“Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống phân phối bây giờ không phải là vấn đề NÊN HAY KHÔNG NÊN mà phải trở thành chiến lược cốt lõi trong tổng thể phát triển chung của doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn tâm lý bàng quan, thỏa mãn với doanh số hiện tại, chắc chắn sẽ trở thành kẻ đứng ngoài cuộc chơi, dâng hiến thị phần cho đối thủ cạnh tranh”.
Vừa qua, chuỗi hội thảo mang tên“Từ THẤU HIỂU đến TỐI ƯU hệ thống phân phối. Ứng dụng công nghệ True Cloud DMS” do Công ty cổ phần công nghệ MobiWork Việt Nam tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Hà Nội (03/10/2018) và Tp Hồ Chí Minh (02/11/2018). Với sự tham gia của gần 100 nhà quản lý – lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực phân phối, hội thảo đã mang đến những kinh nghiệm thực tiễn trong việc vận hành hệ thống phân phối hiện đại, những bất cập trong phương thức quản lý cũ cũng như giải pháp khắc phục dựa trên nền tảng công nghệ True Cloud DMS.
Hội thảo là những chia sẻ từ các chuyên gia, nhà quản trị có am hiểu sâu sắc về hệ thống phân phối, nắm rõ những rủi ro và thách thức trong quá trình áp dụng công nghệ vào quản lý.
- Ông Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt
- Ông Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc bán hàng miền Nam – Công ty Cổ phần Sao Thái Dương
- Ông Ninh Vĩnh Quang – Công ty Dược phẩm Aikya (đơn vị chủ quản của Dược Trà Vinh và MebiPhar)
- Ông Đinh Minh Quân – Giám đốc phát triển kinh doanh MobiWork
- Ông Hoàng Thế Anh – Giám đốc tư vấn triển khai MobiWork
Nội dung chi tiết.
1. Diễn giả Đỗ Xuân Tùng: “Phần mềm không chỉ là công cụ hỗ trợ, chính doanh nghiệp cũng có thể học hỏi từ nó’
Với chủ đề “Bắt bệnh hệ thống phân phối và giải pháp khắc phục”, ông Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt đã chia sẻ hàng loạt các vấn đề quản lý hệ thống phân phối mà các doanh nghiệp hiện nay thường mắc phải. Từng giữ vị trí Giám đốc bán hàng khu vực miền Bắc của Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam P&G; Giám đốc điều hành Tầm Kiều (hóa mỹ phẩm và hàng tiêu dùng)…; đồng thời là chuyên gia số một trong lĩnh vực đào tạo Sales, diễn giả Đỗ Xuân Tùng đã chỉ ra hàng loạt lỗ hổng trong mô hình phân phối tại Việt Nam:
- Không quản lý được thời gian và lịch trình làm việc của đội sales, dẫn đến việc năng suất viếng thăm khách hàng bị chững lại.
- Không quản lý được chất lượng công việc: Các doanh nghiệp B2C vẫn chưa có một hồ sơ khách hàng (điểm bán, đại lý) hoàn chỉnh do cách thức quản lý dựa trên sổ sách. Đồng thời nhân viên bán hàng có quá nhiều cách để qua mắt nhà quản lý, thay đổi dữ liệu báo cáo.
- Không lược hóa được chính xác tình trạng tồn kho trên thị trường, chủng loại hàng hóa lẫn vòng quay tài chính
Ông Đỗ Xuân Tùng – “Bắt bệnh hệ thống phân phối và giải pháp khắc phục”
Từ những vấn đề trên, ông đề xuất những giải pháp gỡ rối cho lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống phân phối. Khi toàn bộ quy trình được tự động hóa, doanh nghiệp hoàn toàn tính được năng lực làm việc của từng nhân viên bán hàng; tính toán mức đầu tư vấn khó và các chỉ số tài chính để gia tăng lợi nhuận khi mở rộng hệ thống cũng như chế độ đãi ngộ phù hợp…
Bên cạnh đó, chia sẻ thêm tại Hội thảo, diễn giả Đỗ Xuân Tùng cho rằng phần mềm không chỉ là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp, mà chính doanh nghiệp cũng có thể học hỏi từ nó:
Để có một phần mềm thành phẩm và có cả loạt doanh nghiệp khác nhau sử dụng, công ty tạo ra nó phải rút kinh nghiệm khá nhiều và sẽ còn liên tục chỉnh sửa trong quá trình triển khai tại các đơn vị khác nhau. Doanh nghiệp được triển khai đó có thể có quy mô lớn hơn cả quy mô của công ty chúng ta, có thể ở một ngành phức tạp hơn, ở một phạm vi thị trường lớn hơn; do đó, nó bao quát cả điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, có đủ hết mọi tình huống mà họ thường gặp hoặc thỉnh thoảng mới gặp. Đó là một điểm lợi lớn nếu công ty bạn biết khai thác. Đôi khi chỉ cần tinh ý khi đọc hướng dẫn sử dụng, chúng ta cũng có thể phát hiện ra một số việc mà mình chưa từng làm với đội nhóm của mình rồi”.
2. Diễn giả Đinh Minh Quân “Điện toán đám mây – công nghệ nền tảng trong quản trị hệ thống phân phối”
Tiếp nối phần 1 của hội thảo, phần 2 với chủ đề “True Cloud DMS – Điều kiện cần để tối ưu hệ thống phân phối” do ông Đinh Minh Quân – Giám đốc phát triển kinh doanh MobiWork trình bày. Với kinh nghiệm tiếp xúc và làm việc với hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất và phân phối thuộc mọi lĩnh vực, ông Quân cho rằng doanh nghiệp nên hỗ trợ nhân viên bán hàng nhiều hơn trong quá trình đi thị trường để từ đó rút ngắn “thời gian chết” giữa các quy trình làm việc.
Cụ thể, khi áp dụng DMS:
- Đối với nhân viên bán hàng: Nhanh chóng cập nhật thông tin đầu ngày (chương trình khuyến mãi, thông tin sản phẩm, thông tin nội bộ, tuyến bán hàng trong ngày, tình trạng xử lý đơn hàng…); cung cấp quy trình viếng thăm điểm bán bao gồm Checkin – Ghi tồn kho – Chụp ảnh trưng bày – Ghi độ phủ – Khảo sát khách hàng – Đặt đơn hàng
- Đối với nhà quản lý (giám sát, kế toán, lãnh đạo): Báo cáo tức thời doanh số, vị trí và lộ trình của nhân viên; Quản lý chương trình khuyến mãi, hình ảnh trưng bày; quản lý tình hình tồn kho….
Đồng thời, để giúp các doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 giải pháp DMS phù hợp với mô hình hoạt động cũng như tiềm lực tài chính, ông Đinh Minh Quân cũng phân tích một số loại hình cung cấp DMS phổ biến trên thị trường, tiêu biểu là True Cloud DMS (trên nền tảng điện toán đám mây) và On-Premies DMS (License – sử dụng hệ thống máy chủ của doanh nghiệp).
Với những ưu thế về chi phí, tốc độ triển khai lẫn việc bảo trì – nâng cấp hệ thống, giải pháp DMS được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây đích thực (True Cloud DMS) sẽ phù hợp hơn với mô hình của nhiều doanh nghiệp, hạn chế tối đa những rủi ro có thể mắc phải. Đó cũng là lý do mà hàng trăm doanh nghiệp lớn như Sao Thái Dương, Mead Johnson hay Miwon đều lựa chọn hình thức triển khai DMS này”
3. Diễn giả Hoàng Thế Anh “Để triển khai thành công, đòi hỏi quyết tâm rất lớn của doanh nghiệp”
Là người trực tiếp tư vấn cho hàng trăm doanh nghiệp tại Việt Nam về cách thức quản trị hệ thống phân phối bằng DMS, diễn giả Hoàng Thế Anh – Giám đốc tư vấn và triển khai DMS của MobiWork mang đến cho hội thảo chủ đề “Thách thức khi triển khai hệ thống DMS – điều kiện đủ để triển khai thành công”. Bằng những kinh nghiệm thực tiễn trong suốt nhiều năm tư vấn DMS, ông Thế Anh đã chỉ ra những thách thức khiến nhiều doanh nghiệp hiện nay không thể áp dụng DMS thành công như:
- Sự phản đối của nhân viên bán hàng
- Cung cấp thiết bị di động cho nhân viên bán hàng
- Thiếu sự quyết liệt từ ban lãnh đạo
- Quy trình nghiệp vụ chưa sẵn sàng
- Không có Sales Admin chuyên trách
- Sự phản đối, không ủng hộ của NPP
Mỗi vấn đề là một câu chuyện thực tế được ông Thế Anh phân tích cụ thể để giúp các nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp nắm được những khó khăn thực sự khi quyết tâm triển khai DMS. Đồng thời với những kinh nghiệm của mình, ông cũng đưa ra những giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục những rủi ro, thách thức, từ đó nâng cao hiệu quả việc ứng dụng DMS.
ĐIều quan trọng để áp dụng thành công bất kỳ giải pháp công nghệ nào, đòi hỏi nhà quản lý – lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn, xây dựng cơ chế chính sách, chế độ cho từng thành viên thật hợp lý, cũng như làm cho nhân viên hiểu rõ vai trò của DMS trong việc nâng cao năng suất bán hàng…”
4. Nguyễn Hoài Nam “Sao Thái Dương tăng 10% doanh thu trong tháng đầu tiên áp dụng DMS”
Ngoài 3 diễn giả trên, hội thảo “Từ thấu hiểu đến tối ưu hệ thống phân phối. Ứng dụng công nghệ True Cloud DMS” còn nhận được những chia sẻ của ông Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc bán hàng toàn quốc của Sao Thái Dương. Đây là một trong những doanh nghiệp Dược hàng đầu tại Việt Nam đang áp dụng rất thành công giải pháp DMS cho gần 1000 Trình Dược Viên ở khắp mọi miền Tổ Quốc, kể cả những vùng đảo xa xôi. Bằng thực tiễn triển khai DMS trong nhiều năm, ông Nam đã khắc họa lại hành trình ứng dụng DMS, đồng thời đưa ra những lời khuyên cho các doanh nghiệp, làm cách nào để DMS thực sự thành công như những tính năng mà nó mang lại.
Ông Nguyễn Hoài Nam còn khẳng định: “Nếu doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn, tư vấn và quy trình từ MobiWork, tôi khẳng định doanh nghiệp sẽ tăng ít nhất 10% doanh thu hàng tháng khi áp dụng MobiWork DMS. Đây cũng là kết quả mà Sao Thái Dương đạt được trong tháng đầu tiên” Đây thực sự là niềm hạnh phúc từ phía MobiWork khi được nghe những chia sẻ thực tế từ đơn vị khách hàng mà MobiWork đã tận tâm hỗ trợ triển khai trong thời gian qua.
5. Ninh Vinh Quang: “DMS tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp và đội ngũ Trình Dược Viên”
Chuỗi hội thảo tại Hồ Chí Minh còn có sự góp mặt của ông Ninh Vinh Quang – Trưởng phòng IT của công ty dược Aikya, đơn vị chủ quản của Dược Trà Vinh và Mebiphar. Đây là 2 doanh nghiệp Dược phẩm đang triển khai rất thành công giải pháp MobiWork DMS cho hàng trăm Sales, SUP, ASM.
Theo chia sẻ của ông Ninh Vinh Quang, trong giai đoạn trước, toàn bộ công việc đều thực hiện trên zalo, đơn hàng được trình dược viên ghi nhận tại nhà khách hàng (hiệu thuốc) sẽ được chụp ảnh và gửi lại cho kế toán duyệt bằng ứng dụng này. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều bất cập bởi khiến kế toán mất nhiều thời gian để nhập hàng, xét duyệt; cũng như khi nhân viên nghỉ việc sẽ mất số. Ngoài ra, quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp đang chỉ dừng lại ở mức đối tác (do trình dược viên ăn lương theo doanh số), cho nên rất khó để áp dụng các quy định, chế tài để kiểm soát công việc của đội ngũ này.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian để thảo luận, không chỉ để tìm cách thay thế những thao tác thủ công trong quá trình bán hàng mà còn phải nâng cao mối quan hệ với nhân viên, kết nối thành một tổ chức có sự giám sát chặt chẽ. Chỉ từ 1 vài chi nhánh áp dụng MobiWork DMS, hiện nay trải qua hơn 2 năm đã có gần 20 chi nhánh sử dụng với số lượng người dùng khoảng 400. Con số này sẽ tiếp tục nâng lên trong giai đoạn sau.”
Kết thúc buổi hội thảo, đại diện các doanh nghiệp trao đổi danh thiếp và bày tỏ lời cảm ơn đến những chia sẻ tâm huyết của các diễn giả.
Muốn tạo sự bứt phá hay đơn giản là giữ vững thị trường, các doanh nghiệp cần thay đổi lối tư duy cũ, bước ra khỏi vùng an toàn. Nếu chỉ biết chờ đợi, chấp nhận những thành quả đã đạt được là đồng nghĩa với việc chúng ta đang mất dần lợi thế trong cuộc chiến giành giật thị trường. Đúng như chia sẻ của ông Đỗ Xuân Tùng vào cuối chương trình “Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống phân phối bây giờ không phải là vấn đề NÊN HAY KHÔNG NÊN mà phải trở thành chiến lược cốt lõi trong tổng thể phát triển chung. Nếu bạn vẫn còn tâm lý bàng quan, thỏa mãn với doanh số hiện tại, chắc chắn sẽ trở thành kẻ đứng ngoài cuộc chơi, dâng hiến thị phần cho đối thủ cạnh tranh”.
Một số hình ảnh hội thảo tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Đăng ký ngay để dùng thử miễn phí phần mềm DMS