Áp dụng công nghệ để đổi mới hoạt động sản xuất, quản lý không phải là điều quá mới mẻ; nhưng để thay đổi cả một hệ thống đã vận hành hàng chục năm, tư duy làm việc truyền thống của đội ngũ nhân viên bán hàng vẫn luôn là điều khó khăn. Đó cũng là câu chuyện của Miwon – một thương hiệu Hàn Quốc về gia vị đã quá quen thuộc đối với mỗi người dân Việt.
Mục lục nội dung:
Khi truyền thống là rào cản
Tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 1994 – công ty TNHH Miwon thuộc tập đoàn Deasang Hàn Quốc đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường phân phối gia vị trong nước. Bột ngọt mang thương hiệu Miwon xuất hiện trong mọi căn bếp, trở thành người đồng hành không thể thiếu của mỗi bà nội trợ.
Trải qua gần ¼ thế kỷ, hiện MiWon đã xây dựng được hệ thống khép kín từ nhà máy sản xuất mì chính và thực phẩm tại Việt Trì, Phú Thọ đến nhà máy đóng gói tại Hồ Chí Minh và nhà máy tinh bột tại Tây Ninh. Không chỉ dừng lại ở sản phẩm thế mạnh, Miwon còn tiếp tục mở rộng thị trường, mở rộng cách tiếp cận người tiêu dùng với những dòng sản phẩm như hạt nêm, bột chiên, bột chiên xù, bột chiên gà giòn, bột năng đa dụng, gia vị hoàn hảo, nước mắm, nước tương… hay các dòng sản phẩm nhập khẩu từ chính tập đoàn Daesang Hàn Quốc: xốt Mayonaise, mù tạt, rong biển, xốt ướp sườn.
Thành công của Miwon Việt Nam còn thể hiện rõ ở mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước với hơn 200 đại lý phân phối tại 63 tỉnh thành; hơn 300 nhân viên bán hàng cùng hàng chục nghìn điểm bán nhỏ lẻ.
Tuy nhiên những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhảy vào thị trường này khi nhận thấy lợi nhuận mang lại cao. Thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, từ nay đến năm 2022, mỗi năm ngành hàng gia vị Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 25 – 32% “plus” (tăng trưởng hai chữ số hàng năm). Áp lực đến từ thị trường, cùng sự thay đổi trong cách tiêu dùng, nấu ăn của các gia đình đòi hỏi Miwon Việt Nam phải đổi mới từ sản phẩm, cách tiếp cận khách hàng, marketing cho tới việc quản lý- vận hành kênh phân phố
Điểm mạnh của Miwon nằm ở mạng lưới phân phối lớn, cùng đội ngũ nhân viên bán hàng hùng hậu, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên chính điều này cũng đang tạo ra rào cản phát triển khi rất khó để thay đổi cách thức làm việc đã trở thành thói quen sau hàng chục năm. Mr. Jung Im Jeong – Giám đốc kinh doanh Miwon Việt Nam chia sẻ:
“Với cách thức làm việc hiện nay thì công ty rất khó khăn để kiểm soát hiệu quả công việc của nhân viên bán hàng, đặc biệt, khi nhân viên nghỉ họ sẽ mang theo lượng lớn khách hàng đi, gây tổn thất rất nhiều cho công ty. Trước kia, Miwon đã áp dụng hình thức V-tracker cho một số xe giao hàng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, vì vậy chúng tôi tìm kiếm một phần mềm hỗ trợ nhiều hơn cho đội ngũ nhân viên, giúp họ viếng thăm nhiều điểm bán, đồng thời dữ liệu kinh doanh phải bảo mật”.
Vượt rào cản – tạo nền tảng
Ngày 28/11/2017, tại Hà Nội MobiWork Việt Nam cùng Miwon đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng triển khai phần mềm DMS trong việc hiện đại hóa quản lý kênh phân phối, theo đó trong giai đoạn đầu sẽ áp dụng việc giám sát đội ngũ nhân viên bán hàng trên bản đồ số GPS. Phát biểu tại buổi lễ, ông Mr Shin Sang Ho – phó chủ tịch tập đoàn Miwon cho rằng
“Việc hợp tác giữa hai công ty chắc chắn sẽ xây dựng nền móng để gắn kết và thúc đẩy mối quan hệ lâu dài trong tương lai. Không chỉ chúng tôi mà ban lãnh đạo của tập đoàn cũng kỳ vọng vào việc phần mềm sẽ nâng cao hoạt động của đội ngũ nhân viên bán hàng ngoài thị trường”
Sử dụng MobiWork DMS vào quản lý kênh phân phối, thay đổi cách thức làm việc truyền thống của đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ là bước ngoặt lớn của Miwon, nhằm biến mọi rào cản trở thành động lực phát triển. Những vấn đề lớn từng gây khó khăn trong giai đoạn trước như: Làm sao cập nhật thông tin phân phối bán hàng chính xác theo thời gian thực? Có cách nào tự động hóa thao tác bán hàng cho nhân viên, giúp họ viếng thăm nhiều điểm bán? Dữ liệu kinh doanh có đủ bảo mật? Nhân viên có thực sự đi làm? sẽ được giải quyết khi giải pháp đi vào hoạt động. Đây cũng là chiến lược để thương hiệu Miwon quay trở lại mạnh mẽ hơn trong cuộc đua kiểm soát thị trường, tiếp cận gần hơn đến từng điểm bán lẻ, nhà phân phối địa phương.
Theo Mr Jung Im Jeong, việc áp dụng một cách làm hoàn toàn mới vào hệ thống đã vận hành từ lâu chắc chắn không hề dễ dàng, đặc biệt khi vấn đề tài chính được minh bạch hóa. Tuy nhiên nó cũng sẽ tạo động lực cho những nhân viên làm “thật”, sự cố gắng trong công việc sẽ được công ty ghi nhận và dần nâng cao đời sống phúc lợi của họ. Phần mềm DMS sẽ là cánh tay nối dài của đội ngũ nhân viên bán hàng, thay vì trở thành “con mắt” giám sát nhất cử nhất động hàng ngày.
Ngay sau buổi lễ ký kết, MobiWork đã tổ chức những khóa đào tạo sử dụng phần mềm cho đội ngũ giám sát tại 3 miền: Bắc (Hà Nội) – Trung (Đà Nẵng) – Nam (TP Hồ Chí Minh).
- Công ty Cổ phần Trung ương ZATA Tăng Cường Hiệu Quả Phân Phối với MobiWork DMS
- Tăng Cường Sức Mạnh Phân Phối CTCP Vật Tư Trang Thiết Bị Y Tế Sài Gòn Với MobiWork DMS
- Phúc Sinh Consumer Đột Phá Hiệu Quả Phân Phối Nhờ Áp Dụng MobiWork DMS
- Eurovit Pharma & MobiWork DMS: Hợp tác nâng tầm quản lý kênh phân phối Dược phẩm
- Daesang Đức Việt “chuyển mình” với công nghệ DMS
- Dược Thú y Oliver Bứt Phá Hiệu Quả Bán Hàng Nhờ Giải Pháp MobiWork DMS
- Delifood Tối Ưu Quản Lý Sales Thị Trường: Bước Tiến Vững Chắc với MobiWork DMS