Mới đây tập đoàn Vingroup thông báo sẽ lấn sân vào lĩnh vực dược phẩm với việc thành lập Công ty Vinfan chỉ vài tháng sau khi Thế giới di động, FPT Retail, Nguyễn Kim công bố kế hoạch chiếm thị phần lĩnh vực này. Đâu là nguyên nhân khiến ngành Dược phẩm được nhiều đại gia “săn sóc” như vậy? Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo với ngành Dược Việt Nam?
Mục lục nội dung:
Ồ ạt “tiến quân” thị trường dược phẩm
Theo kế hoạch được công bố trên website chính thức của Vingroup, tập đoàn sẽ thành lập Công ty cổ phần Vinfa và xây dựng “Trung tâm nghiên cứu sản xuất thuốc Vinfa” tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm, Vinfa sẽ tập trung bảo tồn, nghiên cứu và phát triển các bài thuốc Đông y cổ truyền có nguồn gốc từ dược liệu quý Việt Nam, phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu. Như vậy, sau khi đầu tư vào y tế với hệ thống bệnh viện Vinmec, Vingroup đã quyết tâm tham gia sâu hơn vào thị trường dược phẩm đầy tiềm năng này. Định hướng phát triển của tập đoàn dài hạn, tập trung vào khâu nghiên cứu và sản xuất thuốc mới tiến tới đưa ra những dòng sản phẩm ‘made in Việt Nam’ thay vì mua lại những doanh nghiệp dược truyền thống.
Trước Vingroup, một loạt các tập đoàn, doanh nghiệp cũng tuyên bố tham gia vào lĩnh vực dược phẩm và đã có những bước đi đầu tiên để hiện thực hóa ước mơ đó. Thế giới di động (MWB) có lẽ là cái tên gây nhiều sự chú ý nhất. Quan điểm của họ rất đơn giản, giống như cách đây chừng 10 năm khi đầu tư phân phối điện thoại di động và thực tế đã chứng tỏ MWB thành công. Và ngay sang đầu năm 2018, Chuỗi bán lẻ hàng công nghệ số 1 Việt Nam đã chính thức bước chân vào lĩnh vực bán lẻ dược phẩm bằng việc mở 7 nhà thuốc An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở cải tạo từ nhà thuốc Phúc An Khang cũ.
Một cái tên khác là FPT Retail mới đây cũng đã công bố kế hoạch bước chân vào ngành bán lẻ dược phẩm với việc mua nhà thuốc Long Châu và mở rộng số lượng lên 400 vào năm 2022. Doanh nghiệp hy vọng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần với doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng. Còn đối với Digiworld, sau khi tung ra sản phẩm Kingsmen năm 2017 thì đơn vị này sẽ tiếp tục tung ra 3 sản phẩm mới năm 2018. Hay Nguyễn Kim mới đây cũng đã quyết định mua thêm cổ phiếu của Dược Lâm Đồng để nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty dược này từ mức 24% hiện tại lên 51,14% vốn điều lệ công ty, đủ để Nguyễn Kim trở thành cổ đông chi phối Dược Lâm Đồng.
Những doanh nghiệp ngoại cũng không đứng ngoài cuộc chơi, thậm chí còn tham gia có phần mạnh mẽ. Không được phép phân phối dược phẩm tại Việt Nam, các đại gia ngoại bỏ tiền đầu tư vào các công ty dược truyền thống, trong đó tiêu biểu như Adamed – tập đoàn dược phẩm lớn thứ hai của Ba Lan bỏ 50 triệu USD để thâu toán 70% cổ phần công ty Davipharm. Hay việc Công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu Abbott (Mỹ) mua lại Công ty Dược Việt Nam Glomed…
Việc hàng loạt các doanh nghiệp “ngoại đạo” trong nước cùng đại gia nước ngoài nhảy vào ngành Dược phẩm khiến lĩnh vực này vốn khá ‘nhàm chán”, “bình lặng” bỗng trở nên sôi nổi. Điều này làm không ít người phải thốt lên
Chuyện gì đang xảy ra với ngành Dược phẩm vậy?
“Chiếc bánh” dược phẩm đang phình to
Trên thực tế, việc thị trường Dược đón nhận những cơn “sóng” đầu tư liên tiếp không có gì quá khó hiểu nếu bạn chịu khó quan sát sự biến động của lĩnh vực này. Quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam đạt mức 5,2 tỷ USD năm 2017 theo số liệu thống kê của Business Monitor International – BMI, tăng khoảng 10% so với năm trước và dự đoán tiếp tục tăng trưởng hai con số trong 5 năm tới. Một người hoạt động lâu năm trong ngành bán lẻ đã nhận xét “Nhìn trên đường sẽ thấy ngoài cửa hàng điện thoại, cửa hàng sửa xe máy, cửa hàng hớt tóc, thì cửa hàng bán thuốc tây là nhiều nhất, nên việc các công ty dòm ngó lĩnh vực này có thể hiểu được“
Điều quan trọng hơn mà các doanh nghiệp nhìn thấy được là “chiếc bánh” ngành Dược phẩm đang phình to, chưa thấy dấu hiệu hạ nhiệt. Không cần con số dự đoán của các công ty cũng thấy được mức chi tiêu dành cho sức khỏe đang chiếm tỷ trọng lớn trong túi tiền người dân. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng nhanh sẽ giúp tiêu thụ các loại thuốc có chất lượng cao, mang lại lợi nhuận khả quan cho các công ty Dược. Đặc biệt là gần 46 triệu người sinh trong giai đoạn 1975 – 2000 sẽ bước vào độ tuổi già hóa trong 10 – 30 năm tới, giúp gia tăng nhu cầu chi tiêu cho y tế và dược phẩm.
Hơn thế nữa, thị trường Dược phẩm Việt Nam còn khá sơ khai và phân mảnh khi phần lớn thị phần nằm trong tay nhóm nhà thuốc tư nhân; không có thương hiệu nào chiếm được 10 – 15%. Như vậy, vẫn chưa có ‘sếu đầu đàn” trong ngành Dược. Các doanh nghiệp nhảy vào với hy vọng sẽ sắp xếp lại thị trường giống như Thế giới di động làm với ngành điện máy cách đây 10 năm.
Một yếu tố nữa phải kể đến đó là việc thị trường Việt Nam đang ngày càng thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt từ khi Chính phủ quyết định cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh, nới lỏng quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp ngoại nhìn thấy nhiều cơ hội tại thị trường Dược phẩm Việt Nam lớn hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực ASEAN nên việc đẩy mạnh đầu tư là điều dễ hiểu.
Vậy thị trường Dược phẩm Việt Nam trong tương lai sẽ biến đổi như thế nào?
M&A tiếp tục nóng – ngành dược liệu có “lột xác”?
Trước tiên có thể khẳng định, những thương vụ M&A chắc chắn sẽ vẫn là điểm nhấn trong ngành dược phẩm. Điều này càng rõ rệt khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang có kế hoạch thoái vốn khỏi hàng loạt doanh nghiệp Dược như Dược Hậu Giang, Traphaco, Công ty trang thiết bị kỹ thuật y tế Tp Hồ Chí Minh….từ nay đến 2020. Những tên tuổi nước ngoài có thể kể đến là dự đoán sẽ nhảy vào thị trường Việt Nam như: Mercury (Philippines), Walgreens Boot Alliance (Mỹ), CVS (Mỹ), Lloyds Pharmacy (Anh)…
Còn đối với những doanh nghiệp không muốn “bán mình”, sẽ buộc phải chi các khoản đầu tư lớn vào công nghệ, dây chuyền sản xuất, thiết lập hệ thống phân phối, quản lý giám sát đội ngũ trình dược viên, trade marketing…. Chi phí cho quá trình “thay da đổi thịt” chắc chắn sẽ vô cùng khổng lồ nên doanh nghiệp chắc chắn phải thu hút những khoản đầu tư mới hoặc tìm kiếm một đối tác đồng hành để giảm thiểu gánh nặng. Các doanh nghiệp trong ngành cũng cần nâng cấp dây chuyển để thỏa mãn các tiêu chuẩn thực hành quốc tế khắt khe như PIC/S và EU-GMP nhằm gia cơ hội tiếp cận ở phân khúc cấp cao, cũng như xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
Từ những biến động mạnh mẽ trong việc phân lại thị phần ngành Dược cũng dẫn tới sự biến đổi trong ngành Dược trong vài năm tới. Theo quan điểm của tác giả, năm 2018 có thể được coi là điểm khởi đầu đánh dấu bước ngoặt cạnh tranh ngành Dược kéo theo sự thay đổi bằng mắt thường có thể nhìn thấy được:
- Sự mở rộng của mô hình chuỗi nhà thuốc, song song với đó là sự sụt giảm của các nhà thuốc tư nhân, cá thể.
- Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thị trường nhận được sự quan tâm lớn nhất khi hầu hết chuỗi hiệu thuốc được mở ra tại đây, sau đó dần lan rộng ra một số tỉnh lân cận. Các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội cũng bắt đầu có sự chuyển biến nhưng sẽ chậm rãi hơn bởi tư duy kinh tế thị trường kém hơn khu vực Hồ Chí Minh. Tuy nhiên Hà Nội chỉ trong 1 – 2 năm nữa sẽ có sự thay đổi đáng kể
- Khu vực nông thôn vẫn là sự chiếm lĩnh của nhà thuốc cá thể, tư nhân. Xu thế này vẫn sẽ thống trị trong 3 – 5 năm tới do xuất phát từ thói quen mua thuốc khó đổi của người dân. Thị trường này sẽ chỉ được chú ý nhiều hơn khi khu vực thành thị đã bão hòa
- Sự minh bạch trong giá cả, có cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Trên thực tế ngành Dược có một đặc thù đó là: Người bán yêu cầu người mua sử dụng sản phẩm gì, trả bao nhiêu tiền là phải nghe theo. Không có sự cò kè mặc cả hay trả giá nào.
- Các nhà thuốc có hệ thống trang thiết bị hiện đại hơn, được lắng nghe những tư vấn chân thực
Phần mềm DMS – giải pháp quản lý hệ thống phân phối ngành Dược được nhiều doanh nghiệp như Sao Thái Dương, Boston Pharma. Dược Trà Vinh, Dược 2/9; Dược phẩm Trung ương, Vinacare; Dược Nhân Hưng…tin tưởng sử dụng để giám sát đội ngũ trình dược viên; quản lý hoạt động bán hàng tại nhà thuốc; cập nhật tồn kho ngoài thị trường…
Đăng kí dùng thử MIỄN PHÍ
- Áp dụng công nghệ trong quản lý trưng bày hàng hóa
- Trưng bày hàng hóa tại điểm bán – cuộc chiến không hồi kết
- Trưng bày hàng hóa – sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật
- Để trung thu là tết của chính doanh nghiệp bạn
- Trung thu – Doanh nghiệp nên lấy “tốc độ” làm thế mạnh
- Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp