Trưng bày hàng hóa mang lại cơ hội lớn cho nhà sản xuất, phân phối trong việc biến người xem thành người mua, vì vậy không lạ gì khi các doanh nghiệp chi hàng tỷ đồng chỉ để có một vị trí đẹp trên quầy kệ, giúp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên, vị trí đẹp đã có, làm cách nào để quản lý hiệu quả việc trưng bày, tránh lãng phí trong việc đầu tư cũng là điều khiến nhiều nhà quản lý đau đầu.
Không khó để bắt gặp tình trạng như hàng trong kho còn tuy nhiên không được đưa ra quầy kệ, hàng nhập sau lại được xuất trước chỉ vì cách thức sắp xếp thiếu hợp lý; trưng bày “vô tội vạ” không theo chiến lược đã định sẵn hay thậm chí kệ hàng của mình nhưng trưng bày hàng của đối thủ. Nếu như tại các siêu thị hay trung tâm thương mại, các doanh nghiệp có thể yên tâm phần nào khi luôn có đội ngũ nhân viên hỗ trợ và giám sát; thì vấn đề tại các điểm bán truyền thống lại khiến nhà quản lý đau đầu. Không chỉ bởi tính phân tán trên toàn quốc mà còn do diện tích mặt tiền của các cửa hàng đều rất nhỏ nên các sản phẩm phải chen chúc đặt cạnh nhau. Do đó việc xây dựng một hệ thống, cơ chế hỗ trợ quản lý trưng bày hàng hóa cần phải nghiêm túc nhìn nhận, để nguồn lực đầu tư không bị lãng phí. Đồng thời tăng khả năng nhận diện thương hiệu đối với người tiêu dùng, tránh tình trạng người tiêu dùng biết đến sản phầm qua Tivi, Internet… nhưng không thể mua được hàng khi đến các điểm bán.
Ở Việt Nam, việc quản lý trưng bày hàng hóa tại các kệ hàng của siêu thị, đại lý, điểm bán vẫn là công việc của các nhân viên bán hàng ngoài thị trường, đặc biệt khi doanh nghiệp chưa có đủ tầm để thuê một đội trade marketing. Tuy nhiên cách làm của đội ngũ này vẫn còn thủ công, lạc hậu; chủ yếu là thông qua giấy tờ, tin nhắn hay chụp ảnh gửi cho nhà quản lý thông qua các ứng dụng như zalo, viber. Cách làm này vừa không mang lại hiệu quả cao, vừa tốn thời gian và mất nhiều nhân lực. Như phó tổng giám đốc Elovi Việt Nam đã chia sẻ
Điều quan trọng hiện nay là phải làm cách nào để sử dụng một nguồn nhân lực ít nhưng hiệu quả phải cao. Chỉ khi rút ngắn được các thao tác thủ công, thời gian làm việc một ngày của nhân viên mới được khai thác tối đa, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.”.
Việc ứng dụng công nghệ nói chung và phần mềm DMS nói riêng vào việc quản lý trưng bày hàng hóa là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất – phân phối nếu muốn tận dụng tối đa nguồn lực bỏ ra. Câu chuyện của Lotte là một trong những ví dụ điển hình về tác động của phần mềm DMS trong việc giám sát trưng bày sản phẩm, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc của nhân viên
Trong thời kỳ đầu, các nhà quản lý chuỗi siêu thị hàng đầu này gặp nhiều khó khăn, tốn thời gian cho việc quản lý đội ngũ nhân viên và giám sát sản phẩm trên từng kệ hàng. Chị Đinh Tường Vi – Giám sát bán hàng khu vực Hồ Chí Minh chia sẻ
Mỗi ngày phải gọi điện thoại tới 60-70 siêu thị chỉ để kiểm tra xem nhân viên có đến làm việc hay không. Đồng thời nếu muốn biết hình ảnh trưng bày sản phẩm, nhân viên phải gửi về qua zalo, viber khiến việc quản lý không tập trung, khó theo dõi”. Tuy nhiên sau khi sử dụng MobiWork DMS, không chỉ việc quản lý nhân viên àm việc giám sát trưng bày hàng hóa trở nên dễ dàng và đồng bộ hơn. Nhân viên chỉ cần chụp ảnh và gửi về hệ thống là quản lý/giám sát có thể ngay lập tức nhận được đồng thời có sự đối chiếu so sánh với những thời điểm trước. Mỗi chi nhánh đều được sắp xếp riêng biệt, có lịch sử trưng bày sản phẩm theo khoảng thời gian nên nâng cao hiệu quả công việc quản lý. Trên thực tế, năng suất công việc của Lotte đã gia tăng 40% từ khi sử dụng MobiWork DMS.
Những ưu điểm của phần mềm MobiWork DMS trong việc quản lý trưng bày hàng hóa:
Rút ngắn không gian – thời gian: Chỉ với một chiếc Smartphone tích hợp ứng dụng MobiWork DMS, nhân viên ở tất cả mọi miền Tổ Quốc đều có thể gửi hình ảnh về theo từng điểm bán. Giám sát/quản lý ngay lập tức nhận được thông tin và thực hiện sự chỉ đạo khi cần thiết. Ngay cả khi không có 3G/Wifi, toàn bộ dữ liệu vẫn được lưu về máy và được gửi lại khi có mạng. Nhân viên hoàn toàn không phải lo lắng tình trạng gửi nhầm hình ảnh cửa hàng này sang cửa hàng khác.
Quản lý khách hàng hiệu quả: Khi nhà quản lý nắm được đầy đủ thông tin về tình hình bán hàng tại từng điểm bán, khắc phục việc trưng bày sản phẩm theo thời gian; họ sẽ điều chỉnh kế hoạch trưng bày cho phù hợp với ngân sách và tiềm năng của từng cửa hàng.
Việc ứng dụng công nghệ vào trong việc quản lý hàng trưng bày là yêu cầu bắt buộc, đặc biệt khi cuộc cách mạng 4.0 đang đến gần. Nếu không quyết định đổi mới, cải cách chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ không trụ vững trong cuộc đua mở rộng thị trường.
Xem thêm: Phần 1: Trưng bày hàng hóa – Sự pha trộn giữa Khoa học và Nghệ thuật
Phần 2: Trưng bày hàng hóa tại điểm bán – Cuộc chiến không hồi kết
Click để dùng thử phần mềm DMS – hỗ trợ quản lý trưng bày hàng hóa
- Áp dụng công nghệ trong quản lý trưng bày hàng hóa
- Trưng bày hàng hóa tại điểm bán – cuộc chiến không hồi kết
- Trưng bày hàng hóa – sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật
- Để trung thu là tết của chính doanh nghiệp bạn
- Trung thu – Doanh nghiệp nên lấy “tốc độ” làm thế mạnh
- Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp