Trade Marketing hay tiếp thị thương mại là một trong những chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tiếp thị thương mại là hình thức marketing lâu đời nhất, được nhiều nhà bán lẻ tên tuổi lựa chọn. Vậy cụ thể Trade Marketing là gì?
Cùng tìm câu trả lời cho thắc mắc trên qua bài viết Trade Marketing là gì: Định nghĩa, chiến lược, ưu điểm và nhược điểm.
Mục lục nội dung:
Định nghĩa Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là gì? Trade Marketing được hiểu là tiếp thị thương mại.
Tiếp thị thương mại là một chiến lược tiếp thị chủ yếu tập trung vào việc bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Trong tiếp thị thương mại, các sản phẩm được tiếp thị cho các nhà bán lẻ, nhà bán buôn và nhà phân phối để họ có thể bán các sản phẩm đó cho người tiêu dùng.
Khi muốn mua nước súc miệng của các hãng A, bạn đã bao giờ bị các cửa hàng thuyết phục mua một nhãn hiệu B hay chưa? Lý do tại sao họ lại làm như vậy? Người bán hàng nhận được nhiều lợi nhuận hơn từ nhãn hàng B so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này xảy ra khi nhãn hàng B sử dụng Trade marketing tại điểm bán.
Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các nhà sản xuất buộc phải áp dụng các chiến lược quảng bá sản phẩm cho những người trung gian như nhà bán lẻ, nhà bán buôn, đại lý phân phối. Đây chính là những nhà kinh doanh tạo lợi nhuận cho nhà sản xuất bằng cách mua sản phẩm với mức chiết khấu cao và bán lại cho người tiêu dùng trên thị trường.
Vậy cuối cùng tiếp thị trương mại – Trade Marketing là gì. Chúng ta có thể nói rằng Trade Marketing là một lĩnh vực tiếp thị độc đáo trên thị trường, trong đó sản phẩm được tiếp thị cho các doanh nghiệp. Trade Marketing còn được biết đến với tên gọi là tiếp thị B2B (Business To Business). Trade Marketing được các nhà sản xuất sử dụng nhằm bán sản phẩm đến các nhà bán lẻ.
Ví dụ: Một trong những “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh nước giải khát Pepsi. Người tiêu dùng trên khắp thế giới có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm của Pepsi, dù bạn ở thành phố hay nông thôn. Điều này là nhờ thành công của việc áp dụng Trade Marketing.
Các chiến lược Trade Marketing hiệu quả nhất
Chiến lược Trade Marketing là gì? Trade Marketing plan chính là việc nhà sản xuất hoạch định và áp dụng các chiến lược tiếp thị, tiếp cận khách hàng khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số chiến lược mang lại hiệu quả như:
1. Xây dựng thương hiệu
Chiến lược tiếp thị thương mại đầu tiên và tốt nhất dành cho các doanh nghiệp chính là xây dựng thương hiệu. Thương hiệu mang đến bản sắc cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Ví dụ: Người ta thường gọi “điện thoại Apple” hơn là Iphone. Tương tự có rất nhiều sản phẩm được người tiêu dùng biết đến với tên thương hiệu hơn là tên thực như: Google, Microsoft, Airbnb.
Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc xây dựng tên thương hiệu của mình. Ban đầu doanh nghiệp cần đầu tư khoản chi phí xây dựng thương hiệu khá lớn, tuy nhiên đây hoàn toàn là bước đầu tư thông minh.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên đặt mình vào tư cách của một nhà bán lẻ. Nếu bạn là nhà bán lẻ bạn muốn bán sản phẩm cho thương hiệu nổi tiếng lâu đời hay sản phẩm cho một công ty vô danh. Câu trả lời chắc chắn là 1 rồi.
2. Tham gia triển lãm thương mại
Chiến lược thông minh của Trade Marketing là gì? Câu trả lời chính là tổ chức các hội chợ, triển lãm thương mại. Triển lãm thương mại là cơ hội tốt nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận, gặp gỡ, tiếp thị và quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến khách hàng của mình.
Các doanh nghiệp sản xuất nên cố gắng tham gia càng nhiều hội chợ thương mại càng tốt. Tại đây bạn cũng có thể gặp gỡ các nhà bán lẻ, bán buôn và giới thiệu đến họ bán sản phẩm của mình.
3. Xúc tiến thương mại
Triển khai các chương trình khuyến mãi là đề nghị tốt nhất giúp các nhà bán lẻ và bán buôn mua sản phẩm của doanh nghiệp. Công tác xúc tiến thương mại rất giống với công tác xúc tiến tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chương trình khuyến mại để tăng doanh thu và tăng thị phần.
Ví dụ: Doanh nghiệp có thể giảm giá 50% sản phẩm hoặc các lợi ích khác cho các nhà bán. Tuy nhiên, xúc tiến thương mại không được quảng cáo như khuyến mại tiêu dùng. Bạn cần gặp riêng nhà bán lẻ và cung cấp báo giá cho họ.
4. Hợp tác chiến lược với các thương hiệu đã có tên tuổi
Doanh nghiệp có thể hợp tác với các thương hiệu đã có tên tuổi khác trên thị trường. Bằng cách này, bạn có thể chiếm lĩnh thị trường bằng cách sử dụng sự phổ biến của của thương hiệu đó. Chiến lược này là lựa chọn tối ưu cho các sản phẩm mới ra mắt.
Ưu điểm của Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là gì, mang đến các lợi ích và ưu điểm gì cho doanh nghiệp? Trade Marketing là phương pháp tiếp thị chính và lâu đời, trở thành lựa chọn tối ưu của rất nhiều doanh nghiệp. Có thể kể đến các ưu điểm của tiếp thị thương mại như:
1. Tăng sự hiện diện sản phẩm trên thị trường
Tiếp thị thương mại giúp gia tăng sự hiện diện sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Khi doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm bằng Trade Marketing, các sản phẩm sẽ được bán cho nhà bán lẻ, bán buôn, nhà phân phối tại các địa phương. Khách hàng của các nhà bán lẻ thường ít mua sắm trực tuyến hay đến các trung tâm thương mại, họ tin tưởng cửa hàng bán lẻ lâu năm. Chính vì vậy họ sẽ tin tưởng vào lời đề nghị, giới thiệu mua hàng của người bán hơn là quảng cáo trên truyền hình.
2. Tăng lợi thế cạnh tranh
Tiếp thị thương mại giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp cung cấp mức lợi nhuận phù hợp cùng các lợi ích khác cho người bán, họ sẽ tiếp thị sản phẩm đó cho người tiêu dùng thay vì sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác. Doanh nghiệp có thể yêu cầu nhà bán lẻ trưng bày hình ảnh, sản phẩm trong cửa hàng. Hoặc in tờ rơi để nhà bán lẻ phát cho khách hàng của họ.
3. Bảo đảm tương lai cho doanh nghiệp
Thông qua Trade Marketing, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với những cửa hàng bán lẻ, bán buôn, các đại lý phân phối lâu năm. Nhờ vậy giúp tăng hiệu quả phát triển dài hạn, vững chắc cho doanh nghiệp trong tương lai.
4. Cải thiện khả năng tiếp cận
Tiếp thị thương mại là cách tốt nhất để tiếp cận khách hàng ở khu vực nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa, nơi mà những người này khó có thể mua các sản phẩm được quảng bá trên truyền hình.
Nếu doanh nghiệp tìm được nhà bán lẻ tại khu vực này, doanh nghiệp có thể tăng số lượng khách hàng và cải thiện khả năng tiếp cận sản phẩm.
5. Thích hợp cho cả doanh nghiệp nhỏ và lớn
Phương pháp tiếp thị thương mại phù hợp với cả các doanh nghiệp non trẻ, các startup hay thậm chí là doanh nghiệp đã có tên tuổi. Trade Marketing còn mang đến nhiều ưu điểm như: lợi nhuận ổn định, phù hợp với hầu hết các sản phẩm tiêu dùng,…
Nhược điểm của Trade Marketing là gì?
Mỗi vấn đề luôn tồn tại song hành ưu điểm và nhược điểm. Vậy nhược điểm của Trade Marketing là gì?
Tiếp thị thương mại tiềm ẩn một số hạn chế như:
1. Tỷ lệ phân chia lợi nhuận cao
Muốn nhà bán lẻ sẵn sàng bán hoặc quảng bá sản phẩm cho khách hàng của họ, doanh nghiệp phải mang đến cho họn lợi nhuận lớn về giá bán. Chính vì vậy doanh nghiệp phải áp dụng mức chiết khấu lớn, bỏ ra một phần lợi nhuận kha khá.
2. Ít cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
Bằng cách bán hàng thông qua Trade Marketing, doanh nghiệp không thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng của mình. Bạn không thể nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách hàng, phải phụ thuộc vào nhà bán lẻ để khai thác thông tin người tiêu dùng.
3. Lợi tức đầu tư thấp so với các phương pháp tiếp thị khác
Trade Marketing tập trung vào các nhà bán lẻ riêng lẻ, không giống như các phương pháp tiếp thị khác là tập trung vào một lượng khách hàng lớn. Hơn nữa, trong tiếp thị thương mại, doanh nghiệp phải chiết khấu giá lớn cho người bán, điều này làm giảm tỷ suất lợi nhuận.
Chiến lược Trade Marketing là gì? Làm thế nào để xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm
Xây dựng chiến lược Trade marketing là gì? Chiến lược tiếp thị sản phẩm được bao gồm các bước tương tự như các chiến lược tiếp thị khác. Tuy nhiên, trong nội dung dưới đây sẽ đưa người đọc tìm hiểu về những hoạt động cần thiết để triển khai hiệu quả chiến lược tiếp thị thương mại.
Nghiên cứu thị trường
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất của Trade Marketing là gì? Chính xác là hoạt động nghiên cứu thị trường sản phẩm mà doanh nghiệp tham gia. Nhà quản trị cũng như lãnh đạo cần có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường trước khi quyết định triển khai phát triển sản phẩm đó. Việc tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của đối tượng khách hàng mục tiêu là hoạt động quan trọng để chuẩn bị kế hoạch và quyết định chiến lược giá cho sản phẩm.
Tìm hiểu xu hướng thị trường hiện tại
Bước tiếp theo để chuẩn bị một chiến lược Trade marketing là gì? Hãy tìm hiểu về xu hướng hiện tại của thị trường. Bao gồm tìm hiểu về hành vi mua hàng của đối tượng mục tiêu, cùng với những ý tưởng giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp nổi bật trên thị trường.
Bước này được coi là quan trọng và không nên bỏ qua vì việc nắm bắt và hiểu biết về biết thị trường sẽ giúp nhà quản trị đánh giá được rủi ro và các nguy cơ tiềm ẩn.
Phát triển sản phẩm độc đáo
Từ sự hiểu biết về thị trường và khách hàng, doanh nghiệp vận dụng những dữ liệu này để phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn thực tế đó. Hãy ghi nhớ những điểm quan trọng từ hai bước trên để ứng dụng vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Việc lựa chọn hình thức, bao bì sản phẩm tốt sẽ giúp cho thương hiệu nổi bật hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Bên cạnh đó, lựa chọn màu sắc và thiết kế sản phẩm còn có thể phản ánh được chất lượng sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay giữa các thương hiệu, các doanh nghiệp phải chi hàng triệu đô la để có được tên thương hiệu và slogan phù hợp. Do đó có thể thấy tên thương hiệu đóng vai trò quan thế nào trong việc doanh nghiệp xây dựng hình ảnh.
Thực tế cho thấy rằng ở thời điểm hiện tại, khách hàng ra quyết định mua hàng chủ yếu dựa trên hình ảnh có sẵn của một thương hiệu.
Lên kế hoạch tiếp cận các nhà bán lẻ
Là hoạt động xây dựng kế hoạch kinh sản phẩm của doanh nghiệp tới các nhà bán lẻ và bán buôn. Việc lập kế hoạch phù hợp và tính toán trước khi đưa ra lời đề nghị cho nhà bán lẻ là việc làm cần thiết, giúp doanh nghiệp cân đối được lợi chi phí cũng như lợi nhuận.
Xây dựng kế hoạch tiếp thị
Xây dựng kế hoạch quảng cáo và PR là hoạt động cần thiết để quảng bá sản phẩm đến càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt. Việc này sẽ giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp luôn được các nhà bán lẻ mong muốn làm đối tác nhập hàng bởi nhu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tham gia triển lãm thương mại hay các chiến dịch tiếp thị khác để tạo uy tín và thương hiệu trên thị trường.
MobiWork DMS vừa giải đáp thắc mắc Trade Marketing là gì: Định nghĩa, chiến lược, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tiếp thị này đến các bạn. Mong rằng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Giải pháp tích hợp MobiWork DMS với Odoo ERP – Tối ưu hóa quản trị và phân phối
- Tối Ưu Hóa Quản Lý Kênh Phân Phối Toàn Diện Qua Tích Hợp MobiWork DMS Và Fast ERP
- Tích Hợp MobiWork DMS Với ERP Bravo: Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Quản Lý Kênh Phân Phối
- Tổng kết Webinar: Quản trị doanh nghiệp phân phối toàn diện và chuyên sâu với Mobiwork Next
- [MobiWork DMS] Có gì mới trong phiên bản nâng cấp Quý II năm 2024 – Mời bạn khám phá