Trước tình hình dịch bệnh kéo dài và những ảnh hưởng từ virus corona đến hoạt động mua bán của người tiêu dùng, đại lý, điểm bán; đặc biệt, đội ngũ sales không thể đến chăm sóc từng điểm bán tại những điểm giãn cách, phong tỏa…; doanh nghiệp phân phối đứng trước nhiều thách thức và rủi ro. Không thể đứng yên đợi hết dịch, việc thích ứng và sống chung với dịch bệnh là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp phân phối.
Mục lục nội dung:
Những “căn bệnh” mới phát sinh trong đại dịch
Theo một khảo sát do MobiWork DMS thực hiện trên 2000 doanh nghiệp phân phối tại Việt Nam, Covid-19 gia tăng sự phức tạp của những vấn đề vốn có và làm phát sinh những vấn đề mới. Trong đó bao gồm:
Về sản phẩm, chi phí sản xuất, vận chuyển tăng cao đặc biệt là những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Cung, cầu giữa các ngành hàng không đồng đều; hàng hóa khó lưu thông cũng là vấn đề lớn khiến việc sản xuất, cung ứng sản phẩm gặp khó khăn. Hoạt động sản xuất gặp gián đoạn khi doanh nghiệp nằm trong khu vực phong tỏa, giãn cách.
Hoạt động bán hàng ảnh hưởng trực tiếp khi sức mua của người tiêu dùng, đại lý giảm. Đồng thời, quá trình thăm viếng và chăm sóc điểm bán bị gián đoạn. Đại lý, điểm bán ngại ngần trong việc tiếp xúc với đội ngũ sale, người dùng dẫn đến việc đóng cửa, nghỉ bán tại một số điểm.
Về nhân sự, số lượng nhân sự giảm do mắc Covid-19 hoặc trở thành F1, F2. Hiệu suất làm việc của nhân sự có xu hướng giảm do những bất cập khi làm việc tại nhà hoặc tâm lý e ngại dịch bệnh nếu vẫn phải tiếp xúc và làm việc bên ngoài.
Với những doanh nghiệp chưa ứng dụng công nghệ thông tin, những vấn đề trên càng trở nên khó khăn hơn khi không có một công cụ kiểm soát và quản lý xuyên suốt các hoạt động từ xa.
Thời điểm vàng để doanh nghiệp phân phối “tăng sức đề kháng”
Đại diện MobiWork, chị Nguyễn Thu Quyên – Trưởng phòng dự án cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp trì hoãn việc ứng dụng công nghệ như tâm lý chờ đợi hết dịch, tâm lý ngại thay đổi, doanh thu giảm nên ngại đầu tư, chưa có thời gian tìm hiểu giải pháp mới”… Tuy nhiên, với kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các tập đoàn lớn như Sao Thái Dương, Tân Á Đại Thành… chị Quyên cho rằng thời điểm hiện tại được nghiên cứu là rất thích hợp và sẽ tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp phân phối bởi những nguyên nhân sau:
Thị trường phân phối đang và sẽ ảnh hưởng lâu dài bởi dịch bệnh. Nếu doanh nghiệp không chuẩn bị công cụ để hỗ trợ và duy trì hiệu quả hoạt động của kênh phân phối, thì chuỗi cung ứng dễ dàng bị đứt gãy, doanh thu không đảm bảo.
Chi phí ứng dụng công nghệ tại thời điểm này giảm mạnh bởi ưu đãi của các nhà cung cấp phần mềm, tiến tới việc tối đa hóa doanh thu trong thời kỳ dịch bệnh.
Thời gian đi tuyến, làm việc của đội ngũ nhân sự giảm, từ đó việc tìm hiểu và tiếp cận với công nghệ mới trở nên dễ dàng hơn. Các cấp lãnh đạo cũng có thời gian tìm hiểu, cân nhắc kỹ để lựa chọn một phần mềm phù hợp với doanh nghiệp. Từ đó, việc áp dụng và triển khai ứng dụng công nghệ vào hệ thống phân phối cũng được rút ngắn đáng kể.
Đối thủ cạnh tranh đã cải tiến và thay đổi, vì thế, doanh nghiệp cũng nhanh chóng giảm thiểu tác động của đại dịch bằng sự chủ động sớm và quyết liệt.
Đâu là Vắc xin cho doanh nghiệp phân phối?
Bên cạnh những khó khăn khiến 85.500 doanh nghiệp Việt Nam phải đóng cửa trong 8 tháng tháng đầu năm nay (theo số liệu của Tổng cục Thống kê) vẫn có những doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và có sự tăng trưởng. Trong đó, có cách doanh nghiệp thuộc ngành FMCG cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu và cách doanh nghiệp Dược, vật tư, thiết bị y tế….
Ngoài ra, các doanh nghiệp vẫn đứng vững trên thị trường vì đã chuẩn bị đối mặt với kịch bản xấu của đại dịch từ trước đó. “Vắc xin” được doanh nghiệp sử dụng là đưa ra các chương trình khuyến mại để khuyến khích người mua trong giai đọan thắt chặt chi tiêu.
Cùng với đó, nhiều đơn vị xây dựng chương trình truyền thông tích cực như hoạt động tặng quà, hỗ trợ người dân khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nền vì dịch bệnh. Những chiến dịch nghĩa tình của các doanh nghiệp đã làm lan tỏa giá trị tốt đẹp trong đại dịch, đồng thời, củng cố hình ảnh đẹp của thương hiệu, tăng tính nhận diện và độ phủ sản phẩm.
Quan trọng hơn, nhiều doanh nghiệp sớm ứng dụng công nghệ vào quản lý phân phối đã nhanh chóng thích ứng, vượt qua khó khăn của dịch bệnh. Anh Nguyễn Đắc Hải – Phó Tổng GĐ Tập đoàn AKYA (đơn vị quản lý TV.PHARM) cho biết: “Trong đại dịch, việc sớm ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống phân phối đã giảm tải được nhiều khó khăn cho đơn vị cung ứng. Với việc sử dụng phần mềm DMS, việc đặt hàng và nhận đơn hàng của TV Pharm vẫn diễn ra rất tốt. Đội ngũ trình dược viên vẫn có thể đặt hàng, lên đơn tại nhà hoặc chuyển giao tuyến cho nhân sự khác dễ dàng nếu gặp sự cố vì Covid-19”.
Một liều “vắc xin” nữa phát huy hiệu quả mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại là mở rộng nhiều kênh phân phối mới (bán hàng trực tuyến, bán hàng qua các kênh thương mại điện tử shoppe, Lazada…) Về điều này, anh Nguyễn Văn Năng – Founder thương hiệu TB Food cho rằng: “Chúng tôi đã phủ sóng hầu hết các kênh bán hàng online. Vì thế, doanh thu trong đại dịch vẫn có nhiều khởi sắc từ các kênh này. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn phần mềm DMS sẽ tích hợp và quản lý tập trung giữa hình thức phân phối truyền thống và phân phối qua kênh thương mại điện tử, mạng xã hội”.
Đồng hành với doanh nghiệp phân phối
Đứng trước nhu cầu bức thiết của doanh nghiệp phân phối, MobiWork DMS luôn sẵn sàng đồng hành và nâng cấp “vắc xin” để tăng sức đề kháng mạnh mẽ nhất cho doanh nghiệp.
Từ trước khi đại dịch xảy đến, MobiWork DMS đã là đơn vị cung cấp phần mềm quản lý hệ thống phân phối cho các doanh nghiệp đa dạng về quy mô, lĩnh vực. Tiểu biểu là các đơn vị như Tôn Hoa Sen, Dược phẩm Hoa Linh, Phân bón Sông Gianh, Miwon, Tập đoàn Tân Long (Gạo AAN)…
Trong đó, MobiWork DMS hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi quá trình phân phối hàng hóa ra thị trường, giám sát toàn bộ diễn biến hoạt động Sell in – Sell out. Trong đó, MobiWork sở hữu các tính năng: Quản lý nhân viên bán hàng ngoài thị trường; Kết nối Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Điểm bán qua đội ngũ Sales; Quản lý hoạt hoạt động bán hàng; Quản lý theo dõi chương trình bán hàng; Quản lý điểm bán, NPP.
Có 98% trong số 2000 doanh nghiệp mong muốn phát triển app đặt hàng trực tiếp từ đại lý đến nhà cung ứng trong thời điểm đại dịch bùng phát (Khảo sát được tiến hành bởi MobiWork). Đồng thời, nhận thấy tầm quan trọng và xu hướng phân phối đa kênh phát triển mạnh mẽ hơn trong đại dịch, MobiWork thực hiện tích hợp các tính năng mới, mong muốn đồng hành cùng khách hàng thích ứng và sống chung với đại dịch.
MobiWork dự kiến ra mắt app đặt hàng trực tiếp từ đại lý đến nhà cung ứng vào tháng 10 tới đây. App đặt hàng nhằm giảm thiểu tiếp xúc, bớt khâu trung gian trong thời kỳ dịch bệnh. Đồng thời gia tăng sự chủ động của đại lý, tạo tương tác trực tiếp và việc thu thập dữ liệu thực về thị trường của doanh nghiệp dễ dàng hơn. Ông Hoàng Thế Anh – Giám đốc Kinh Doanh MobiWork chia sẻ: “App đặt hàng là tính năng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong và sau đại dịch. App đặt hàng được xây dựng phù hợp với đặc trưng của đa số đại lý, điểm bán tại Việt Nam”.
Đồng thời, đội ngũ phát triển phần mềm của MobiWork đang thực hiện tích hợp quản lý phân phối đa kênh trên các sàn thương mại điện tử, webshop… Shoppe, Lazada là nền tảng đã tích hợp thành công, đang tiếp tục tiến hành trên các sàn khác.
Với tâm huyết và mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp thích ứng và sống chung với dịch bệnh, MobiWork luôn theo sát xu hướng thị trường, đưa ra phân tích, đồng thời tạo dựng tính năng tối ưu, giải quyết vấn đề nhức nhối, tăng sức đề kháng mạnh mẽ cho doanh nghiệp phân phối.