Ngày 8/9/2021, MobiWork Việt Nam đã tổ chức thành công Hội thảo trực tuyến mang chủ đề: “Doanh nghiệp phân phối thích ứng và sống chung với dịch bệnh”. Bên cạnh góc nhìn thẳng thắng và sâu sắc về những khó khăn DN phân phối đang phải đối mặt trong thời điểm hiện tại, buổi hội thảo cũng đưa ra được những giải pháp công nghệ thực tiễn kèm dẫn chứng sinh động giúp cho DN có thể ứng dụng ngay để tháo gỡ bài toán khó trong quản lý hệ thống phân phối giai đoạn dịch bệnh.
Webinar có sự tham gia của 3 Diễn giả – đều là những chuyên viên của MobiWork, có kinh nghiệm tư vấn, làm việc với hàng trăm doanh nghiệp phân phối.
- Ms. Nguyễn Bảo Quyên – Trưởng phòng dự án MobiWork Việt Nam. Kinh nghiệm tư vấn và triển khai các dự án quản lý hệ thống phân phối của các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu như Tân Á Đại Thành, Sao Thái Dương, Vimedimex, MiWon…..
- Ms. Lê Mai Trang – Chuyên viên tư vấn giải pháp MobiWork Việt Nam
- Mr. Nguyễn Duy Hoàng Anh – Chuyên viên tư vấn giải pháp MobiWork Việt Nam
Mục lục nội dung:
Nhìn nhận những khó khăn và thách thức DN phân phối đang phải đối mặt
Dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài gây nên nhiều tác động tiêu cực đến doanh nghiệp sản xuất – phân phối. Số doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc thậm chí phá sản đang tăng cao khó lường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố, hiện nay, mỗi ngày có hơn 350 doanh nghiệp đang bị “thanh lọc”, tương đương trung bình mỗi tháng có 10.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tính riêng 8 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường lên tới con số 85.500.
Với kinh nghiệm tư vấn triển khai phần mềm DMS cho hàng trăm khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – phân phối, Diễn giả Lê Mai Trang đã chỉ rõ những khó khăn và thách thức mới các doanh nghiệp đang phải đối mặt trong giai đoạn này.
- Thứ nhất, khó khăn về sản phẩm: Giá thành nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển tăng cao tạo ra sức ép lên chi phí sản xuất. Trong khi đó không thể tăng giá thành sản phẩm vào thời điểm này khiến doanh nghiệp rơi vào thế bí.
- Thứ hai, khó khăn về hoạt động bán hàng: Do tâm lý tiết kiệm chi tiêu mùa dịch nên sức mua của người tiêu dùng giảm. Đặc biệt, ngoài mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, đồ dùng cá nhân vẫn giữ được doanh thu, còn lại với những mặt hàng khác thì tốc độ bán hàng chậm hơn hẳn. Thêm vào đó, nhân viên sales bị hạn chế di chuyển, không thể đến từng đại lý, điểm bán chăm sóc, lên đơn hàng như trước kia. Khó khăn đến từ cả 2 phía, đẩy doanh nghiệp phân phối đứng trước nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng.
- Thứ ba, khó khăn về nhân sự: Thực tế nhiều doanh nghiệp nằm trong khu vực bị phong tỏa, nhân viên đi cách ly nên ảnh hưởng đến kế hoạch công việc cũng như tâm lý người lao động. Bên cạnh đó, cũng có nhiều DN buộc phải cắt giảm nhân sự hoặc thậm chí nhân viên sales tự xin nghỉ việc do không muốn phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm bệnh khi đi thị trường. Theo kết quả khảo sát của MobiWork, các DN chỉ tự tin rằng có khoảng 70% nhân sự sẽ quay trở lại làm việc sau khi kết thúc giãn cách. Còn 30% có thể nghỉ hẳn để chuyển hướng sang 1 lĩnh vực khác.
Thích ứng và sống chung với dịch bệnh – nhiều DN trụ vững trong khó khăn
Không ai biết dịch Covid-19 bao giờ mới kết thúc. Hiện tại đang là đợt giãn cách xã hội lần thứ 4, nhưng không ai dám khẳng định sẽ không có lần thứ 5, thứ 6, thứ 7, v…v… Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận “sống chung”, thích ứng với dịch bệnh và coi ứng dụng công nghệ vào tối ưu quản trị vận hành là liều vaccine hiệu quả nhất hiện nay.
Qua thực tế làm việc, MobiWork nhận thấy, bên cạnh những DN gặp khó thì cũng có không ít DN dù không phân phối mặt hàng thiết yếu nhưng vẫn đang đứng vững trên thị trường, thậm chí còn tăng trưởng so với thời điểm trước khi có dịch bệnh. Lý giải cho hiện tượng này, Diễn giải Nguyễn Bảo Quyên – Trưởng phòng dự án MobiWork Việt Nam đã đưa ra một số phân tích.
