Để chiến lược phân phối được vận hành trơn tru, chắc chắn người quản trị cần phải tư duy hệ thống trong việc kết hợp giữa bộ phận hàng hóa và bán hàng, đảm bảo quy trình không xuất hiện một hạt sạn nào quá lớn. Các yếu tố như mỗi tháng cần sản xuất bao nhiêu hàng hóa, dự đoán mùa nào tôi sẽ bán chạy và tôi cần chỉnh sửa kế hoạch ra sao rất cần thiết để vạch ra. Hơn nữa, khi kiểm soát được các yếu tố trên, tỉ lệ tồn kho sẽ giảm đáng kể.
Tại sao phải quan tâm tới tỉ lệ tồn kho? Trên thực tế, khách hàng của chúng ta nhập hàng đều đặn với con số x sản phẩm/ tuần, nhưng đương nhiên không phải tuần nào doanh số cũng như nhau. Làm thế nào để biết được cách tính chính xác và nên giữ tồn kho bao nhiêu là an toàn? Tất cả những câu hỏi này đòi hỏi đầu óc của một người bán hàng thông minh và có chiến lược.
Không một điểm bán nào muốn chứa trong kho quá nhiều hàng hóa, họ sợ sự “ế ẩm”, đặc biệt với ngành hàng FMCG có hạn sử dụng ngắn. Nhưng chủ cửa hàng sẽ tiếc hùi hụi nếu họ ở trạng thái “cháy hàng”. Vậy họ nên đặt bao nhiêu hàng mỗi lần là tốt nhất? Nhân viên bán hàng nên thuyết phục họ đặt hàng với số lượng bao nhiêu để hài lòng điểm bán và tối đa doanh số?
Thường thì các doanh nghiệp hay dựa vào lịch sử mua hàng của tháng trước hoặc cùng kì năm trước, tất nhiên có tính đến những biến số có thể xảy ra tác động đến lượng tiêu thụ hàng của thị trường. Ví dụ vào các dịp lễ tết, hay biến động thời tiết,… Tuy nhiên, việc tính toán để đưa ra một gợi ý đơn hàng hợp lí cho mỗi lần viếng thăm là không hề đơn giản. Bởi mỗi điểm bán đều có một sức mua khác nhau, ngay cả lịch sử mua hàng của cửa hàng đó có chắc nhân viên bán hàng nắm rõ? chưa kể đến yếu tố tồn kho dự phòng.
Cách tối ưu nhất là tìm ra một công thức chung cho nhân viên bán hàng ngoài thị trường và phải là công thức phù hợp với mọi điểm bán. Việc viếng thăm khách hàng khi đó sẽ trở nên đơn giản hơn, giải quyết rất nhiều vấn đề về đơn hàng, thậm chí có thể rút ngắn thời gian bán hàng của nhân viên.
Công thức đơn hàng gợi ý phù hợp với mọi doanh nghiệp FMCG, đã mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
Trong đó :
- a là số tuần gần đây nhất để tính trung bình sản phẩm cửa hàng trong 1 ngày
- S là số ngày mua hàng cần dự trữ tại cửa hàng
- I là số tồn kho cuối cùng cửa sản phẩm
- N là trọng số dự phòng
Ví dụ: Tính số sản phẩm sữa Enfamil A+ cửa hàng nên đặt
Chọn a=12 (tuần), 250 là số sản phẩm đã bán được trong 12 tuần trước. S=5, N= 1.5, I=2.
Áp dụng công thức trên ta được:
Như vậy, với sản phẩm Enfamil A+ số lượng cửa hàng nên đặt tối ưu nhất là 19 sản phẩm, đủ để cửa hàng bán trong 7.5 ngày. Đây là số lượng hàng tốt nhất mà cửa hàng nên đặt để có được lượng tồn kho an toàn, đồng thời nhân viên bán hàng cũng có thể tối ưu doanh số mà vẫn khiến cửa hàng thỏa mãn vì bạn đang tỏ ra quan tâm và lo nghĩ cho họ.
Công thức có hữu ích và cần thiết đối với các doanh nghiệp phân phối không? Câu trả lời là có. Các kết quả từ nghiên cứu định lượng bao giờ cũng chính xác và bớt rủi ro hơn các kết quả định tính. Tuy nhiên liệu công thức này có khả thi không? Vấn đề ở chỗ nhân viên bán hàng không có thời gian để tính toán, cộng cộng trừ trừ nhằm gợi ý số lượng mà khách hàng nên đặt cho mỗi sản phẩm. Điều này hoàn toàn bất khả thi.
May mắn thay, chúng ta đang sống trong môi trường mà công nghệ là một bộ não tuyệt vời có thể thay thế con người trong rất nhiều hoạt động phức tạp. Phần mềm DMS của MobiWork là giải pháp duy nhất có thể giúp doanh nghiệp giải được bài toán nan giải này bằng cách hỗ trợ nhân viên tự động hóa bán hàng trên di động.
Đúng vậy, thực tế nhiều doanh nghiệp đã triển khai thành công việc áp dụng công thức trên vào hoạt động bán hàng tại điểm bán mà nhân viên không cần thực hiện bất kì thao tác tính toán nào. Nhân viên bán hàng chỉ cần đến viếng thăm khách hàng với một chiếc smartphone/ tablet có cài đặt phần mềm MobiWork DMS. Các chỉ số S, N và a đã được lãnh đạo công ty thiết lập sẵn, I sẽ dựa vào số tồn kho thực tế mà phần mềm ghi nhận được ở thời điểm hiện tại.
Khi đặt hàng, MobiWork DMS sẽ dựa vào lịch sử mua hàng của điểm bán để đưa ra các sản phẩm mà cửa hàng thường mua. Về số lượng nên đặt cho mỗi sản phẩm, phần mềm tự động gợi ý dựa trên lịch sử mua hàng, tồn kho, thực tế bán và trọng số dự phòng. Các số liệu gợi ý chính xác theo thực tế tiêu thụ sản phẩm tại cửa hàng và số tồn kho an toàn mà cửa hàng nên có.
Trong trường hợp số lượng được gợi ý vượt quá khả năng chi trả của cửa hàng và cửa hàng chỉ muốn mua với một định mức cho trước. Chuyện gì sẽ xảy ra? Nhân viên bán hàng chỉ cần nhập số tiền khách hàng có thể trả vào, phần mềm sẽ giảm trừ vào số lượng các sản phẩm có khả năng tiêu thụ kém hơn. Ngược lại, khi chủ cửa hàng muốn mua nhiều hơn, phần mềm sẽ tự động tăng số lượng mặt hàng bán chạy nhất sau khi nhân viên nhập số tiền gợi ý. Tất nhiên điều này cũng dựa trên lịch sử mua hàng và tồn kho của điểm bán về sản phẩm đó.
Mọi bài toán khó đều có thể tìm ra được lời giải miễn là bạn không ngừng thử nghiệm để tìm kiếm lời giải phù hợp cho doanh nghiệp mình. Không chắc chắn việc ứng dụng công thức trên vào hoạt động bán hàng có thể giúp đem lại doanh số cao vượt trội, nhưng chắc chắn rằng nó là cơ sở vững chắc cho các hoạt động bán hàng, kế đó là hoạt động sản xuất và phân phối sao cho hợp lý và có một mức tồn kho an toàn ngoài thị trường. Và đương nhiên, để tối ưu hóa việc áp dụng công thức trên, ứng dụng phần mềm DMS của MobiWork là điều không thể thiếu được.
Bên cạnh đó, MobiWork DMS giúp nhân viên bán hàng có thể theo dõi mọi thông tin điểm bán: thông tin liên lạc, lịch sử mua hàng, công nợ, tồn kho, doanh số,… trực tiếp trên smartphone. Các chỉ số kết quả bán hàng ngoài thị trường của nhân viên cũng được hiển thị trực quan bằng các biểu đồ tăng trưởng có thể xem trực tiếp trên di động như: doanh thu, doanh số, khách hàng thêm mới, đơn hàng, SKU,…
Đây là một ứng dụng tiện ích dành riêng cho nhân viên bán hàng ngoài thị trường.
- Tổng kết Webinar: Quản trị doanh nghiệp phân phối toàn diện và chuyên sâu với Mobiwork Next
- [MobiWork DMS] Có gì mới trong phiên bản nâng cấp Quý II năm 2024 – Mời bạn khám phá
- Dịch vụ xây dựng báo cáo BI DashBoard chuyên sâu cho doanh nghiệp phân phối ngay trên nền tảng MobiWork DMS
- [Mới] Nâng cấp Báo cáo quản trị thông minh – BI Dashboard trên hệ thống MobiWork DMS
- Business Intelligence (BI) là gì? Quản trị hệ thống phân phối toàn diện với BI Dashboard có trong phần mềm MobiWork DMS
- Ra mắt giải pháp MBW ERP quản trị doanh nghiệp toàn diện và chuyên sâu cho lĩnh vực phân phối
- 10 cách tính KPI cho nhân viên kinh doanh
- Kinh nghiệm xây dựng quy chế lương thưởng cuối năm cho doanh nghiệp phân phối