Với 1 số chính sách mới siết chặt hơn cho lệnh giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch Covid-19 thì ngay cả nhân viên giao hàng (Shipper) cũng đang bị hạn chế đi lại. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng hiện nay cho các mặt hàng thiết yếu là đến các quán tạp hóa, siêu thị gần nhà để mua. Khách hàng sẽ hạn chế tối đa chạm vào sản phẩm nếu không chắc chắn rằng sẽ cho chúng vào giỏ hàng. Vì vậy, thị giác trở thành công cụ chính để quyết định nên mua sản phẩm này hay không. Kéo theo đó, các điểm bán lẻ cần phải có chiến lược trưng bày hàng hóa sao cho an toàn mùa dịch nhưng vẫn đảm bảo thu hút ánh nhìn của khách hàng.
Mục lục nội dung:
Thay đổi thói quen mua sắm tại cửa hàng bán lẻ
Điều tạo nên sức hút của mua sắm trực tiếp đánh bại cả mua sắm online đó là cảm giác được trải nghiệm thực tế bằng tất cả các giác quan. Ví dụ, để mua quần áo chúng ta sờ vào chất vải và mặc thử để xem độ vừa vặn; hoặc khi mua nước hoa điều đầu tiên tất cả mọi người cùng làm là ngửi thử hương thơm của sản phẩm. Tưng tự như khi mua thực phẩm, trái cây, rau củ,… người tiêu dùng luôn muốn “chọn tận tay”, nếu sản phẩm còn tươi ngon thì mới quyết định mua. Hay nói cách khác: thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác chính là những yếu tố kích thích quá trình mua hàng. Tuy nhiên, vì chúng ta đang sống trong giai đoạn của đại dịch toàn cầu nên mọi thứ đã thay đổi:
- Điều đầu tiên chúng ta nhìn thấy khi bước vào các cửa hàng bán lẻ là gel rửa tay sát khuẩn và yêu cầu đeo khẩu trang, thậm chí có cả máy đo thân nhiệt.
- Vô hình chung mỗi khách hàng đều có ý thức không tùy ý chạm vào các sản phẩm trên quầy kệ nếu không chắc chắn rằng sẽ mua nó. Thay vào đó, người mua đánh giá mặt hàng chủ yếu thông qua cảm quan thị giác.
Tất cả những thay đổi trên đều nhằm mục tiêu đặt an toàn sức khỏe lên hàng đầu. Kéo theo đó, các điểm bán lẻ ngày càng chú trọng hơn vào việc trưng bày hàng hóa sao cho đảm bảo an toàn mùa dịch nhưng vẫn phải thu hút ánh nhìn của khách hàng.
Cần thay đổi chiến lược mới trong trưng bày hàng hóa mùa Covid
Đã không còn thời của trưng bày hàng hóa tràn lan và dùng mọi “chiêu trò” để níu kéo khách hàng tham quan mua sắm “đi chậm lại”. Chiến lược mới trưng bày hàng hóa giữa mùa Covid hiện nay tập trung xoay quanh 3 yếu tố: AN TOÀN – THUẬN TIỆN – NHANH CHÓNG bởi ai cũng sợ lây nhiễm virus và cũng muốn nhanh kết thúc cuộc mua sắm để trở về nhà.
Tạo niềm tin cho khách hàng về môi trường mua sắm an toàn
Trưng bày hàng hóa tại điểm bán lẻ có mối liên hệ trực tiếp tới phòng chống dịch bệnh. Chỉ có các điểm bán thực hiện đủ các biện pháp an toàn mùa dịch thì mới được mở cửa đón khách. Vì vậy, điểm bán nào càng chuẩn bị kỹ để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm thì càng thu hút được nhiều khách hàng đến mua.
Về yếu tố vật chất
- Chuẩn bị gel rửa tay sát khuẩn, khẩu trang tại cửa ra vào
- Sử dụng các tấm chắn trong suốt tại quầy thu ngân, giữa các gian hàng hoặc để phân luồng khách xếp hàng
- Nếu có thể thì nên sử dụng thêm biển báo, ký hiệu hướng dẫn khoảng cách an toàn
Về yếu tố con người
- Đảm bảo vừa đủ số lượng nhân viên bán hàng trong mỗi ca làm việc. Nhiều điểm bán lẻ, đặc biệt là các điểm kinh doanh theo mô hình chuỗi đã bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý nhân viên bán hàng để chấm công và quản lý công việc thay vì chấm công vân tay như trước kia.
- Kiểm soát số lượng khách hàng có mặt trong cửa hàng. Thông thường, chính quyền địa phương sẽ yêu cầu các cửa hàng đảm bảo số lượng khách hàng tối đa tập trung trong cùng một không gian để hạn chế dịch lây lan. Điểm bán cần trưng bày các loại hàng hóa ở những vị trí thích hợp để phân bổ khoảng cách đứng phù hợp giữa mọi người trong cửa hàng.
Ưu tiên mặt hàng bán chạy ở vị trí dễ nhìn, dễ lấy
Nếu như trước kia, không ít tài liệu hướng dẫn chủ cửa hàng về nghệ thuật trưng bày có ghi rằng: Bạn nên đặt những sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất ở cuối cùng để trên đường di chuyển có thể khách hàng sẽ nán lại xem thêm một vài món đồ. Tuy nhiên, bí quyết này đã không còn phù hợp trong tình hình mới.
Hiện nay, các điểm bán nên đặt mặt hàng bán chạy ở ngay gần cửa ra vào hoặc nếu có thể thì đặt ở bên ngoài cửa hàng để người mua dễ nhìn, dễ lấy, dễ thanh toán. Ngoài ra, nếu cùng lúc có nhiều sản phẩm đang bán chạy thì nên phân tách trưng bày ở những vị trí thông thoáng, tránh tập trung đông người.
Đồng thời cũng cần kiểm tồn liên tục để lên kế hoạch trữ hàng, tránh trường hợp cháy hàng hoặc sót hàng không được trưng bày lên quầy kệ. Công việc kiểm tồn ngoài thị trường này thường thuộc về sales của nhà phân phối. Hiện nay để hạn chế tiếp xúc và tiết kiệm thời gian kiểm tồn, nhiều NPP đã tìm đến phần mềm MobiWork DMS có tính năng quét sản phẩm bằng Barcode giúp kiểm tồn thị trường nhanh chóng.
Trưng bày sản phẩm theo nhóm
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng thường chịu tác động mạnh bởi những yếu tố thị giác như cách sắp xếp (cân bằng, đối xứng, kim tự tháp), hiệu ứng màu sắc hay chương trình khuyến mãi nổi bật… Trưng bày sản phẩm theo nhóm có thể là một ý tưởng tuyệt vời để thu hút ánh nhìn của khách hàng.
Việc phân loại nhóm sản phẩm có thể tuân theo sự tương đồng về giá cả, chủng loại, kích thước, màu sắc, nhãn hiệu,… giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn, giảm thiểu thời gian nán lại cửa hàng.
Nghệ thuật trưng bày hàng hóa giữa mùa Covid hiện nay tập trung xoay quanh giải quyết vấn đề: Tạo niềm tin cho khách hàng rằng nơi này đủ an toàn để mua sắm và tạo điều kiện cho khách hàng tìm thấy thứ đang cần nhanh nhất có thể để trở về nhà.
Tối ưu quản lý trưng bày hàng hóa bằng công nghệ 4.0
Bên cạnh việc tính toán cách thức trưng bày hàng hóa hợp lý để đảm bảo phòng dịch nhưng vẫn thu hút khách hàng, các điểm bán lẻ còn cần tuân thủ các điều kiện trưng bày hàng hóa đúng với cam kết đã ký với NSX – NPP.
Thực tế, khi các điểm bán ký hợp đồng triển khai chương trình trưng bày với các doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối để ưu tiên sản phẩm của hãng ở vị trí “đắc địa” như “đầu line hàng” (đầu kệ hàng) thì cũng rất khó để tùy ý sắp xếp các mặt hàng khác.
Để tối ưu hóa quản lý trưng bày sản phẩm, nhiều doanh nghiệp phân phối đẩy mạnh sử dụng giải pháp DMS.
Xem thêm: Giám sát chương trình trưng bày hàng hóa
Theo đó nhân viên bán hàng sẽ báo cáo tình hình trưng bày tại điểm bán bằng hình ảnh thông qua ứng dụng trên di động, dữ liệu được cập nhật ngay lập tức cho nhà quản lý để có hướng chỉ đạo phù hợp. Đồng thời, phần mềm DMS cung cấp tính năng chấm điểm trưng bày, đánh giá điểm bán nào thực hiện tốt hay cần thay đổi nhằm tăng sự kết nối giữa doanh nghiệp và thị trường.
Phần mềm MobiWork DMS là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao sức tác động của trưng bày hàng hóa tới thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng. Giải pháp này đang được hơn 1000 Doanh nghiệp áp dụng, tiêu biểu như Mead Johnson, Tập đoàn Tân Á Đại thành, Hoa Sen Group , Tập đoàn Đại Việt, MIWON, Sao Thái Dương, bia Sapporo,…
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Tại sao doanh nghiệp cần một giải pháp DMS đúng nghĩa để quản lý kênh phân phối hiệu quả?
- Chi phí ẩn trong DMS: Những cạm bẫy ngân sách bạn không thể bỏ qua
- MobiWork DMS – Bí quyết thành công của các “ông lớn” ngành Dược Việt Nam
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp