Không chỉ người dân mà các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ cũng dần thích nghi với bối cảnh bình thường mới giữa đại dịch; sống bình tĩnh, an toàn và tuân thủ quy định phòng dịch. Theo một nghiên cứu của Nielsen, tình hình lây lan của Covid-19 không còn ảnh hưởng nhiều tới xu hướng tiêu dùng FMCG (nhóm hàng tiêu dùng nhanh), đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á. Một số mặt hàng trong ngành này thậm chí đang có chiều hướng gia tăng.
Mục lục nội dung:
“Cầu” không đổi nhưng “cung” gặp khó khăn?
Giá nguyên liệu tăng, giãn cách xã hội, gián đoạn giao thương giữa các vùng dịch là những yếu tố tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp sản xuất, phân phối các mặt hàng thuộc ngành FMCG tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp này thường sở hữu mạng lưới đại lý và nhân viên sales thị trường lớn, rộng khắp các tỉnh thành. Chính vì vậy, hệ thống phân phối dễ “đứt gãy” tại các khu vực bị Virus Corona “tấn công” mạnh.
Tuy nhiên, khó khăn này không đáng lo ngại, vì theo ông Hoàng Thế Anh, Giám đốc kinh doanh, Công ty MobiWork DMS:
Hơn 5 năm xây dựng phần mềm quản lý hệ thống phân phối cho 1000 đơn vị ngành FMCG, tôi nhận thấy các doanh nghiệp này thích ứng nhanh với đại dịch, xác định rõ chiến lược dài hơi và đưa ra các giải pháp vĩ mô. Từ đó, mặc dù có nhiều khó khăn về hệ thống phân phối, chuỗi cung ứng, nguyên liệu đầu vào… nhưng các doanh nghiệp FMCG vẫn có tín hiệu tốt trong kinh doanh.
Nhìn từ góc độ tích cực, đại dịch thúc đẩy sự thay đổi
Ông Lê Văn Thắng – Giám đốc bán hàng toàn quốc Công ty TNHH Libra Việt Nam cho biết:
Vừa qua, Libra Việt Nam đã thực hiện rà soát toàn bộ chi phí vận hành, phát triển kênh phân phối. Chúng tôi nhận thấy có nhiều nhà phân phối cần đánh giá lại, nhiều khu vực cần phải thay đổi cách thức phân bổ do chưa thực sự đem lại hiệu quả bán hàng cao. Dịch bệnh khó khăn chính là lúc doanh nghiệp phải thay đổi, cải thiện cách thức làm việc.
Để tối ưu hệ thống trong thời kỳ khó khăn, các doanh nghiệp bắt tay vào chuyển dịch từ nhập khẩu nguyên liệu sang sử dụng những nguyên liệu trong nước; chuẩn hóa nhân sự, khai thác tối đa nguồn nhân lực sẵn có; ứng dụng công nghệ thông tin thu hẹp khoảng cách và tối ưu hóa bán hàng….
Dường như, đại dịch là một “cái cớ” để các doanh nghiệp sản xuất và phân phối ngành FMCG nhìn lại hệ thống của mình.
Bởi trước đây, do đặc thù ngành FMCG thường sở hữu hệ thống phân phối lớn, hoạt động bán hàng cũng gặp không ít sai sót. Trong đó phải kể đến những vấn đề phổ biến như: chồng chéo các chương trình khuyến mãi, âm kho, sai lệch số liệu hàng hóa,…
Ngoài ra, trước áp lực doanh số, đội ngũ nhân viên nghĩ ra những phương thức “lách luật” như khai báo hồ sơ nhân viên ảo, điểm bán ảo, chia nhỏ đơn hàng,…
Mặt khác, trước đại dịch, nhiều doanh nghiệp ngành FMCG cũng thuê/ mua các giải pháp công nghệ quản lý hệ thống phân phối. Tuy nhiên, quy mô lớn, đội ngũ nhân viên chậm chuyển đổi, hoặc từ chối sử dụng phần mềm đã khiến con đường chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngành FMCG còn dở dang.
Và hiện nay, đại dịch đang là yếu tố thúc đẩy số hóa hệ thống phân phối nhanh và mạnh hơn.
Công nghệ giúp ra quyết định nhanh chóng hơn
Với kinh nghiệm triển khai phần mềm quản lý hệ thống phân phối, ông Nguyễn Thái Hiển, Giám đốc bán hàng toàn quốc, Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng nhận định:
Bảo Hưng đã có 2 năm ứng dụng MobiWork DMS vào quản lý hệ thống phân phối và đạt được những thành tựu dựa trên phần mềm này. Từ những số liệu xác thực nhất do công nghệ hỗ trợ, chúng tôi đã hoạch định về mặt chiến lược rất rõ ràng, hiệu quả.
Với nền tảng công nghệ, toàn bộ các đối tượng tham gia vào hệ thống phân phối sẽ được phân quyền, cùng báo cáo và quản lý số liệu trên cùng một hệ thống. Luồng thông tin tập trung và đồng nhất đã giúp nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, kịp thời trước những biến động hay nguy cơ của đại dịch. “Áp dụng công nghệ là xu thế và là việc không sớm thì muộn, doanh nghiệp FMCG nào cũng cần thực hiện, kể cả trong thời kỳ dịch bệnh”, ông Nguyễn Thái Hiển chia sẻ thêm.