Năm 2020, chúng ta bị “đánh úp” bởi dịch Covid-19 và hàng loạt hiện tượng bất thường của thời tiết khiến không ít doanh nghiệp điêu đứng. Bước sang năm 2021, với tinh thần sẵn sàng cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, doanh nghiệp phân phối hoàn toàn có thể nhìn thấy trước các xu hướng mới trong chuỗi cung ứng. Từ đó, có định hướng sáng rõ cho tương lai doanh nghiệp mình.
Mục lục nội dung:
1. Xu hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành kênh phân phối
Nhiều năm trở lại đây “chuyển đổi số” hay “số hóa” doanh nghiệp không còn là khái niệm mới mẻ nữa. Nhưng với đặc thù chậm chuyển đổi của ngành phân phối nói chung, các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức coi chuyển đổi số như một lựa chọn, có điều kiện thì triển khai hoặc không thì để sau.
Nhưng bước sang năm 2021, cục diện đã thay đổi. Dịch Covid-19 bùng phát trong năm qua là 1 yếu tố tác động không nhỏ thúc đẩy các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số nhanh hơn. Không ai biết dịch Covid-19 bao giờ mới kết thúc. Nhiều chuyên gia Y tế còn dự báo rằng có thể loài người sẽ phải sống chung với virus SARS-CoV-2 mãi mãi. Đối với các doanh nghiệp, chuyển đổi số là liều vắc-xin hiệu quả nhất hiện nay. Vì vậy, kể từ năm 2021 trở đi, có thể nói: Ứng dụng công nghệ không đơn giản chỉ còn là một xu hướng mà đã trở thành một con đường tạo ra lợi thế cạnh tranh sống còn giữa các doanh nghiệp phân phối.
Bên cạnh đó, nếu như năm 2020, nhiều doanh nghiệp còn bị động, chưa kịp thời áp dụng công nghệ, chỉ mới dừng lại ở bước tìm hiểu về các phần mềm thì năm 2021 sẽ là năm chính thức triển khai. Kể từ tháng 4/2020 sau quy định dãn cách xã hội, đã có gần 3000 doanh nghiệp, đơn vị phân phối liên hệ tìm hiểu phần mềm MobiWork DMS, tăng lên đáng kể so với năm 2019. Tuy nhiên chỉ ⅓ trong số đó chính thức triển khai phần mềm,… Tìm hiểu nguyên nhân, MobiWork nhận được những chia sẻ chân thành từ phía khách hàng: Thực sự các doanh nghiệp một khi đã tiếp cận phần mềm MobiWork DMS đều muốn sử dụng vì những lợi ích nó mang lại, tuy nhiên nguyên nhân chưa thể triển khai ngay chủ yếu là do chưa kịp thời chuẩn bị đủ chi phí, nhân viên không chịu sử dụng nếu quá đột ngột,…
Theo khảo sát của Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam, chuyển đổi số sẽ là con đường mà hơn 80% doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng kế hoạch bền vững cho năm 2021. Đặc biệt trong ngành phân phối bán lẻ, phần mềm DMS sẽ trở thành giải pháp phổ biến hơn cả.
Ai cũng hiểu, con người là tác nhân chính làm lây lan virus, vì thế, nguyên tắc để tồn tại trong nền kinh tế – xã hội là làm sao giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc giữa người với người. Số hóa doanh nghiệp phân phối bằng phần mềm DMS sẽ giúp giảm thiểu tiếp xúc:
Thứ nhất, giảm mức độ tiếp xúc trong nội bộ doanh nghiệp. Không cần họp đội sales đầu ngày để phân tuyến bán hàng hoặc phổ biến sản phẩm, chương trình khuyến mại mới. Với phần mềm DMS, ngay khi thức dậy, chỉ với chiếc điện thoại di động của mình, mỗi nhân viên bán hàng sẽ nắm được tuyến cần đi trong ngày, nhận mọi thông báo nội bộ, vừa tiết kiệm thời gian vừa an toàn trong mùa dịch.
Thứ hai, giảm mức độ tiếp xúc giữa sales với chủ điểm bán. Nhờ những tính năng thông minh, phần mềm DMS rút ngắn thời gian viếng thăm điểm bán, lên đơn hàng tự động. Thậm chí, khi hoàn thiện đến điều kiện lý tưởng là các nhà phân phối, điểm bán lẻ đồng lòng tham gia vào hệ thống DMS thì sẽ không cần nhân viên đến viếng thăm thường xuyên nữa bởi mọi dữ liệu (tồn kho, phiếu đặt hàng, phiếu bán hàng, hình ảnh trưng bày,…) đã được đẩy lên hệ thống DMS.
Thứ ba, giảm yêu cầu di chuyển
- Từ phía nhân viên: Nhờ phân tuyến tự động, phần mềm DMS giúp tính toán cung đường đi từ điểm bán đầu đến điểm bán cuối thuận tiện nhất cho nhân viên, rút ngắn thời gian di chuyển.
- Từ phía nhà quản lý: Sẽ không cần “theo sau” để giám sát nhân viên đi thị trường nữa bởi phần mềm DMS đã có tính năng giám sát thời gian, vị trí làm việc trên bản đồ số GPS. Không chỉ vậy, thông qua hệ thống báo cáo giám sát, báo cáo bán hàng, tồn kho, công nợ,….Chủ doanh nghiệp còn dễ dàng quản lý từ xa, chủ động trong công việc điều hành.
2. Cơ hội đẩy mạnh phân phối hàng xuất khẩu nhờ tận dụng Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA (hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) có hiệu lực 01/08/2020 là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp phân phối đẩy mạnh xuất khẩu nhờ hầu hết dòng thuế được cắt giảm từ đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn. Lợi thế này ngày càng có ý nghĩa nhờ khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam kéo theo năng lực phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ sau đỉnh dịch.
Nhìn từ phía năm 2021 ngược trở đi, có một thực tế là doanh nghiệp trong nước còn “loay hoay” tại thị trường châu Âu do cạnh tranh đến từ các nền công nghiệp quy mô khác trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Giá sản phẩm của Việt Nam thường cao hơn 10-20% so với nước bạn. Do vậy, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại EU còn khiêm tốn. Trong khi đó, EU lại là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới. Việc không tận dụng được phân phối hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU có thể ví như một “lỗ hổng lớn” trong kế hoạch thâm nhập thị trường quốc tế.
Nhưng kể từ năm 2021 với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của nước ta là rất lớn. Nghiên cứu cho thấy, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định.
Khoan kể đến những lợi ích vĩ mô như góp phần làm tăng GDP của Việt Nam, hiệp định EVFTA rõ ràng là thời cơ vàng cho hàng Việt thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hệ thống phân phối. Một khi Việt Nam đưa được hàng hóa vào thị trường EU thì đó là giấy chứng nhận thông hành để phân phối ra thế giới. Doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ, y tế- dược phẩm,… cần nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất, hoàn thiện hệ thống phân phối bằng công nghệ tân tiến, củng cố niềm tin với đối tác thông qua xây dựng thương hiệu uy tín.
3. Xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A)
Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của xu hướng M&A. Ví dụ điển hình trong ngành phân phối – bán lẻ là thương vụ sáp nhập VinMart, VinMart+, VinEco vào Masan Group. Có thể nói chỉ sau 1 đêm Masan đã có thêm 3.072 điểm bán trên toàn quốc. Đơn cử như sản phẩm thịt mát MEAT Deli của Masan MEATLife, thay vì mất vài năm để xây dựng hệ thống phân phối, chỉ “sau một đêm”, tổng số điểm bán sản phẩm này đã nâng lên hơn 3.500 điểm, đạt mục tiêu số điểm bán dự kiến của năm 2021.
Bước sang năm 2021, ”làn sóng” M&A sẽ vẫn tiếp tục được đẩy lên cao tạo ra các các tập đoàn phân phối – bán lẻ quy mô lớn với khả năng “đánh dạt” các nhà phân phối nhỏ. Lý giải cho xu hướng này, tại buổi họp báo Diễn đàn M&A Việt Nam do Báo Đầu tư tổ chức cuối tháng 11/2020, các nhà đầu tư khẳng định: không vì dịch bệnh mà sức hấp dẫn của thị trường M&A giảm. Quá trình rà soát, thẩm định giữa 2 bên không ảnh hưởng quá nhiều vì vẫn có thể họp trực tuyến, nội dung thì được chuẩn bị trước nên quá trình hợp tác vẫn sẽ diễn ra bình thường. Vì vậy, rất có thể sẽ xuất hiện các thương vụ lớn được chốt trong năm 2021. Trong đó, quốc gia dẫn dắt các thương vụ này là Hàn Quốc, Nhật Bản, với quy mô giá trị một số thương vụ từ 500 triệu USD trở lên.
“Hoạt động M&A ở Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là xu hướng tất yếu không thể nào đảo ngược được. Và không chỉ là M&A diễn ra tại thị trường Việt Nam: giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, mà còn là giữa các doanh nghiệp Việt với nhau. Ngay cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng mời gọi các DN Việt tham gia M&A vào thị trường các quốc gia khác” – Ông Phan Hữu Thắng – Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) nhận định.
Không thể phủ nhận lợi ích của M&A mang lại cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà nói chung. Tuy nhiên ở một diễn biến khác, xu hướng M&A ngày càng chiếm ưu thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ có tác động lớn lên thị trường nội địa, đồng thời cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất – phân phối với độ phủ thị phần mỏng, nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp còn hạn chế và có mô hình kinh doanh kém hiệu quả đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị đe dọa hơn. Trong bối cảnh này, cách tốt nhất với các doanh nghiệp phân phối SME năm 2021 là nhanh chóng tái cơ cấu dựa trên thế mạnh thị trường đang sở hữu, chuyển đổi số theo hướng áp dụng công nghệ vào quản trị vận hành kênh phân phối.
4. Xu hướng xây dựng trung tâm sản xuất và phân phối riêng
Liên quan đến xu hướng đẩy mạnh phân phối hàng xuất khẩu ra thế giới vừa đề cập ở phần trên cùng với khao khát đáp ứng nhanh hơn nữa nhu cầu rộng lớn trong nước, các doanh nghiệp đang có xu hướng xây dựng trung tâm sản xuất – phân phối riêng.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều năm gần đây chúng ta đã chứng kiến một làn sóng nâng cấp hệ thống trung tâm phân phối của nhiều doanh nghiệp lớn. Cụ thể như Unilever với trung tâm phân phối hiện đại tại khu công nghiệp VSIP 1, P&G với trung tâm phân phối tại ICD Tân Cảng Sóng Thần. Không chỉ có thế, làn sóng này còn lan rộng ra nhiều doanh nghiệp Việt Nam như Massan Group, Saigon Co-op, Vimedimex,…
Điều này chứng minh rằng các doanh nghiệp lớn đang có tầm nhìn xa về xu thế phát triển của chuỗi cung ứng và cũng công nhận vai trò quan trọng, tất yếu của trung tâm phân phối. Đây là hướng đi đúng đắn giúp tổ chức hậu cần nội bộ cho chuỗi phân phối của doanh nghiệp để vừa quản lý được chất lượng đầu vào, giảm chi phí vận chuyển, bảo quản, thu hoạch, tạo đầu ra với giá cạnh tranh, vừa có uy tín về chất lượng, tạo bước đệm vững chắc cho xuất khẩu hàng bán lẻ.
Gần nhất, chúng ta có thể nhìn vào nhà máy sản xuất thuốc Vimedimex 2 tại Bắc Ninh và hệ thống Trung tâm phân phối Dược phẩm tại Hà Nội mới được khánh thành ngày 24/9/20202 của Tập đoàn Vimedimex. Kế hoạch xây dựng chuỗi Trung tâm phân phối tại 63 tỉnh thành sẽ được Tập đoàn tiếp tục triển khai trong những năm tới. Theo bà Phạm Thị Sen – Quyền Tổng giám đốc cho hay: “Mỗi năm, Vimedimex dự kiến phát triển 6 trung tâm phân phối. Đến nay, Tập đoàn đã mua được 10 khu đất để thực hiện kế hoạch trên. Các trung tâm phân phối này sẽ quản lý tập trung nguồn hàng đầu vào từ dược mỹ phẩm, thiết bị gia đình và vật tư với gần 900 sản phẩm thuốc nhập khẩu, hơn 700 sản phẩm do VMD2 gia công”.
Được biết thêm, Vimedimex sẽ quản lý vận hành chuỗi Trung tâm phân phối trên thông qua nền tảng công nghệ Oracle netsuite, Mobile App và MobiWork DMS, cũng rất phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành kênh phân phối đã đề cập ở đầu bài viết.
5. Xu hướng phát triển mô hình kênh phân phối O2O (Kênh trực tuyến kết hợp trực tiếp)
Sự bùng nổ của kênh phân phối trực tuyến có thể nói là một xu hướng dễ đoán nhất của thị trường trong năm qua. Hơn 70% dân số Việt Nam đang sử dụng thiết bị di động thông minh, trong đó 57% tham gia mua sắm online tại các kênh phân phối trực tuyến khác nhau. Thêm vào đó, xu hướng ngày càng phát triển của công nghệ số, AI, Big Data và mong muốn giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa người với người là cơ hội tạo ra sự bùng nổ của kênh phân phối trực tuyến.
Tuy nhiên, với đặc thù thói quen tiêu dùng của đa số người Việt luôn lựa chọn sản phẩm thông qua trải nghiệm thực tế, nếu chỉ tập chung vào kênh phân phối trực tuyến, doanh nghiệp sẽ dễ bỏ lỡ thị phần khách hàng rộng lớn của kênh trực tiếp.
Nhận thấy ưu điểm/ hạn chế của từng kênh phân phối, trong năm 2021, không ít doanh nghiệp sẽ triển khai mô hình kinh doanh kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp – O2O (online – to – offline). Với mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ kết hợp cả 2 hình thức nêu trên một cách tối ưu nhất. Kênh online làm nhiệm vụ tạo ra nhận thức rõ ràng trong tâm trí khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, từ đó cho phép khách hàng tiềm năng tìm kiếm đầy đủ thông tin cần thiết nhằm dẫn dắt họ đến tận cửa hàng để thực hiện hành vi mua. Trong khi đó, kênh offline sẽ là nơi cung cấp mọi trải nghiệm đầy đủ nhất, thỏa mãn nhất cho khách hàng. Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hình thức bán hàng trực tuyến và bán hàng trực tiếp chính là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- MobiWork DMS – Bí quyết thành công của các “ông lớn” ngành Dược Việt Nam
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Tích hợp DMS và CRM: Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng toàn diện cho Doanh nghiệp