Là một nhà lãnh đạo tài năng, bạn không chỉ cần có kiến thức, trình độ chuyên môn vượt trội mà cần phải có một phong cách, phương pháp quản lý nhân viên hiệu quả. Mỗi người đều có cách thức quản lý lãnh đạo riêng và không có phong cách nào tốt nhất cho mọi tình huống, điều quan trọng nhất là nhà quản lý phải biết mang lại lợi ích cho 2 bên, phát huy sự sáng tạo, năng suất lao động của từng người.
Đặc biệt với những doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên hoạt động ngoài thị trường, với tính chất là ít khi gặp mặt và xuất hiện tại công ty nhưng lại mang tới nguồn doanh thu chính. Làm cách nào để có thể phát huy hết sự sáng tạo, năng suất làm việc của đội ngũ này? Cách thức để nhà quản lý xây dựng nên niềm tin của nhân viên bán hàng đối với doanh nghiệp?
Dưới đây là một số cách thức quản lý nhân viên hiệu quả dành cho những doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên bán hàng, được đúc rút từ kinh nghiệm của những nhà quản lý hàng đầu.
1. Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia
Công việc của nhân viên bán hàng mang tính chất đặc thù cao khi thường xuyên hoạt động ngoài thị trường, ít tiếp xúc với nhà quản lý. Họ thường chỉ nhận yêu cầu công việc, thông báo qua email, sms hay một số cuộc họp ngắn. Thậm chí một số quản lý doanh nghiệp còn không nhớ hết mặt, thông tin cá nhân của nhân viên bán hàng… khiến đội ngũ này luôn có tỷ lệ người nghỉ việc cao.
Một nhà quản lý tài năng luôn phải lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia với đội ngũ nhân viên bán hàng; giải quyết mọi vấn đề xảy ra trên cơ sở đứng trên khía cạnh của cả nhân viên thay vì chỉ biết chỉ tích, không tìm hiểu rõ khó khăn trong công việc. Chỉ khi làm được như thế, doanh nghiệp mới tạo được sự tôn trọng của chính nhân viên. Vì có quá ít thời gian tiếp xúc với nhân viên bán hàng nên chính những buổi gặp mặt trực tiếp là cơ hội quý báu để doanh nghiệp hiểu nhân viên bán hàng hơn. Hãy cố gắng lắng nghe tư tưởng, nguyện vọng, khó khăn của họ để có phương thức giúp đỡ cần thiết. Tránh từ tưởng “làm cho có’ bởi khi đó chính doanh nghiệp đang đẩy nhân viên đi xa hơn.
2. Xác định mục tiêu rõ ràng và hợp lý
Ở đây tôi sẽ nhấn mạnh từ “HỢP LÝ”. Bởi lý do chính khiến nhiều nhân viên bán hàng nghỉ việc do doanh nghiệp đặt ra chỉ tiêu quá cao, thậm chí trên trời khiến rất ít người có thể hoàn thành. Tất nhiên doanh nghiệp có quan điểm của họ khi phải đứng trên góc độ chiến lược, tuy nhiên điều quan tâm nhất với nhân viên bán hàng chỉ là “Làm thế nào hoàn thành chỉ tiêu?”, “Làm thế nào để không bị trừ lương”…. Đừng bao giờ bắt nhân viên bán hàng suy nghĩ đến tương lai của doanh nghiệp bởi nó quá cao xa, một người chỉ có thể nghĩ cho người khác khi họ hoàn thành tốt công việc của mình.
Vì vậy trước khi đặt ra một chỉ tiêu kinh doanh, hãy họp bàn thật thận trọng đối với nhân viên bán hàng và có sự phân bổ hợp lý giữa từng khu vực. Trong trường hợp mục tiêu quá cao không thể thay đổi, hãy giải thích một cách chi tiết nhất và hướng dẫn hoàn thành nó. Điều quan trọng doanh nghiệp phải cho nhân viên thấy rằng, mục tiêu đặt ra có thể hoàn thành được và nếu làm tốt sẽ được thưởng.
3. Đánh giá nhân viên
Nhà quản lý nên thực hiện việc đánh giá quá trình thực hiện công việc của nhân viên định kỳ hoặc đột xuất để có những nhận xét khách quan nhất về cách thức làm việc của từng người một. Việc đánh giá nhân viên sẽ là cơ sở nền tảng cho việc bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý, kịp thời đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh cần thiết và kịp thời, hạn chế những sai sót có thể xảy ra. Điều này cũng giúp cho việc áp dụng các chính sách lương thưởng, đãi ngộ được thực hiện một cách công bằng hơn.
4. Quá buông lỏng
Bạn không nên là một người sếp khó tính nhưng cũng đừng bao giờ đóng vai một ông chủ quá dễ dãi, thậm chí buông lỏng công việc quản lý. Tuy nhiên thực tế, nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối lại có lối suy nghĩ “Chỉ cần nhân viên mang về đủ doanh số, họ muốn làm gì cũng được?”. Chính sự buông lỏng trong quản lý sẽ khiến cả hệ thống phân phối gặp ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Nhân viên bán hàng tìm mọi cách đủ chỉ tiêu kể cả việc làm giả dữ liệu, bán phá vùng; dịch vụ chăm sóc không được quan tâm vì nhân viên chỉ cố gắng tìm kiếm khách hàng mới
Hãy là một nhà quản lý hiểu nhân viên nhưng cũng phải khắt khe trong công việc. Vừa giành được tình cảm chân thành từ nhân viên nhưng cũng phải tạo được cái “Uy” trong lòng họ là cách quản lý nhân viên hiệu quả nhất”.
5. Sử dụng công cụ, phần mềm quản lý nhân viên
Thực tế hiện nay, hầu hết nhân viên bán hàng đều sử dụng những công cụ thủ công trong quá trình viếng thăm khách hàng. Khi mà cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ hơn, ngày càng nhiều doanh nghiệp nhảy vào cuộc chơi thì nhà quản lý cũng phải có cách thức quản lý khác biệt, bằng công nghệ.
Đối với MobiWork DMS, phần mềm không chỉ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong quản lý nhân viên mà còn giúp chính nhân viên gia tăng cơ hội viếng thăm, góp phần tăng doanh số.
Tính năng chính:
– Đối với nhà quản lý:
● Giám sát nhân viên bán hàng trên bản đồ GPS
● Quản lý tuyến bán hàng hiệu quả, tránh hiện tượng chồng chéo
● Theo dõi tình hình viếng thăm khách hàng, đơn hàng từng điểm bán, thiết lập chỉ tiêu KPIs
– Đối với nhân viên
● Sắp xếp tuyến bán hàng, viếng thăm khách hàng hiệu quả
● Tự động hóa quy trình làm việc: kiểm tồn kho, đặt đơn hàng, chụp ảnh… Dữ liệu ngay lập tức gửi về cho nhà quản lý
● Theo dõi báo cáo công việc: chỉ tiêu KPIs, chấm công, trạng thái đơn hàng, lịch trình công việc trong ngày.
Quản lý nhân viên hiệu quả đặc biệt là đội ngũ nhân viên bán hàng không bao giờ là công việc dễ dàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự sẻ chia, vừa đứng trên góc độ của nhà quản lý nhưng cũng phải vừa hiểu được công việc của nhân viên.
phần mềm dms – giải pháp quản lý hệ thống phân phối được nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam áp dụng.\n\n\n\n
"}” data-sheets-userformat=”{"2":513,"3":{"1":0},"12":0}”>Đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm dms – giải pháp quản lý hệ thống phân phối được nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam áp dụng.
- Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới như thế nào?
- Bạn có biết: 10 giờ sáng là khung giờ vàng gọi điện cho khách hàng?
- Những sai lầm chết người của nhân viên sales, kinh doanh – Phần I
- Nhân viên bán hàng: Chuyện chưa kể 2016
- Xu hướng ứng dụng mạng xã hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tại sao PR lại quan trong trong kinh doanh?