Kinh doanh theo hình thức chuỗi cửa hàng đang nở rộ trong những năm gần đây và dần trở thành xu thế tất yếu của các doanh nghiệp bán lẻ nhằm gia tăng sự nhận biết thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Với những ưu điểm như: chủ động về hàng hóa, các chương trình khuyến mãi quảng cáo; kiểm soát được tình hình bán hàng, nắm bắt nhanh chóng vấn đề thị trường… nên việc xây dựng chuỗi cửa hàng là tham vọng hướng đến của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều trường hợp đã thất bại trong việc xây dựng chuỗi cửa hàng phân phối bán lẻ, nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố khách quan như nhu cầu thị trường, cạnh tranh… hay từ chủ quan như vốn, công nghệ, nhân sự, chiến lược marketing…. Dưới đây là 5 bí quyết xây dựng chuỗi cửa hàng trong phân phối bán lẻ
Mục lục nội dung:
Chọn đúng vị trí đặt các cửa hàng
Đây là một trong những yếu tố then chốt cho sự thành công hay thất bại trong việc xây dựng cửa hàng. Những địa điểm tốt thường có giá thành cao và là nơi các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt. Câu hỏi đặt ra là “Làm thế nào để xác định được đâu là địa điểm mở cửa hàng phù hợp?”
Trước hết hãy tiến hành khảo sát nhân khẩu học: mật độ dân cư, mức sống trung bình, ước tính thu nhập của khách hàng tiềm năng, số lượng các tòa nhà – văn phòng – trường học trong phạm vi bán kính 500 mét. Đồng thời bạn cũng cần phải nắm rõ số lượng các cửa hàng trong khu vực định xây dựng mặt bằng, loại mặt hàng mà họ kinh doanh, trung bình lượng người ra vào cửa hàng trong vòng 1 ngày, khả năng chi tiêu trung bình/hóa đơn… Việc chọn mặt bằng tốn rất nhiều thời gian, càng chuẩn bị chu đáo, thu nhập thông tin đầy đủ, bạn càng tránh được sai lầm có thể xảy ra. Hãy lưu ý rằng: Một địa điểm tốt không chỉ thỏa mãn điều kiện nằm ở khu đông dân cư mà còn giúp bạn điều phối hàng hóa, liên kết với các cửa hàng khác trong chuỗi, tạo thành mô hình kinh doanh vững chắc, củng cố thương hiệu, thu hút được toàn bộ khách hàng trong khu vực.
Một số nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới như Starbucks, họ xây dựng một đội ngũ chuyên nghiên cứu về nhân khẩu học, tìm kiếm vị trí xây dựng cửa hàng mới. Theo số liệu được công bố, trong 1000 cửa hàng đầu tiên đã khai trương, Starbucks chỉ đóng cửa hai địa điểm vì đánh giá sai. Ít nhà bán lẻ nào có thể phá được kỷ lục đó.
Chính sách nhân sự hợp lý
Một thực trạng đáng buồn hiện nay, mỗi khi doanh nghiệp gặp phải khó khăn cần cắt giảm chi phí, thì nhân viên thường là lựa chọn đầu tiên để cắt giảm lương và phúc lợi. Nhân viên không đơn giản chỉ mang đến nguồn doanh thu cho doanh nghiệp mà còn là bộ mặt đại diện của tổ chức trước mỗi khách hàng. Nếu họ cung cấp một dịch vụ tốt, chắc chắn người tiêu dùng sẽ tin tưởng vào thương hiệu doanh nghiệp, ngược lại khách hàng sẽ khó chịu, thậm chí tẩy chay chỉ vì tiếp xúc với một vài trường hợp xấu trong cách ứng xử của nhân viên. Do vậy, để gia tăng chất lượng dịch vụ và tạo ra ưu thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, bạn phải xây dựng được chính sách nhân sự phù hợp.
Chính sách nhân sự quan trọng bậc nhất vẫn là cơ chế lương – thưởng bởi hầu hết các trường hợp “nhảy việc” là bởi nhân viên không hài lòng với mức lương hiện tại. Cơ chế lương cần rõ ràng, có các mức để phấn đấu và sẵn sàng thưởng “nóng” nếu nhân viên hoàn thành tốt công việc đề ra. Đặt ra chỉ tiêu (KPIs) cần hợp lý và có khả năng hoàn thành, không phải đặt ra chơi để trừ tiền.
Chỉ khi nào làm cho lợi ích của nhân viên gắn liền với lợi ích cửa hàng thì khi đó bạn mới có một đội ngũ nhân sự vững mạnh để xây dựng chuỗi cửa hàng.
Huy động vốn xây dựng nền tảng vững chắc
Nền tảng trước tiên nằm ở “vốn” bởi xây dựng chuỗi cửa hàng cần đầu tư rất lớn. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, khi số lượng cửa hàng chưa nhiều, lợi nhuận kinh doanh không cao, thậm chí phải bù lỗ; doanh nghiệp cần vượt qua giai đoạn đầu để làm quen được với khách hàng.
Nền tảng thứ 2 nằm ở đội ngũ nhân sự vận hành, bao gồm hệ thống quản lý và nhân viên bán hàng. Xây dựng được nền móng nhân sự thật sự vững chắc để lắng nghe ý kiến, có ý tưởng quảng bá, marketing đến người tiêu dùng. Ngoài ra, hãy tận dụng nhiều mối quan hệ để chung lòng cho sự phát triển của chuỗi cửa hàng. Ví dụ: thay vì thuê mặt bằng, bạn có thể đề nghị hợp tác với người chủ cho thuê hình thức hợp tác, chi lợi nhuận, mua sắm trang thiết bị đầu tư….
Ngoài ra, bạn cần xây dựng một quy trình thống nhất bao gồm: quy trình mua hàng, quản lý bán hàng, xây dựng nhân sự, quảng bá – truyền thông
Hoạt động chương trình marketing hiệu quả
Để các chuỗi cửa càng phát triển thì người kinh doanh cần phải có một chiến lược marketing hiệu quả. Chẳng hạn, cần đưa ra các cách khai trương độc đáo để gây ấn tượng, thu hút khách hàng. Bên cạnh đó cần phải có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khách hàng, xây dựng niềm tin đối với khách hàng. Để khách hàng luôn cảm nhận được những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Một số chương trình marketing có thể làm như:
● Quảng bá sản phẩm mới, khuyến mãi
● Khai trương cửa hàng
● Khách hàng trung thành
Cân bằng giữa chất lượng và tăng trưởng
Càng mở rộng chuỗi cửa hàng doanh nghiệp càng dễ mắc phải “bẫy tăng trưởng”, đó là việc không quản lý được vấn đề đồng nhất chất lượng. Thực tế đã có nhiều chuỗi bán lẻ phải đóng cửa mặc dù thời gian đồng phát triển như vũ bão. Yêu cầu về chất lượng đối với kinh doanh hàng hóa không khắt khe như kinh doanh đồ ăn, thức uống, nhưng nếu không quản lý được giá nhập, chương trình khuyến mại… thì sự nghiệp của bạn cũng nhanh chóng tan thành mây khói.
Điều quan trọng là khi mở thêm nhiều cửa hàng, bạn phải duy trì được sự kiểm soát, tính nhất quán của quy trình, hệ thống cũng như dịch vụ khách hàng tại mỗi cửa hàng. Chỉ cần một cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, gây ấn tượng xấu cho khách hàng, họ sẵn sang quay lưng với tất cả các cửa hàng khác trong hệ thống
2 Bình luận. Leave new
thông tin hữu ích, cảm ơn đã chia sẻ
Cảm ơn anh đã quan tâm đến bài viết của MobiWork. Mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ anh