Ngành hàng tiêu dùng, cửa hàng tiện lợi, cùng các dịch vụ liên quan đang có sự biến chuyển để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng. Cùng điểm lại những tin chính nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng trong thời gian vừa qua nhé!
FMCG chi hàng ngàn tỷ đồng cho quảng cáo
Thị trường hàng tiêu dùng luôn là mảnh đất màu mỡ với các hãng quảng cáo khi các doanh nghiệp trong ngành này không thể ngừng xuất hiện trên truyền thông.
Báo cáo thường niên Brand Footprint năm thứ 6 do Kantar Worldpanel thực hiện vừa công bố ngày 22/5/2018 cho thấy, top 5 nhà sản xuất được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất vẫn giữ nguyên so với kết quả năm trước.
Theo đó, Unilever, Masan Consumer và Vinamilk tiếp tục là 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở cả thành thị (với 4 thành phố gồm TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) và nông thôn Việt Nam trong suốt 6 năm qua. Masan Consumer và Vinamilk dẫn đầu trong ngành thực phẩm còn Unilever tiếp tục duy trì vị thế trong ngành hàng phi thực phẩm. Các “ông lớn” này tạo dựng vị trí cho các thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng thông qua rất nhiều hoạt động truyền thông, quảng bá nhắm đến nhiều đối tượng, phân khúc tiêu dùng khác nhau.
Năm 2017, Vinamilk đã chi tổng cộng 9.664 tỷ đồng cho quảng cáo, khuyến mại, tăng 7% so với năm trước đó. Tính trung bình, Vinamilk đã chi khoảng 26,5 tỷ đồng mỗi ngày cho chi phí quảng cáo và hoa hồng khuyến mại.
Hàng tiêu dùng nhanh Masan Consumer (Mã: MCH), năm 2016, công ty chi 1.651 tỷ đồng cho quảng cáo, tăng 14% so với năm trước đó. Trung bình, Masan Consumer cũng chi tới 4,6 tỷ đồng mỗi ngày cho quảng cáo.
Cuộc đua công nghệ của những cửa hàng tiện lợi
Không chỉ phát triển số điểm bán, các nhà đầu tư bán lẻ còn cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và công nghệ mới. Ngành bán lẻ đang thay đổi trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam tốc độ thay đổi cũng rất nhanh. Sự phát triển của công nghệ thông tin đang làm thay đổi hành vi tiêu dùng. Các doanh nghiệp đang có nhiều thay đổi trong phương thức bán hàng, từ kênh bán lẻ truyền thống đến bán lẻ hiện đại và online nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.Người mua hàng sử dụng nhiều thiết bị kết nối Internet khác nhau như điện thoại, máy tính để mua hàng. Họ cũng có thể mua hàng ở bất cứ đâu, trên website, Facebook, Zalo, sàn TMĐT hay đến tận cửa hàng.
Vì thế, người bán hàng cần hiện diện trên nhiều kênh để tiếp cận với khách hàng nhiều hơn. Bán hàng đa kênh đang là cơ hội của các cửa hàng nhưng cũng tạo ra vô vàn thách thức, đòi hỏi phải đầu tư nhiều nguồn lực, thời gian hơn để quản lý, vận hành.
Grabfood chính thức tiến công vào Sài Gòn
GrabFood – Dịch vụ giao đồ ăn của Grab, hiện vừa xuất hiện tại Việt Nam sau khi đã có mặt tại Indonesia và Thái Lan. Sau khi hợp nhất dự kiến với Uber Eats, Grab dự định sẽ xây dựng hệ thống dựa trên sự mở rộng cơ sở ban đầu và thúc đẩy sự hiện diện ở các quốc gia khác trong khu vực.
“Chúng tôi sẽ nhanh chóng mở rọng GrabFood đến tất cả các quốc gia lớn ở khu vực Đông Nam Á trong quý tới. Chúng tôi cũng sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho hệ sinh thái đang ngày càng phát triển gồm người tiêu dùng, tài xế và các nhà bên trung gian – mà hiện là các đối tác cung ứng và giao vận”, đồng sáng lập Tan Hooi Ling của Grab cho biết trong tuyên bố mới đây.
Trong khi GrabFood gấp rút triển khai kế hoạch mở rộng quy mô lớn, các đối thủ cạnh tranh của họ không ai chịu khoanh tay chờ đợi, tất cả đều đã có phương án cho riêng mình.
Nhà đầu tư Thái Lan “lấn chiếm” ngành bán lẻ
Central group là một trong những tập đoàn hàng đầu trong ngành bán lẻ của Thái Lan.
Tại Việt Nam, Central Group Việt Nam (CGV) khiến nhiều doanh nghiệp trong nước phải e dè. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của doanh nghiệp Thái cùng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ Thái Lan đã giúp hàng Thái hiện diện ngày càng nhiều tại Việt Nam.
Tính đến nay, Central Group Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới bán lẻ rộng lớn khi có đến 230 trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng. Nhà đầu tư này tập trung vào bán lẻ đa ngành và đa kênh, gồm đại siêu thị và siêu thị Big C, hệ thống cửa hàng tiện lợi C-Express, siêu thị điện máy và trang thương mại điện tử Nguyễn Kim, hệ thống siêu thị Lan Chi Mart, trung tâm mua sắm Robins, hệ thống cửa hàng thời trang Dalala, cửa hàng thể thao Supersports, văn phòng phẩm B2S và một loạt thương hiệu quốc tế như Lee, F&F, Crocs, Fila…
- Áp dụng công nghệ trong quản lý trưng bày hàng hóa
- Trưng bày hàng hóa tại điểm bán – cuộc chiến không hồi kết
- Trưng bày hàng hóa – sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật
- Để trung thu là tết của chính doanh nghiệp bạn
- Trung thu – Doanh nghiệp nên lấy “tốc độ” làm thế mạnh
- Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp