Quản lý hoạt động bán hàng của một công ty phải xét đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn đang muốn tiết kiệm chi phí hay tìm kiếm thêm nhiều cơ hội kinh doanh, thì chỉ nhìn vào kế hoạch kinh doanh của mình thôi là chưa đủ. Thời gian và kế hoạch kinh doanh giữ vai trò như một chiếc la bàn để chỉ ra vị trí của doanh nghiệp trên thị trường trong một số năm nào đó, việc phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) là chìa khóa giúp chúng ta biết chính xác về bản thân mình, phân tích sự cạnh tranh, tìm ra phương pháp bán hàng phù hợp.
Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, các khách hàng có thể truy cập vào vô số nguồn thông tin để xem xét, chọn lựa và mua hàng. Vì vậy việc đo lường, tính toán nhu cầu khách hàng ngày càng trở nên quan trọng. Mỗi giai đoạn trong phễu chuyển đổi đều kèm theo các chỉ số (phạm vi hoạt động đạt tiêu chuẩn, khả năng nhận dạng thương hiệu, đánh giá cuối cùng về một hoạt động cụ thể, ROI – hệ số thu nhập dựa trên chi phí đầu tư…). Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải linh động, thích ứng với những thay đổi liên tục của thị trường và lắng nghe những lời khuyên mới nhất về việc làm thế nào để đạt hiệu quả bán hàng cao hơn.
Đây là 4 chiến thuật tốt nhất giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn
1. XÂY DỰNG CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG
Để bán được sản phẩm hay dịch vụ của mình, trước tiên bạn cần xác định những người có khả năng sẽ quan tâm đến sản phẩm của bạn. Nói cách khác, phải xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn: Họ đang ở đâu? Hãy cùng bàn bạc và mô tả về khách hàng lý tưởng của mình. Nhu cầu và thói quen mua sắm của họ là gì? Thái độ điển hình của họ như thế nào? Điều gì thôi thúc họ mua hàng? Bạn có số liệu thống kê nào về họ và hồ sơ nhân khẩu học của họ là gì? Càng phác họa được chi tiết về khách hàng tiềm năng giúp bạn càng dễ dàng nhận diện họ và tạo ra sản phẩm được cá nhân hoá đáp ứng nhu cầu của họ
2. LẮNG NGHE Ý KIẾN KHÁCH HÀNG TRÊN TRANG MẠNG XÃ HỘI
Giao tiếp tốt không có nghĩa là có tính thuyết phục. Nếu bạn không muốn làm phiền khách hàng tiềm năng, hãy tỏ ra rõ ràng minh bạch và cho thấy bạn muốn làm việc với họ. Ngày nay chúng ta có thể kết nối với khách hàng thông qua các cộng đồng mạng xã hội. Họ có thể chia sẻ các mục tiêu và giá trị nhằm giúp chúng ta phát triển hơn nữa. Vì vậy, nếu bạn đang ở trên mạng xã hội nơi tập hợp các khách hàng tiềm năng, hãy đặt câu hỏi với họ và bạn sẽ nhận được câu trả lời cần thiết theo đúng nhu cầu khai thác thông tin. Điều này có thể giúp bạn tiếp cận gần hơn với nhu cầu thực tế của khách hàng.
Những cộng đồng này cũng là những diễn đàn được khách hàng tiềm năng ưa thích để đưa ra các ý kiến về thương hiệu. Bên cạnh việc khai thác nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp cần sử dụng tất cả các giác quan tham gia vào các cuộc thảo luận trên mạng xã hội này nhằm tạo ra hiệu ứng lan truyền (giới thiệu cho bạn bè) một cách tích cực và tránh một cuộc khủng hoảng về danh tiếng.
3. LUÔN THỬ NHỮNG ĐIỀU MỚI CHO ĐẾN KHI TÌM ĐƯỢC CON ĐƯỜNG ĐÚNG NHẤT
Điều duy nhất không thay đổi trong ngành bán hàng là … sự thay đổi. Nếu bạn không muốn các đối thủ cạnh tranh vượt lên trước, bạn cần phải tiếp tục thử nghiệm với những điều mới lạ cho đến khi bạn tìm ra công thức cho sự thành công. Thử nghiệm so sánh A với B (ví dụ: trang đích, email), nghiên cứu các cuộc gọi điện thoại, thử các kịch bản bán hàng mới và sử dụng các liên hệ có sức ảnh hưởng để tạo cơ hội bán hàng. Một cách tiếp cận khoa học được thực hiện tốt sẽ đem lại cho bạn những kết quả mà bạn đang tìm kiếm.
4. PHÂN TÍCH TẤT CẢ DỮ LIỆU TRONG THỜI GIAN THỰC
Không nên quá tự tin; bạn không thể dựa vào linh cảm và cảm giác trong việc kinh doanh. Phân tích định lượng dựa trên phản ánh định tính là cách duy nhất để xây dựng một lực lượng bán hàng hiệu quả hơn. Ví dụ, khi chỉ quản lý vài chục điểm bán, được hỏi về điểm bán có doanh số cao nhất, điểm bán 1 tháng, thậm chí 3 tháng liên tiếp chưa phát sinh doanh số bạn có thể đưa ra được câu trả lời ngay. Nhưng khi con số điểm bán lên tới hàng trăm, câu trả lời sẽ chỉ ở mức áng chừng, thậm chí bạn chẳng thể đưa ra được câu trả lời nào. Trong khi những thông tin trên có thể giúp bạn đưa ra chiến lược cụ thể, góp phần tăng doanh số bán hàng. Vậy trong trường hợp quản lý hàng trăm, thậm chí hàng nghìn khách hàng, làm thế nào để có được thông tin nhanh nhất khi cần tra cứu?
Một gợi ý không thể bỏ qua đó là ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý. Đối với nhân viên bán hàng ngoài thị trường, phần mềm DMS có thể giúp tra cứu trạng thái khách hàng, các báo cáo bán hàng ngay trên di động. Điều quan trọng là cần phải có sự minh bạch trong hoạt động bán hàng, xác định chắc chắn các cơ hội để cải thiện và áp dụng các biện pháp khắc phục thích hợp.
Đăng ký dùng thử để trải nghiệm phần mềm DMS
- Áp dụng công nghệ trong quản lý trưng bày hàng hóa
- Trưng bày hàng hóa tại điểm bán – cuộc chiến không hồi kết
- Trưng bày hàng hóa – sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật
- Để trung thu là tết của chính doanh nghiệp bạn
- Trung thu – Doanh nghiệp nên lấy “tốc độ” làm thế mạnh
- Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp
- 9 Kỹ năng bán hàng mà dân SALES nhất định phải biết
- Doanh nghiệp phân phối thích ứng và sống chung với Covid-19