Như đã nói trong phần trước, kênh phân phối dược phẩm tại Việt Nam vô cùng đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau, chi phối toàn bộ con đường đưa sản phẩm (dược phẩm) đến tay người tiêu dùng (bệnh nhân). Cùng với việc chuyển đổi trong chiến lược sản xuất – kinh doanh và sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn trong những năm gần đây, ngành Dược lại trở nên ồn ào, khác hẳn với tính bình lặng vốn có của nó. Doanh nghiệp Dược giờ đây đầu tư nhiều hơn trong việc phát triển kênh phân phối thuốc OTC và phòng khám bệnh tư nhân thay vì tham gia cạnh tranh trong kênh ETC. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ Trình Dược Viên đi thị trường nhằm giới thiệu sản phẩm, mở rộng đại lý phân phối thì việc chú trọng vào công nghệ quản lý hệ thống phân phối cũng được doanh nghiệp quan tâm.
Vậy hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt mobiNam đang gặp phải những vướng mắc gì? Các thương hiệu Dược lớn họ đang sử dụng giải pháp nào để quản lý hệ thống phân phối ngành Dược?
Xem thêm: Phần mềm DMS ngành Dược
Mục lục nội dung:
Thách thức trong quản lý hệ thống phân phối Dược phẩm
- Giám sát Trình dược viên bằng lòng tin: Thủ công nhất là gọi điện thoại cho nhà phân phối để kiểm tra, thuê giám sát..; Hiện đại hơn là sử dụng một số công cụ không chuyên như định vị trên Sim. Việc quản lý dựa trên lòng tin khiến nhân viên không phát huy được hết khả năng, một bộ phận nhân viên này sinh tư tưởng đi thị trường chỉ để nhận lương cơ bản, có bảo hiểm.
- Tình trạng “xào nấu dữ liệu”: Tương tự như trong nhóm ngành hàng FMCG, nhân viên có thể tự sinh ra các cửa hàng ảo, đơn hàng ảo nhằm đối phó với chỉ tiêu tuần – tháng – quý. Do số lượng nhà phân phối quá lớn cùng phạm vi rộng khiến doanh nghiệp không kiểm soát được tính chính xác của dữ liệu nhân viên gửi về. Điều này không chỉ gây thất thoát chi phí mà còn khiến nhà quản lý không nắm bắt chính xác sức nặng thương hiệu trên thị trường, ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư lâu dài.
- Toàn bộ các quy trình làm việc đều thủ công: Từ việc đặt đơn hàng, cập nhật tồn kho đều được thực hiện bằng sổ sách, giấy tờ hay các công cụ không chuyên như zalo, viber… Phương pháp này có thể phù hợp trong hàng chục năm năm về trước nhưng chắc chắn sẽ là rào cản trong giai đoạn hiện nay. Cách làm thủ công không chỉ tiêu tốn thời gian mà tính chính xác thông tin còn thấp, dữ liệu lưu chuyển chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất – kinh doanh
- Quản lý trưng bày sản phẩm thiếu tập trung, không gắn với điểm bán. Doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội bán hàng nếu sản phẩm chỉ được chủ hiệu thuốc cất trong kho mà không đặt ra khu vực trưng bày.
- Chất lượng chăm sóc điểm bán không tốt: Những ghi nhận, phản hồi của chủ điểm bán ít khi được ghi nhận và xử lý.
- Báo cáo kết quả bán hàng: Dữ liệu được nhân viên chuyển lên chủ yếu là file excel, thậm chí là ảnh chụp không có mẫu form chung, khiến kế toán phải dành thời gian nhập lại dữ liệu. Chưa kể đến việc dữ liệu xử lý không theo thời gian thực khiến các vấn đề gấp không được theo dõi, xử lý ngay lập tức.
Phần mềm quản lý hệ thống phân phối ngành Dược – MobiWork DMS
Những thách thức được liệt kê ở trên đã được nhiều thương hiệu lớn trong ngành Dược phẩm quan tâm và tìm kiếm giải pháp khắc phục. Sao Thái Dương, Dược Nhân Hưng, Dược Trà Vinh, Dược 2/9…. cùng hàng loạt tên tuổi lớn khác đang triển khai giải pháp DMS nhằm khắc phục triệt để các yếu điểm tồn tại trong các phương pháp quản lý truyền thống, hướng đến việc hiện đại hóa cách thức quản lý kênh phân phối của chính doanh nghiệp mình.
Vậy một giải pháp quản lý hệ thống phân phối ngành Dược cần những điều gì? Đâu là yếu tố trọng tâm?
Về cơ bản, MobiWork DMS được phát triển trên cơ sở lấy Trình dược viên là trọng tâm, kết nối toàn bộ các khâu của quá trình phân phối, gắn kết doanh nghiệp và thị trường. Không chỉ trong khía cạnh quản lý mà cả quy trình viếng thăm, chăm sóc điểm bán cũng được thay đổi với quyết tâm giải phóng sức làm việc, nâng cao đời sống cho nhân viên. Một số tính năng chính:
- Giám sát trình dược viên trên bản đồ GPS: Nhà quản lý kiểm soát được vị trí, thời gian, tuyến đường di chuyển và hoạt động viếng thăm điểm bán của toàn bộ Trình dược viên thay vì chỉ theo dõi được vài tuyến như trước đây. Đồng thời, nhờ có DMS, các doanh nghiệp có thể theo dõi được các điểm bán, hiệu thuốc nào chưa được chăm sóc thường xuyên hoặc bị bỏ sót
- Tự động hóa các quy trình như kiểm hàng tồn, đặt đơn hàng: Dữ liệu sẽ gửi về theo thời gian thực, gắn với từng điểm bán để nhà quản lý dễ theo dõi. Tất cả đều được thực hiện thao tác trên thiết bị di động. Điều này sẽ xóa bỏ tình trạng dữ liệu ảo so với giai đoạn trước kia
- Quản lý trưng bày sản phẩm: Nhân viên ghi nhận hình ảnh trưng bày (hay đóng cửa) từng điểm bán để quản lý tập trung, dễ theo dõi. Tự động tổng hợp thành các báo cáo.
- Quản lý kênh phân phối: Theo dõi độ phủ khách hàng, sản phẩm, nắm bắt được mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
- Ngoài ra, MobiWork DMS cung cấp các loại báo cáo trên di động nhằm giúp Trình dược viên trở nên tự giác hơn trong hoạt động đi thị trường, viếng thăm khách hàng và tích cực trong tư vấn, chào hàng tại các điểm bán. Các trình dược viên phải thực sự đi thực địa, khai báo viếng thăm qua phần mềm mới được ghi nhận vào báo cáo để đánh giá chỉ tiêu KPIs.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào quản lý hệ thống phân phối ngành Dược trở thành vấn đề bắt buộc với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Nếu chỉ biết tiếp tục chờ đợi, xem sự biến đối thị trường, chắc chắn doanh nghiệp sẽ đứng ngoài cuộc chơi, dâng thị trường của mình cho đối thủ cạnh tranh.
- Áp dụng công nghệ trong quản lý trưng bày hàng hóa
- Trưng bày hàng hóa tại điểm bán – cuộc chiến không hồi kết
- Trưng bày hàng hóa – sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật
- Để trung thu là tết của chính doanh nghiệp bạn
- Trung thu – Doanh nghiệp nên lấy “tốc độ” làm thế mạnh
- Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp