Trong tháp quản trị doanh nghiệp, 20% giá trị cao nhất nằm ở phần ứng dụng công nghệ phục vụ công tác quản lý. Thực tế, rất ít doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt 20% giá trị này, mà một trong những trở ngại lớn nhất chính là sự quyết tâm của người đứng đầu.
Có thể bạn quan tâm:
- Áp dụng phần mềm DMS giải quyết những khó khăn gì cho doanh nghiệp?
- Lợi ích của phần mềm DMS – công cụ quản lý phân phối
- Hiểu đúng về hệ thống phân phối để vận dụng hiệu quả!
Thực tế, tại nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam, ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý còn rất nhiều hạn chế. Một kết quả khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội thực hiện đối với các DN vừa và nhỏ trên địa bàn cho thấy, phần lớn các lãnh đạo DN chưa nhận thức đầy đủ vai trò của công nghệ, chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với quá trình tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh và đổi mới phương thức quản lý.
Thậm chí, trong số các DN đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia – một giải thưởng lớn và uy tín về chất lượng, nhiều DN đã áp dụng các bộ tiêu chuẩn phục vụ sản xuất như ISO, 5S, Kaizen,… nhưng số DN áp dụng phần mềm quản trị vẫn rất khiêm tốn. Điều đó cho thấy có rất nhiều thử thách cho việc ứng dụng thành công một hệ thống phần mềm phục vụ công tác quản lý.
Một chuyên gia của Viện Phát triển Công nghệ quản lý chỉ ra rằng, việc ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý tại DN phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo DN.
Ngay cả khi đã thay đổi nhận thức, chấp nhận áp dụng công nghệ vào quản lý, nhiều lãnh đạo DN cũng không dám “đi tới cùng”, nên việc áp dụng công nghệ chỉ dừng lại nửa vời.
Lý do là, việc áp dụng CNTT, các mô hình quản trị hiện đại với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ khiến mọi thứ trở nên minh bạch, rõ ràng; các quy trình làm việc và kết quả thu được đều khách quan, khó có thể can thiệp.
Có người đã ví, kết quả từ việc áp dụng các mô hình, các phần mềm quản trị đó không biết “nịnh” người lãnh đạo, do đó, không phải người lãnh đạo nào cũng đủ can đảm để chấp nhận và dám thay đổi khi áp dụng những phần mềm quản trị này.
Vậy làm thế nào để khối óc kinh tế và bàn tay công nghệ có thể kết hợp được với nhau giúp cho việc quản lý của doanh nghiệp trở nên “di động hóa”, đặc biệt đối với các DN phân phối, ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng, điều quan trọng là lãnh đạo Công ty đã không chỉ thay đổi nhận thức khi quyết định áp dụng phần mềm quản trị phục vụ quản lý, mà còn dám chấp nhận nhìn thẳng vào thực tế hoạt động kinh doanh thực tại của DN. Không phải lãnh đạo DN nào cũng vượt qua được điều này. Rất mừng là hiện tại, nhiều doanh nghiệp cũng đang chú trọng đầu tư cho việc ứng dụng CNTT phục vụ quản lý như Ladophar, Hapro, Minh Long, Vinamilk, … và các sản phẩm công nghệ tiên tiến như phần mềm quản lý phân phối DMS sẽ luôn là cánh tay đắc lực cho các chủ doanh nghiệp để có thể quản lý tốt mọi công việc kinh doanh, tạo ra những hệ thống phân phối ngày càng lớn mạnh.
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, khi ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp thường gặp phải vấn đề chi phí khi nguồn ngân sách hạn chế. Nhằm cung cấp đến độc giả thông tin hữu ích nhất, chúng tôi đã tìm hiểu các nền tảng công nghệ hỗ trợ quản trị SMEs trên thị trường. Trong số nhiều nền tảng, FastWork được biết đến là phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện, chi phí nhỏ đặc biệt phù hợp với SMEs. Bạn có thể tìm hiểu thêm, biết đâu FastWork là giải pháp vừa vặn với doanh nghiệp của bạn.
Có thể bạn quan tâm: