Sell out là gì? Sell out trong kinh doanh có nghĩa là “bán hết” hay “bán sạch”. Sell out có thể được dùng để thể hiện nhiều nghĩa khác nhau như “bán đắt hàng” hay “bán chạy như tôm tươi”.
Tại nội dung bài viết sau đây MobiWork DMS sẽ giải đáp Sell out là gì cũng như 5 chiến lược thúc đẩy sell out đến nhà quản lý.
Mục lục nội dung:
Sell out là gì?
Sell out là gì? Sell out có thể được hiểu là bán hết hàng trong kho, bán hàng hết hàng với mức giá mà người bán mong muốn. Muốn thực hiện chiến lược bán hàng này các doanh nghiệp cần lên kế hoạch có cấu trúc chính xác nhằm bán được các sản phẩm/dịch vụ và tạo ra lợi nhuận. Chiến lược bán hàng giúp định vị thương hiệu trên thị trường, tăng khả năng hiển thị và củng cố thông điệp cho thương hiệu.
Có hai loại chiến lược bán hàng cơ bản bao gồm: Chiến lược bán hàng bên trong và chiến lược bên ngoài. Việc nắm bắt được 2 loại chiến lược này sẽ giúp nhà quản trị đạt được mục tiêu sell out.
Để bắt đầu xây dựng kế hoạch chiến lược bán hàng, nhà quản lý có thể trả lời cho các câu hỏi:
- Doanh nghiệp bán những gì?
- Doanh nghiệp bán cho ai?
- Doanh nghiệp bán ở đâu?
- Những vấn đề gì cần giải quyết?
5 chiến lược thúc đẩy sell out là gì?
Khi có cái nhìn chi tiết về mục tiêu kinh doanh, thị trường mục tiêu, khách hàng lý tưởng và các loại nhân khẩu học khác, nhà quản lý có thể dễ dàng tạo nên một chiến lược bán hàng hoàn chỉnh.
Ngoài ra chiến lược bán hàng nên xác định rõ các yếu tố như
- Kênh bán hàng
- Mục tiêu bán hàng
- Quy trình mua hàng
- Đối tượng mục tiêu
- KPI kinh doanh
- Đối thủ cạnh tranh
5 chiến lược thúc đẩy sell out gồm:
1. Lập kế hoạch và phác thảo chiến lược bán hàng
Chiến lược đầu tiên thúc đẩy sell out là gì? Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch và phác thảo chiến lược bán hàng. Trước khi bắt đầu bán bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào, doanh nghiệp cần lên kế hoạch mục tiêu, ưu tiên các yếu tố quan trọng như:
- Đặt lịch trình: Chia kế hoạch chiến lược, thành giai đoạn cụ thể, đặt lịch trình chi tiết cho từng giai đoạn bán hàng và phân bổ công việc cho các bộ phận liên quan.
- Vẽ một phác thảo rõ ràng: Đánh dấu các mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp muốn đạt được trong chiến lược.
- Viết tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn: Doanh nghiệp cần thiết lập sứ mệnh và tầm nhìn mà mình hướng tới.
- Giới thiệu nền tảng doanh nghiệp: Bản chiến lược cần giới thiệu lý do tồn tại và mục tiêu của doanh nghiệp đến khách hàng và nhân sự.
- Đặt mục tiêu bán hàng: Xem lại các chiến lược bán hàng để xác định rõ về mục tiêu bán hàng.
- Tạo hồ sơ khách hàng: Hình dung khách hàng lý tưởng cho mỗi sản phẩm/dịch vụ
- Xây dựng cấu trúc nhóm: Tạo nhóm bán hàng với cả ban lãnh đạo và nhân viên sau đó kết nối bộ phận bán hàng với các bộ phận liên quan khác.
- Thêm phần mềm, tài nguyên và các công cụ hữu ích khác: Sử dụng thêm các công cụ, giải pháp phần mềm như CRM, quản lý data,… cho nhóm bán hàng
- Định vị sản phẩm/dịch vụ trên thị trường: Định giá sản phẩm, phân tích đối thủ cạnh
- Tính toán ngân sách: Tính toán các chi phí như tiền lương, hoa hồng, công cụ phần mềm, chi phí đào tạo, chi phí đi lại,…
- Xây dựng một kế hoạch hành động: Xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện tốt nhất tất cả các chiến lược của doanh nghiệp
2. Đầu tư vào đào tạo bán hàng
Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, cách xây dựng, đào tạo và đội ngũ bán hàng là vô cùng quan trọng. Trước tiên, nhà quản lý cần phát triển một mô-đun đào tạo công việc và quy trình giới thiệu. Tiếp theo, cần điều chỉnh doanh số bán hàng của mình với các bộ phận khác như tiếp thị, phát triển sản phẩm và nội dung. Khi xây dựng đội ngũ bán hàng cần lưu ý một số vấn đề như:
- Giới thiệu với các nhân sự hàng đầu về mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp
- Đào tạo nhóm bán hàng với các kiến thức và kỹ năng phù hợp
- Tạo kịch bản cuộc gọi bán hàng của có sẵn cho bất kỳ tình huống nào.
- Xác định các kênh giao tiếp chính sẽ sử dụng cho tất cả các quy trình bán hàng.
- Thiết lập các tiêu chuẩn đủ điều kiện cho giao tiếp bán hàng
- Sử dụng phần mềm giới thiệu và đào tạo bán hàng có liên quan
- Tin tưởng vào nhóm và hỗ trợ họ trong mọi tình huống
McKinsey nhận thấy rằng “Các công ty hàng đầu có khả năng tùy chỉnh đào tạo dựa trên vai trò bán hàng cao gấp đôi so với các công ty khác. Gần một nửa số công ty có hiệu suất cao này đã đầu tư rất nhiều vào đào tạo. Ngược lại, 25% doanh nghiệp còn lại có kết quả kém hơn.”
Vì vậy, hãy có một cách đầu tư khôn ngoan vào đào tạo bán hàng và đào tạo giới thiệu sản phẩm chuyên nghiệp.
3. Chia quy trình bán hàng thành các giai đoạn
Chiến lược thứ 3 thúc đẩy sell out là gì? Việc chia nhỏ quy trình bán hàng thành các giai đoạn cụ thể sẽ giúp tăng hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể chia nhỏ quy trình bán hàng thành 3 giai đoạn: Nhận thức, cân nhắc và ra quyết định.
- Giai đoạn nhận thức: Trong giai đoạn nhận thức, khách hàng mới bắt đầu hiểu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Giai đoạn cân nhắc: Khách hàng sẽ bước vào giai đoạn cân nhắc của quy trình bán hàng
Giai đoạn ra quyết định: Đây là giai đoạn khó khăn nhất của quy trình bán hàng: giai đoạn ra quyết định.
4. Quản lý hiệu suất bán hàng dựa trên chiến lược bán hàng
Chiến lược tiếp theo thúc đẩy sell out là gì? Sau khi thiết lập chiến lược bán hàng, đào tạo đội ngũ bán hàng và chia nhỏ quy trình bán hàng, bước tiếp theo chính là quản lý hiệu suất bán hàng dựa trên chiến lược bán hàng.
Tại bất kỳ thời điểm nào trong quy trình bán hàng, nhà quản lý cần xem xét điều gì đang thúc đẩy hoặc cản trở suy trình.
Đo lường hiệu suất bán hàng và phân tích các chỉ số bán hàng là phần phần quan trọng trong chiến lược bán hàng. Nhà quản lý có thể sử dụng các chỉ số hiệu suất sau để quản lý hiệu suất bán hàng:
- Bảng điều khiển bán hàng (Sales dashboard): Bảng điều khiển bán hàng hiển thị trực quan dữ liệu bán hàng trong thời gian thực.
- KPI bán hàng: KPI bán hàng hoặc chỉ số hoạt động chính được dùng đo lường các hoạt động bán hàng cụ thể. KPI bán hàng thường bao gồm:
- Tổng doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận gộp
- Tăng trưởng doanh số bán hàng
- Tỷ lệ dẫn đến cơ hội
- Tỷ lệ chốt đơn hàng
Giá trị hợp đồng hàng năm (Annual contract value-ACV): ACV đề cập đến doanh thu hàng năm trung bình cho mỗi hợp đồng của khách hàng.
5. Điều chỉnh chiến lược bán hàng và tiếp thị
Chiến lược cuối cùng thúc đẩy sell out là gì? Bán hàng và tiếp thị luôn phải đi đôi với nhau, sẽ không có yếu tố nào phát triển nếu không có yếu tố còn lại.
87% các nhà lãnh đạo bán hàng và tiếp thị cho rằng mối liên hệ giữa bán hàng và tiếp thị cho phép tăng trưởng kinh doanh. Trong đó, bán hàng và tiếp thị giống như hai mặt của cùng một đồng tiền, cả hai quá trình đều tỷ lệ thuận và không có ngoại lệ, ảnh hưởng lẫn nhau.
Trước khi khách hàng quyết định liên hệ với doanh nghiệp, họ sẽ tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm và dịch vụ. Chỉ khi họ chắc chắn rằng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ thì họ mới làm việc với đội ngũ bán hàng. Nhóm bán hàng và tiếp thị phải luôn đồng bộ, kết hợp bán hàng và tiếp thị có thể nâng cao ảnh hưởng tổng thể của doanh nghiệp và giúp làm cho chiến lược bán hàng mạnh mẽ hơn.
Cùng với đó, bán hàng và tiếp thị cũng cần có công cụ để quản lý tập trung, hệ thống dữ liệu khách hàng và bán hàng. Ngoài công cụ cơ bản như Excel, bạn có thể tham khảo thêm FastWork CRM+ – giải pháp quản trị khách hàng và bán hàng toàn diện. Với công cụ này, bộ phận tiếp thị và bán hàng có thể dễ dàng nắm được tổng quan và chi tiết hiệu quả của chiến dịch tiếp thị, tình hình bán hàng/mua hàng trong doanh nghiệp. Được biết FastWork CRM+ phù hợp với doanh nghiệp mô hình B2B.
MobiWork DMS vừa giải đáp thắc mắc Sell out là gì cũng như chia sẻ 5 chiến lược thúc đẩy sell out mang đến hiệu quả bất ngờ dành cho các doanh nghiệp. Theo dõi thêm các bài viết trên trang web của chúng tôi để có các thông tin kinh doanh và quản lý hữu ích.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- MobiWork DMS – Bí quyết thành công của các “ông lớn” ngành Dược Việt Nam
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Tích hợp DMS và CRM: Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng toàn diện cho Doanh nghiệp