu điểm khi mở rộng coverage với chiến lược tiếp thị phân biệt
- Giúp các công ty tập trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng, cuối cùng là tăng doanh số bán hàng tổng thể
- Tăng độ hài lòng và lượng khách hàng trung thành với thương hiệu
- Tăng doanh số từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Nhược điểm khi mở rộng coverage với chiến lược tiếp thị phân biệt
- Khi thiết kế các sản phẩm tùy chỉnh cho các phân khúc thị trường khác nhau, chi phí sản xuất và chế tạo sẽ tăng lên
- Doanh nghiệp sẽ phải triển khai các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo khác nhau cho từng phân khúc
Ví dụ về tiếp thị khác biệt trong việc mở rộng Coverage
- Các nền tảng thương mại điện tử như Amazon và Alibaba cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà miễn phí, điều mà các đối thủ cạnh tranh không đủ khả năng triển khai
- Các công ty cung cấp dữ liệu và mạng di động quảng bá các loại gói dữ liệu di động khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau
3. Coverage với chiến lược tiếp thị tập trung
Marketing tập trung mang đến hiệu quả trong việc mở rộng Coverage. Trọng tâm của chiến lược marketing này là chỉ tập trung vào một phần thị trường nhất định. Các doanh nghiệp và công ty cố gắng xác định thị trường mục tiêu của họ, sau đó họ bắt đầu tiếp thị. Mục đích của chiến lược marketing tập trung là chiếm phần lớn thị phần trong phân khúc thị trường nhỏ.
Ưu điểm khi mở rộng coverage với chiến lược tiếp thị tập trung
- Giúp các công ty hiểu được nhu cầu của khách hàng và chiếm vị trí đặc biệt trên thị trường, có tỷ lệ Coverage cao
- Có thể giảm chi phí nhờ tính kinh tế theo quy mô thông qua các hoạt động khác nhau như chuyên sản xuất, phân phối và vận chuyển
- Cung cấp ROI (tỷ lệ đầu tư) cao
Nhược điểm khi mở rộng coverage với chiến lược tiếp thị tập trung
- Khi một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ tham gia vào thị trường và thu được tất cả lợi nhuận, chiến lược tiếp thị tập trung có thể gây ra vấn đề
- Đây là một chiến lược mở rộng coverage tiềm ẩn nhiều rủi ro
Ví dụ về Tiếp thị tập trung trong việc mở rộng Coverage
- Những người người kinh doanh, hoạt động trong những sản phẩm cho một đối tượng cụ thể áp dụng các chiến lược tiếp thị tập trung
- Các công ty thương mại điện tử mới thành lập áp dụng chiến lược tiếp thị tập trung cho mạng xã hội, chỉ tập trung vào một phân khúc
Các yếu tố cần xem xét khi lên kế hoạch chiến lược coverage
Khi lựa chọn một chiến lược tiếp thị Coverage (độ bao phủ) thị trường cho doanh nghiệp của mình, cần xem xét các yếu tố sau:
- Doanh nghiệp nên mở rộng Coverage bằng cách áp dụng chiến lược tiếp thị tập trung. Trong đó, nhà quản lý nên xem xét các tùy chọn khả năng thay đổi của sản phẩm
- Với các sản phẩm đồng nhất như đường, xăng, khí đốt tự nhiên và dầu diesel và khách hàng có thị hiếu và quy mô mua hàng tương tự, thì chiến lược tiếp thị tổng thể sẽ phù hợp
- Nếu có nhiều thiết kế như quần áo và đồ nội thất trong danh mục sản phẩm, thì nên xem xét các chiến lược tiếp thị khác biệt
Coverage (độ bao phủ) thị trường đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp. Coverage thể hiện khả năng tiếp cận thị trường và mức độ thành công của các chiến lược tiếp thị khách hàng.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Giải pháp tích hợp MobiWork DMS với Odoo ERP – Tối ưu hóa quản trị và phân phối
- Tối Ưu Hóa Quản Lý Kênh Phân Phối Toàn Diện Qua Tích Hợp MobiWork DMS Và Fast ERP
- Tích Hợp MobiWork DMS Với ERP Bravo: Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Quản Lý Kênh Phân Phối
- Tổng kết Webinar: Quản trị doanh nghiệp phân phối toàn diện và chuyên sâu với Mobiwork Next
- [MobiWork DMS] Có gì mới trong phiên bản nâng cấp Quý II năm 2024 – Mời bạn khám phá