“Sắp tới, bạn có một cơ hội bán hàng quan trọng?
Làm cách nào để làm hài lòng những vị khách hàng tiềm năng của mình?”
1. TÌM RA CÁCH ĐẠT ĐƯỢC MỨC TRIỂN VỌNG CỦA BẢN THÂN
Ngay cả trước khi ghi chú về cuộc họp bán hàng tiếp theo trong nhật ký của mình, một khả năng sau bạn cần phải hoàn thiện nếu muốn có một khởi đầu tốt với khách hàng: năng lực điều tra. Nếu bạn muốn thuyết phục một khách hàng tiềm năng, hãy bắt đầu bằng cách tìm ra họ là ai. Mối quan tâm của họ là gì? Bạn có thể cung cấp cho họ những giải pháp nào để trở thành thương hiệu luôn được nghĩ đến đầu tiên trong ngành của họ?
Nên bắt đầu từ phần “Giới thiệu về chúng tôi” trong trang web của họ, cũng nên kiểm tra trên Facebook, Zalo để biết thêm thông tin về những người mà bạn sẽ gặp và vai trò của họ trong công ty. Tìm hiểu những điểm mạnh và điểm yếu nào trong thị trường của họ, đối thủ của họ là ai và tìm kiếm trên Google tin tức về họ. Đây là những điều bạn có thể tham khảo trong cuộc họp, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc khai thác và thuyết phục khách hàng. Còn đối với những khách hàng không có website hay đơn giản họ chỉ là những điểm bán trên thị trường, hãy tìm hiểu thông tin qua những người hàng xóm hoặc đối tác đã từng cung cấp hàng cho họ. Thậm chí, chỉ cần ngồi quán trà đá ven đường bạn đã có thể thu được rất nhiều thông tin có giá trị.
Hãy ghi nhớ tất cả thông tin tìm thấy để khi bạn gặp khách hàng của mình, họ sẽ thấy bạn thực sự nắm được những nhu cầu của họ. Bạn sẽ làm cho khách hàng của mình cảm thấy họ quan trọng chỉ vì bạn đã thực sự kết nối và lo nghĩ cùng họ.
2. HÃY NÓI NGẮN GỌN VÀ THẤU ĐÁO
Bạn không có nhiều thời gian để thuyết phục khách hàng rằng giải pháp của bạn là một trong những điều họ đang tìm kiếm. Do đó bạn cần phải nói thật ngắn gọn và thấu đáo. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là phải trình bày dữ liệu cụ thể có tính thuyết phục cao. Khách hàng tiềm năng của bạn sẽ muốn nhìn thấy chỉ số đánh giá năng lực, để cảm thấy tự tin khi làm việc với bạn. Hãy chứng minh công ty của bạn có thể đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của mình trong thời hạn nhất định; trích dẫn kinh nghiệm hợp tác thành công với khách hàng khác là tài liệu tham khảo tốt nhất cho họ.
3. KHÔNG GIỚI THIỆU SẢN PHẨM – HÃY ĐỀ RA GIẢI PHÁP
Khách hàng tiềm năng của bạn không muốn lắng nghe nhiều về lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đem lại. Họ muốn thấy rằng bạn hiểu rõ vấn đề của họ và có thể cung cấp một giải pháp giải quyết được vấn đề đó. Để làm điều này, bạn cần phải biết cách lắng nghe. Khi chuẩn bị viếng thăm khách hàng, hãy làm theo lời khuyên của John Barrows, một trong những người cố vấn tuyệt vời nhất về bán hàng. “Hãy nghĩ đến hai hoặc ba câu hỏi mở để yêu cầu đại diện khách hàng mà bạn gặp giúp bạn tìm hiểu về họ và xác định mối quan tâm chính của họ đối với công ty. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng tiềm năng của bạn cởi mở hơn và cung cấp cho bạn những thông tin bổ sung để làm sắc nét hơn đề xuất bán hàng của bạn, giúp bạn có thể điều chỉnh nó theo nhu cầu cụ thể của khách hàng”.
Lắng nghe và tìm kiếm giải pháp hỗ trợ khách hàng
4. KHÔNG PHÊ BÌNH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Gặp gỡ khách hàng là cơ hội của bạn để tỏa sáng, nhưng không phải để làm mất uy tín của người khác. Vì vậy, khi được hỏi về đối thủ cạnh tranh hoặc so sánh bạn với đối thủ cạnh tranh, nếu khách hàng thấy bạn chỉ trích đối thủ cạnh tranh, họ sẽ biết cách bạn làm việc là dựa trên việc tìm kiếm lỗi của người khác. Họ cũng có thể nghi ngờ rằng một khi cuộc viếng thăm chấm dứt, bạn cũng có thể làm điều tương tự với họ. Hãy cho họ thấy công ty của bạn không phải như vậy: mà đề nghị của bạn đưa ra dựa trên giá trị riêng của công ty vì phía sau đó là một nhóm các chuyên gia làm việc chăm chỉ, và cam kết làm thật tốt công việc.
5. NÓI VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA KHÁCH HÀNG
Đây không chỉ đơn thuần là một cuộc họp gặp gỡ trao đổi về sản phẩm. Hãy cố gắng nói cho khách hàng biết về những vấn đề có thể xuất hiện trên thị trường của họ và làm thế nào công ty bạn có thể giúp ngăn ngừa rủi ro. Họ có cần giảm chi phí không? Phương thức đổi mới để mở rộng thị trường? Cách gây chú ý này sẽ giúp khách hàng tiềm năng thấy đề xuất của bạn như một giải pháp hiệu quả, dựa trên một cuộc điều tra toàn diện. Họ sẽ ấn tượng bởi năng lực và thái độ chân thành của bạn muốn giúp họ cải thiện hiệu quả.
6. HÃY THÀNH THẬT
Bí quyết thiết lập và duy trì uy tín trong mắt khách hàng là: không bao giờ nói dối họ, những người bán hàng cần phải làm những bậc thầy trong nghệ thuật truyền thông cởi mở, minh bạch, hãy tập trung nỗ lực về việc tạo ra một trải nghiệm tích cực về sản phẩm. Chỉ bằng cách trung thực chúng ta mới có được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng. Điều quan trọng nữa là: không hứa hẹn những gì bạn không thể giữ lời, và học cách nói ‘không’. Nhiều nhân viên bán hàng ngại nói “không” với khách hàng tiềm năng vì sợ mất cơ hội bán hàng. Nếu bạn biết mình không thể tìm ra những gì họ đang yêu cầu, hãy nói ra. Sau đó bạn hoàn toàn có thể tìm ra các giải pháp thay thế mà vẫn làm cho mình trở thành lựa chọn tốt nhất của khách hàng.
7. HỌC HỎI TỪ NHỮNG KINH NGHIỆM
Hãy lưu ý tất cả những điều bạn đã học được khi làm việc với những người khác. Phản hồi lại là rất cần thiết để cải thiện các buổi làm việc trong tương lai và những lần bán hàng kế tiếp. Với mỗi cuộc gặp, bạn sẽ lại thấy cần cải thiện những điều khác nhau. Sau tất cả, những gì học được từ cuộc sống sẽ giúp bạn thay đổi và tạo nên sự khác biệt.
Phần mềm DMS là giải pháp hỗ trợ tích cực cho nhân viên bán hàng đi thị trường. Toàn bộ lịch trình viếng thăm điểm bán; thông tin sản phẩm; chương trình khuyến mãi đều được tích hợp trên ứng dụng di động. Phần mềm cũng hỗ trợ nhân viên đặt đơn hàng ngay tại điểm bán với cơ chế gợi ý đơn hàng; cập nhật hàng tồn kho cũng như ghi lại những yêu cầu của khách hàng trong quá trình trao đổi. Đặc biệt để nâng tính chủ động của nhân viên trong công việc, MobiWork DMS cung cấp một số loại báo cáo có thể xem ngay trên di động như: lịch sử mua hàng điểm bán; báo cáo doanh thu – công nợ; tình trạng đơn hàng (đã được xét duyệt hay chưa; đang ở khâu nào: kế toán – kho – đang vận chuyển); thực hiện chỉ tiêu KPI – chấm công…
Đăng kí dùng thử để tìm hiểu phần mềm DMS
- Áp dụng công nghệ trong quản lý trưng bày hàng hóa
- Trưng bày hàng hóa tại điểm bán – cuộc chiến không hồi kết
- Trưng bày hàng hóa – sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật
- Để trung thu là tết của chính doanh nghiệp bạn
- Trung thu – Doanh nghiệp nên lấy “tốc độ” làm thế mạnh
- Ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp
- 9 Kỹ năng bán hàng mà dân SALES nhất định phải biết
- Doanh nghiệp phân phối thích ứng và sống chung với Covid-19