POSM là từ viết tắt của “Point of Sale Materials”. Từ lâu POSM đã trở thành một trong những hình thức quảng cáo, marketing sản phẩm/dịch vụ được nhiều doanh nghiệp, đơn vị áp dụng. Vậy cụ thể POSM nghĩa là gì?
POSM giúp quảng bá các thông tin, hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng tại các điểm bán khác nhau, từ đó tăng khả năng nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu.
Một trong những ví dụ điển hình thành công trong việc tăng độ nhận diện sản phẩm và thương hiệu nhờ sử dụng POSM chính là Starbucks. Nhờ triển khai POSM tại các điểm bán trên toàn thế giới, chiến dịch “Starbucks at Home” được Starbucks® và Nestle khởi tạo đã đạt được những thành tựu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cực thú vị về thành công của Starbucks nhờ chiến lược triển khai POSM.
Mục lục nội dung:
1. POSM nghĩa là gì?
POSM nghĩa là gì? POSM (còn được gọi là POPM hoặc POP) là viết tắt của thuật ngữ “Point of Sale Materials”. POSM thường được hiểu là vật phẩm trưng bày hay vật phẩm quảng cáo sản phẩm/dịch vụ tại điểm bán hay POSM tại điểm bán. POSM chứa các thông tin quảng cáo về sản phẩm, giúp người tiêu dùng hiểu và hứng thú về sản phẩm đó.
Vậy cụ thể POSM nghĩa là gì? POSM được xem là một hình thức marketing, tiếp thị, truyền thông tin sản phẩm đến khách hàng tại điểm bán. POSM là một phần không thể thiếu của chiến lược truyền thông, chiến lược quảng bá sản phẩm hay xây dựng thương hiệu. Thuật ngữ POSM marketing ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong chiến lược kinh doanh của mình.
Có nhiều dạng POSM khác nhau, phù hợp với nhu cầu, mục đích của các chiến dịch quảng cáo tại các công ty, doanh nghiệp. Tất cả các POSM đều được triển khai trên POP hoặc POS. Trong đó có thể kể đến một số dạng POSM thường được sử dụng trong chiến dịch quảng bá sản phẩm/thương hiệu như: Áp phích, Băng Rôn, tờ rơi, Posters, Dangler, biển cảnh báo, Dummy Boxes, Shelf Branding, Shelf Talker, Leaflets & Leaflets Dispenser, Wobblers,…

Giải đáp thắc mắc POSM nghĩa là gì?
2. POSM nghĩa là gì? POP hay POS là gì?
Để hiểu cụ thể POSM nghĩa là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về POP hay POS trong POSM. POS là viết tắt của Point of Sale (điểm bán hàng), được xem xét dưới góc nhìn của người bán. Đây chính là điểm bán hàng mà người bán sử dụng để bán các sản phẩm cho khách hàng của mình.
POP là viết tắt của Point of purchase ( điểm mua hàng) được xem xét dưới quan điểm của khách hàng. Điều này có nghĩa là POS & POP đều giống nhau nhưng được nhìn nhận khác nhau do mục đích của người bán và người tiêu dùng khác nhau.
3. POSM gồm những gì?
POSM nghĩa là gì, có bao nhiêu loại POSM được sử dụng trong các chiến dịch marketing hiện nay. POSM không có kích thước, hình dáng và loại cố định. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng POSM khác nhau, phù hợp với nhu cầu của các chiến dịch quảng bá, tiếp thị. Trong đó người ta dựa vào ứng dụng của POSM trong ngành bán lẻ để phân loại chúng thành các loại sau:
Posters (Áp phích): Áp phích là biển báo được dán trên một mặt phẳng thẳng đứng như tường. Chúng thường có các kích thước sau: Lớn (24×36), Trung bình (18×24), Nhỏ (11×17) và khổ A4. Tùy thuộc vào mục đích/ thương hiệu/chủ đề mà các doanh nghiệp có thể chọn chất liệu Posters phù hợp.
Danglers (Biển cảnh báo): Danglers là những biển báo được treo “lủng lẳng” trên tường/cửa của các cửa hàng bán lẻ. Một Dangler đơn giản nhất có thể chỉ là một mảnh giấy dày hình chữ nhật với chữ SALE trên đó. Mặt khác, nó có thể là một mô hình 3D của sản phẩm.
Standee: Standee được hiểu là một chân dựng được dùng để tờ in quảng cáo, ảnh hoặc banner cỡ nhỏ. Đây là một loại tư trưng bày tự đứng quảng bá cho một chương trình truyền thông/chiến dịch/chương trình. Nó thường được đặt bên ngoài cửa ra vào để thu hút sự chú ý của người qua đường. Standee có nhiều loại khác nhau như standee sàn, standee cuốn, standee cắt, standee canvas, standee MDF, standee LED, standee 3D, v.v.
Ruy băng: Các nhãn dán/ cờ ruy băng nhỏ được gắn trên cùng một sợi chỉ với trình tự khoảng cách đồng đều được gọi là cờ đuôi nheo trong thuật ngữ POSM. Ruy băng thường là một POSM được sử dụng trên cửa ra vào hoặc cửa sổ.
Các POSM khác: Các loại POSM chính khác là nhãn dán, wobblers, màn hình cửa sổ LED, thiết bị bay, màn hình đánh dấu acrylic, v.v. Tất cả những vật liệu này đều được sử dụng để quảng bá truyền thông cho thương hiệu.

POSM được hiểu là tất cả các vật phẩm nhằm trưng bày hàng hóa
4. Starbucks thành công nhờ chiến lược triển khai POSM như thế nào?
Chúng ta đã tìm hiểu tổng quan POSM nghĩa là gì, cũng như lợi ích, tính ứng dụng và cá loại POSM phổ biến.
Tập đoàn Starbucks là một chuỗi cửa hàng cà phê và nhà máy rang xay đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Seattle, Washington. Là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới, Starbucks được coi là đại diện chính cho làn sóng văn hóa cà phê thứ hai của Hoa Kỳ. Tính đến đầu năm 2020, công ty hoạt động trên 30.000 địa điểm trên toàn thế giới tại hơn 70 quốc gia.

Chuỗi Starbucks có trụ sở tại Mỹ và hoạt động ở hơn 70 quốc gia
Ngay từ đầu, Starbucks đã định hướng là một loại hình doanh nghiệp F&B đặc biệt. Starbucks không chỉ tôn vinh sự phong phú của cà phê truyền thống, mà còn mang lại cảm giác kết nối đến khách hàng của mình.
Sứ mệnh của Starbucks là truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần khách hàng. “Mỗi ngày, đội ngũ Starbucks đi làm với mong muốn làm được hai điều: chia sẻ những ly cà phê tuyệt vời với bạn bè và giúp tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Điều này đã trở thành sự thật cho tới ngày hôm nay khi Starbucks đầu tiên được mở cửa vào năm 1971” – Anders Walther, Giám đốc Starbucks khu vực Châu Âu chia sẻ.
Theo ước tính hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới sẵn sàng bỏ 15 phút mỗi sáng chỉ để thưởng thức một ly Starbucks hảo hạng.
Với độ bao phủ các cửa hàng rộng khắp thế giới, Starbucks đã gặt hái được nhiều thành tựu trong chiến dịch “Starbucks at Home” của mình nhờ triển khai chiến lược POSM.
Vào năm 2018, Starbucks® và Nestlé, chính thức hợp tác, khởi đầu cho chiến dịch mang tên “Starbucks at Home”. Starbucks bắt tay hợp tác và cho phép Nestlé quyền bán các sản phẩm cà phê và trà của Starbucks trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ ăn uống trên toàn cầu. Nhờ vậy hàng triệu khách hàng trên thế giới có thể mua cafe Starbucks tại các hệ thống siêu thị và thưởng thức tại nhà của mình.
Nestlé và Starbucks® cần một nhà cung cấp có thể đảm bảo POSM chất lượng cao với khả năng hiển thị tối đa tại tất cả các cửa hàng tạp hóa ở các quốc gia Bắc Âu. Tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng tạp hóa Starbucks đã sử dụng các mẫu POSM với các kệ trưng bày sản phẩm bắt mắt có treo logo nàng tiên cá màu xanh trắng quen thuộc.
Starbucks tận dụng tối đa không gian trưng bày POSM trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các hàng tạp hóa. Kệ trưng bày sản phẩm của Starbucks được đặt ngay tại các vị trí nổi bật, bắt mắt của các cửa hàng, khiến khách hàng bị thu hút và chú ý. Trên các kệ này đều được trưng bày các sản phẩm mới nằm trong chiến dịch “Starbucks at Home”.
Starbucks đã đặt các vật phẩm trưng bày POSM chất lượng cao tại hơn 600 cửa hàng trên khắp các quốc gia Bắc Âu. Starbucks đã xem xét hơn 50 tùy chỉnh các phương pháp chiến lược triển khai POSM đến từ đơn vị nhà thầu thiết kế và lắp đặt POSM nhằm đưa ra mẫu POSM phù hợp với mình. Ngoài ra hãng này cũng đã sử dụng hơn 5.000 đơn vị sản phẩm trưng bày trong chiến dịch này.

Starbucks tận dụng tối đa không gian trưng bày POSM trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các hàng tạp hóa
5. Các phương pháp cải thiện hiệu quả quản lý POSM
Việc triển khai POSM một cách hiệu quả tại điểm bán không chỉ mang lại sự nhận diện tốt cho thương hiệu mà còn tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Dưới đây là một số phương pháp giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng POSM trong thực tế:
Thiết kế POSM theo hành vi mua sắm tại điểm bán
Thay vì sử dụng những mẫu thiết kế cũ kỹ, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hành vi của khách hàng tại điểm bán để bố trí vật phẩm đúng vị trí chiến lược – ngang tầm mắt, gần quầy thanh toán hoặc tại các khu vực có lượng người qua lại cao.
Tận dụng POSM tương tác (interactive)
Kết hợp công nghệ như mã QR, màn hình cảm ứng, hay POSM tích hợp âm thanh – ánh sáng sẽ giúp người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm ngay tại chỗ và ghi nhớ thương hiệu lâu hơn.
Tự động hóa kiểm soát POSM
Với số lượng POSM trải dài hàng trăm điểm bán, việc sử dụng phần mềm quản lý tồn kho POSM, theo dõi thời gian trưng bày, tình trạng hư hỏng hoặc mất mát là cần thiết để tối ưu chi phí và đảm bảo hiệu quả.
Đo lường hiệu quả trưng bày bằng dữ liệu thực tế
Doanh nghiệp có thể thiết lập KPI riêng cho từng loại POSM dựa trên số lượng đơn hàng, tần suất tiếp cận, hoặc mức độ tương tác để đánh giá rõ hiệu suất của từng điểm trưng bày.
Áp dụng các phần mềm POS
Hầu hết các điểm bán lẻ, cửa hàng đều đang sử dụng một phần mềm POS để quản lý hoạt động bán hàng và ghi nhận doanh thu hàng ngày. Tuy nhiên, việc lựa chọn một giải pháp POS phù hợp, đặc biệt là có khả năng kết nối với hệ thống quản trị mua hàng – kho hàng là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp đang triển khai mô hình bán hàng đa kênh.
6. Giải pháp ERPNext quản lý bán hàng tại POS và bán hàng đa kênh
Trong bối cảnh người tiêu dùng đang mua sắm linh hoạt giữa cửa hàng truyền thống, kênh online và thương mại điện tử, bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp không chỉ là trưng bày sản phẩm đẹp mắt, mà còn là quản lý đồng bộ từ trưng bày đến đơn hàng, kho vận và chăm sóc khách hàng. Đây chính là lúc ERPNext tích hợp POS phát huy thế mạnh vượt trội.
ERPNext là hệ thống ERP quản trị nguồn lực doanh nghiệp cho phép các công ty quản trị toàn diện hoạt động mua hàng – sản xuất tới bán hàng, khách hàng… giúp ghi nhận doanh thu và tồn kho theo thời gian thực. ERPNext với chi phí triển khai hợp lý, không thu phí theo người dùng, dễ dàng tùy chỉnh mở rộng… đang là giải pháp được nhiều công ty thương mại – phân phối triển khai.
Dưới đây là những điểm mạnh của ERPNext:
Quản lý POS ngay tại điểm bán
ERPNext hỗ trợ bán hàng trực tiếp tại quầy (POS) với giao diện thân thiện, xử lý nhanh hóa đơn, in biên lai, đồng thời đồng bộ với hệ thống kế toán – kho vận mà không cần thao tác tay thủ công. Dù bán hàng online hay offline, dữ liệu đều được tổng hợp trên cùng một nền tảng.
Bán hàng đa kênh – một hệ thống duy nhất
Thay vì sử dụng các phần mềm rời rạc giữa Shopee, cửa hàng truyền thống, và đại lý, ERPNext tích hợp tất cả kênh bán hàng trong một hệ thống, giúp theo dõi tồn kho – đơn hàng – công nợ – doanh thu theo từng kênh và từng SKU cụ thể.
Quản lý chương trình khuyến mãi và chiết khấu tại điểm bán
Bạn có thể cài đặt các chương trình ưu đãi (combo, giảm giá, tích điểm) theo từng khu vực, nhóm khách hàng, hoặc thời điểm cụ thể. ERPNext cho phép phân tích hiệu quả chương trình theo từng điểm bán và hỗ trợ ra quyết định nhanh về ngân sách khuyến mãi.
Tích hợp dữ liệu trưng bày POSM với hệ thống ERP
Khi kết hợp với giải pháp MobiWork DMS, doanh nghiệp có thể giám sát tình trạng trưng bày POSM ngoài thị trường, kết nối hình ảnh thực tế từ nhân viên thị trường với hệ thống ERP để đối chiếu KPI, đo hiệu quả POSM theo từng khu vực cụ thể.
Với ERPNext, doanh nghiệp có thể “liên thông dữ liệu từ quầy kệ đến kế toán” – kiểm soát vận hành chặt chẽ, giảm thất thoát và tối ưu lợi nhuận từ từng điểm bán.
7. Kết luận
POSM là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing tại điểm bán – nơi quyết định phần lớn đến việc người tiêu dùng có lựa chọn sản phẩm hay không. Từ thành công của Starbucks, có thể thấy rằng việc triển khai POSM bài bản, đúng vị trí, đúng thời điểm chính là “đòn bẩy mềm” giúp thương hiệu tăng độ nhận diện và tạo ra những trải nghiệm nhất quán trong hành trình mua sắm của khách hàng.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa hiệu quả của POSM trong thời đại số, doanh nghiệp không thể chỉ dừng lại ở mặt “hiển thị” mà cần tiến thêm một bước: số hóa hoạt động tại điểm bán và quản trị dữ liệu trưng bày – bán hàng – tồn kho – doanh thu một cách tập trung và đồng bộ.
Đây là lý do nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang nền tảng quản trị hiện đại như ERPNext, nơi tích hợp khả năng quản lý bán hàng tại POS, kiểm soát tồn kho theo từng địa điểm, quản lý chương trình khuyến mãi và tự động hóa báo cáo doanh thu theo điểm bán.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa hiệu quả trưng bày và quản lý hệ thống POS một cách toàn diện, ERPNext sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc cho hành trình chuyển đổi số bền vững và linh hoạt.
MobiWork DMS vừa giải đáp thắc mắc POSM nghĩa là gì, cũng như các loại hình POSM được ứng dụng rộng rãi trong marketing. Để tìm hiểu thêm POSM nghĩa là gì, cũng như các thuật ngữ khác trong marketing, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại trang web của chúng tôi.
Mong rằng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Phần mềm DMS là gì?
- Ưu đãi nhân đôi – Tiết kiệm vượt trội khi triển khai MobiWork DMS dịp 30/4
- Câu chuyện Kinh Đô “bán mình” cho Mondelez để nuôi giấc mơ lớn và hành trình quay trở lại để cạnh tranh với chính mình
- 3 chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh trong phân phối sản phẩm
- 10 phương pháp kiểm kê hàng tồn kho đơn giản dành cho nhân viên kho
- Những nội dung cơ bản về tổ chức và quản lý kênh phân phối