Covid-19 bùng nổ kéo theo nhiều hệ quả, bên cạnh những thiệt hại thấy rõ chúng ta không thể phủ nhận tác động mạnh mẽ của nó vào nền kinh tế và chính Covid-19 đang định nghĩa lại phương thức làm việc của con người trên toàn cầu: từ trực tiếp sang trực tuyến. Cụm từ “Work from home” (Làm việc từ nhà) nay đã trở thành khái niệm quen thuộc. Đứng trên cương vị Chủ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, bạn có bao giờ thắc mắc rằng: Liệu Doanh nghiệp đối thủ của mình đang làm gì trong khi “Work from home”? Họ dùng phương thức gì để giúp hệ thống phân phối trụ vững trước thực trạng dịch bệnh?
Mục lục nội dung:
Đối thủ của bạn đang làm gì trong khi “Work from home”?
Đa số doanh nghiệp sản xuất và phân phối sẽ thực thi một trong hai chính sách sau: Hoặc là tìm cách “ngủ đông an toàn” để kiện toàn hệ thống; hoặc là tăng tốc tái cấu trúc hệ thống sản xuất.
Doanh nghiệp “ngủ đông” để chờ ngày dịch tan
Không cần hoàn toàn “đóng băng” như ngành du lịch, rất may mắn các doanh nghiệp sản xuất/ phân phối vẫn có thể lựa chọn cho mình phương án “ngủ đông an toàn” tức là chủ động tinh giản bộ máy nhân sự và cố gắng duy trì sự tồn tại của hệ thống, chờ đợi đến khi hết dịch.
Trong lúc đó, bộ phận nòng cốt của công ty như Quản lý, Kế toán, Nhân sự,…sẽ lên kế hoạch để chuẩn bị phục hồi sau dịch.
Phương án này thoạt nhìn có vẻ an toàn nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi nó phụ thuộc phần nhiều vào số vốn duy trì hiện có và cũng không biết bao giờ có thể hết dịch. Thời gian càng kéo dài thì càng đẩy doanh nghiệp đến gần hơn bờ vực thua lỗ và phá sản.
Doanh nghiệp sản xuất và phân phối tăng tốc tái cấu trúc hệ thống sản xuất
Thị trường đang rơi vào nốt trầm trong bản nhạc kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên với một số Doanh nghiệp sản xuất và phân phối trong lĩnh vực FMCG, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị Y tế, nội thất,… lại có thể dựa vào sự thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng để tìm cách vươn lên. Họ chọn cách tái cấu trúc hệ thống sản xuất để phát huy được năng lực sản xuất của dây chuyền máy móc, độ ngũ nhân viên, công nghệ. Cùng với đó, hoạt động thay đổi sẽ giúp giảm bớt các chi phí sản xuất hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Thực tế khi hoàn cảnh thay đổi sẽ kéo theo môi trường kinh doanh thay đổi, nhu cầu của khách hàng biến động, đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách vượt lên trên… nếu Doanh nghiệp không xoay chuyển để thích nghi theo quy luật thì rất dễ bị đào thải, công nghệ trở nên lạc hậu. Chính bởi lẽ đó nên phương án này được nhiều doanh nghiệp vận dụng hơn cả.
Để biến “nguy” thành “cơ”, Doanh nghiệp của bạn có thể làm gì trong khi “Work from home”?
Giải pháp 1: Tranh thủ đánh giá lại cách thức vận hành của các hệ thống phân phối hiện tại
Làm việc tại nhà là khoảng thời gian tốt để bạn tranh thủ nhìn nhận lại cách thức hệ thống phân phối của mình đang vận hành. Có nhiều Doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng do từ trước đến nay đều chỉ phụ thuộc vào một thị trường hoặc một số khách hàng trọng tâm mà không chú ý mở rộng hệ thống phân phối. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp tránh được hậu quả nặng nề do chủ chương đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, đầu tư vào công nghệ để mở rộng các kênh phân phối.
Mở rộng kênh phân phối không phải là chuyện một sớm một chiều, nhưng đặt trước tình thế buộc phải đối phó với dịch bệnh thì có vẻ nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng vươn mình chuyển sang kênh phân phối online khá tốt như các ngành hàng FMCG, dược phẩm, thực phẩm, điện tử, thời trang,…vốn trước nay chủ yếu chỉ quen phân phối qua kênh truyền thống.
Khó khăn do dịch bệnh gây ra giống như một cú hích để thúc đẩy mọi doanh nghiệp cần mạnh dạn hơn nữa trong việc đổi mô hình kinh doanh, mở rộng kênh phân phối.
Giải pháp 2: Nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới và đẩy mạnh marketing
Trong mùa dịch ai cũng sợ virus dính vào người thế nhưng một chủ cửa hàng ở Hà Nội đã sáng tạo ra chiếc bánh Burger Corona “ăn cho hết sợ”. Vốn dĩ cửa hàng của anh sẽ đứng trước nguy cơ chịu nhiều thiệt hại do số lượng thực khách giảm đáng kể khi dịch bùng phát. thế nhưng nhờ sản phẩm mới độc lạ tung ra thị trường đúng thời điểm nên nó đã biến thành cơ hội lớn để phát triển kinh doanh. Thậm chí, sản phẩm Burger Corona của Việt Nam đã xuất hiện trên hầu hết các kênh truyền thông lớn nhất thế giới như BBC, CNN, NBC, Le Figaro, Reuters, AP…
Chia sẻ về cách thức tạo sản phẩm mới và triển khai marketing trong thời điểm khủng hoảng, nhà sáng tạo ra Burger Corona, đồng thời cũng là ông chủ của thương hiệu Pizza Home – Anh Hoàng Tùng cho hay “Quan điểm của tôi là sẽ không kích hoạt một chiến dịch marketing nếu không có một sản phẩm đủ đặc sắc”.
Tận dụng thời cơ và cho ra đời sản phẩm mới hợp thời sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp Doanh nghiệp phân phối trụ vững trong mùa dịch. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu cách xây dựng kênh phân phối cho sản phẩm mới để sản phẩm mới có con đường thuận lợi nhất đến tay người tiêu dùng.
Giải pháp 3: Trân trọng những cái bắt tay cộng sinh
Trung Quốc ngừng hoạt động giao thương tại các cửa khẩu để tập trung xử lý bệnh dịch đã ảnh hưởng đến lớn đến chuỗi xuất nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn thể giới nói chung. Quan hệ giao thương giữa Việt Nam – Trung Quốc hiện gặp khó bởi tác động từ dịch Covid -19 cũng dẫn đến thách thức cho doanh nghiệp chuyên nhập nguyên phụ liệu từ quốc gia này này. Bên cạnh khó khăn, sự kiện trên cũng mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên kết với nhau và tách dần sự phụ thuộc vào một nguồn duy nhất là Trung Quốc. Bởi khi thị trường cung ứng tại Trung Quốc bị đứt gãy, ắt nhu cầu mua hàng sẽ tràn sang các quốc gia khác như Việt Nam. Nếu quản lý hệ thống phân phối tốt và khống chế được dịch bệnh thì Việt Nam sẽ là thị trường có khả năng sản xuất tốt nhất Đông Nam Á để nhận lấy cơ hội này. Trong hoàn cảnh trên, những cái bắt tay cộng sinh là điều rất cần thiết.
Giải pháp 4: Tìm kiếm công nghệ mới để quản trị hệ thống phân phối và thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên bán hàng
Muốn nhân viên bán hàng làm việc từ xa có hiệu quả, ngoài việc xây dựng bộ chỉ tiêu KPIs và một hệ thống quy trình làm việc chặt chẽ thì các công cụ quản lý thông minh là điều quan trọng không kém. Thế nhưng thực tế, hầu hết Doanh nghiệp mới chỉ tập trung đầu tư vào hệ thống sản xuất mà rất ít chú trọng áp dụng công nghệ để thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên bán hàng.
Khi thị trường đang chững lại và đòi hỏi Doanh nghiệp xoay chuyển để tìm ra con đường kinh doanh mới thì đây là thời điểm thích hợp nhất để Nhà quản lý nghiên cứu và tiến hành đưa công nghệ vào quản lý/ giám sát từ xa để xóa bỏ trở ngại về không gian và thời gian làm việc.
Thức thời sớm, nhiều Doanh nghiệp sản xuất và phân phối đã nhanh chóng tìm đến phần mềm DMS như 1 Giải pháp “cứu tinh” giúp giải quyết bài toán “số hóa” kênh phân phối và quản lý nhân viên bán hàng từ xa.
Trước và trong mùa dịch đã triển khai thành công MobiWork DMS – Giải pháp quản trị hệ thống phân phối phải kể đến Sao Thái Dương, Tân Á Đại Thành, Giấy Tissue Sông Đuống và Dược Đại Quang,….
Không những là công cụ tuyệt vời cho Nhà quản lý, MobiWork DMS còn là trợ thủ đắc lực giúp thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên bán hàng:
- Phân tuyến phải đi trong ngày trên hệ thống phần mềm mà không cần họp đầu ngày, vừa tiết kiệm thời gian vừa an toàn trong mùa dịch.
- Tra cứu thông tin điểm bán từ tên, tuổi, đặc điểm thói quen của khách hàng đến lịch sử mua hàng và hình ảnh trưng bày, không rà soát cần giấy tờ, sổ sách mà vẫn chuẩn hóa quy trình viếng thăm điểm bán.
- Lên đơn hàng tự động ngay tại điểm bán để giảm sự trao đổi giữa các bộ phận từ kế toán đến thủ kho và người vận chuyển.
- Tự động áp dụng chương trình khuyến mãi cho điểm bán khi đơn hàng đạt yêu cầu nên nhân viên bán hàng không cần giới thiệu nhiều. Ngoài ra, phần mềm còn có tính năng gợi ý đơn hàng thông minh giúp cho cả nhân viên đi thị trường và điểm bán – nhà phân phối không mất thời gian tính toán.
Không cần chờ đến đại dịch để chúng ta nhận thấy sự cần thiết của việc sử dụng Giải giáp DMS vào quản trị hệ thống phân phối. Covid-19 chỉ là chất xúc tác để thúc đẩy các doanh nghiệp bức tốc “số hóa” nhanh chóng hơn. Trong tương lai, khi cuộc sống của mọi người trở lại bình thường thì quá trình số hóa và tự động hóa tại nơi làm việc sẽ tăng tốc, nhiều thao tác quản lý thủ công sẽ biến mất, thành phần GDP sẽ thay đổi, thúc đẩy sự tăng trưởng của phong cách làm việc freelance, không theo giờ hành chính.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Tích hợp DMS và CRM: Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng toàn diện cho Doanh nghiệp
- Cánh tay nối dài của SAP ERP: Tích hợp MobiWork DMS để quản lý hiệu quả kênh GT