- Thứ nhất, do doanh nghiệp phân phối mở rộng hình thức kinh doanh: Không chỉ bán hàng trên kênh truyền thống mà còn đẩy mạnh bán hàng trên kênh online như tại các sàn TMĐT, Webshop, Facebook,…
- Thứ hai, do doanh nghiệp đưa ra nhiều chương trình bán hàng mới phù hợp với hoàn cảnh: Nhiều DN đưa ra các CTKM hấp dẫn như chiết khấu, tích điểm, đặt cọc trước để giữ ưu đãi, combo sản phẩm, quà tặng kèm,…
- Thứ ba, do doanh nghiệp ứng dụng thành công các giải pháp công nghệ vào tối ưu vận hành bộ máy doanh nghiệp. Đặc biệt, dịch bệnh và giãn cách lại được đánh là “thời điểm vàng” để Doanh nghiệp phân phối chuyển đổi số, tạo ra “kháng thể” bảo vệ chuỗi phân phối hàng hóa.
Không ít nhà lãnh đạo nhạy bén đang nhìn thấy những thời cơ lớn sinh ra từ trong thách thức.
- Yếu tố thời điểm – DN xác định “thích ứng và sống chung với dịch bệnh”
Không biết dịch bệnh bao giờ kết thúc. Hiện tại đang là đợt giãn cách xã hội lần thứ 4, nhưng không ai dám khẳng định sẽ không có lần thứ 5, thứ 6, thứ 7… Để giảm thiểu sự tác động trong tương lai, doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng và “sống chung” với dịch bệnh ngay từ bây giờ. Công nghệ sẽ là liều vắc xin hiệu quả nhất hiện nay.
- Yếu tố chi phí – Bùng nổ các chương trình hỗ trợ từ các doanh nghiệp công nghệ
Chi phí là yếu tố cản trở sự chuyển đổi của doanh nghiệp, đặc biệt sau tác động nặng nề của giãn cách. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp công nghệ tung ra 1 loạt các chính sách ưu đãi “khủng” chỉ có trong giai đoạn mùa dịch để kích thích khách hàng. Ví dụ như giảm giá dịch vụ, tặng thêm tháng sử dụng phần mềm, miễn phí tài khoản, miễn phí đào tạo,… đến từ đa dạng các đơn vị phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm kế toán, quản lý bán hàng, quản lý hệ thống phân phối – DMS,…
- Yếu tố thị trường – Tác động từ đối thủ cạnh tranh
Khi các công ty đối thủ đang bắt tay vào chuyển sang các giải pháp công nghệ để tối ưu vận hành bộ máy phân phối mà doanh nghiệp bạn vẫn đang loay hoay tìm cách “bọc vá” những lỗ hổng do quản lý theo phương thức truyền thống đem lại thì đó là nguyên nhân khiến bạn đi lùi với sự thành công của đối thủ.
- Yếu tố thời gian – Lãnh đạo DN và đội ngũ nhân viên tranh thủ thời gian giãn cách để làm quen với giải pháp công nghệ mới
Dịch bệnh và giãn cách xã hội, nhịp độ kinh doanh chậm lại cũng chính là thời điểm thích hợp để lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ quản lý có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu giải pháp và đề xuất ý tưởng. Nếu như trước kia, để triển khai một giải pháp công nghệ mới nào đó, doanh nghiệp thường mất 1 – 2 tháng thì ở thời điểm này nhân viên ít phải đi tuyến nên sẽ có nhiều thời gian hơn để học hỏi và áp dụng thử vào công việc của mình.
Ứng dụng linh hoạt phần mềm MobiWork DMS – Giải pháp tạo ra “kháng thể số” cho hệ thống phân phối
MobiWork DMS là giải pháp chuyên biệt dành riêng cho DN quản lý hệ thống phân phối, có thể áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Dược Phẩm, HTD, Đồ uống, TACN, Vật liệu xây dựng,… không phân biệt quy mô lớn nhỏ. Những DN lớn hay các DN SME hoặc các NPP có 3-5 sales cũng áp dụng được phần mềm. Phần mềm MobiWork DMS với những tính năng chính sau:
- Quản lý nhân viên bán hàng ngoài thị trường
- Kết nối NSX – NPP – Điểm bán qua đội Sales
- Quản lý, theo dõi hoạt động bán hàng
- Quản lý điểm bán – nhà phân phối
- Quản lý tồn thị trường, tồn kho NSX, NPP
- Tổng hợp và phân tích dữ liệu báo cáo về kênh phân phối
Bên cạnh những những năng chính đã quen thuộc cũng đã được giới thiệu chi tiết trong buổi Hội thảo: “Quản lý hệ thống phân phối trong giai đoạn giãn cách xã hội” (24/8/2021), tại Hội thảo ngày 8/9 này, Diễn giả Nguyễn Duy Hoàng Anh đã giới thiệu đến quý khách hàng 3 tính năng mới được phát triển trên phần mềm MobiWork DMS:
- Kết nối DMS và Sàn TMĐT (Shopee, Lazada) giúp đồng bộ dữ liệu đơn hàng, tồn kho, lượng hàng hóa phân phối trên kênh Shopee hoặc Lazada về tổ chức DMS. Theo đó, người dùng có thể quản lý tập trung tình trạng bán hàng trên cả kênh online và offline chỉ với phần mềm duy nhất – MobiWork DMS.
Xem thêm tại: Kết nối Shopee & Lazada trực tiếp trên DMS – quản lý phân phối đa kênh trên một nền tảng
- MobiWork Retail – Kết nối trực tiếp NSX/ NPP với các điểm bán lẻ giúp các điểm bán và nhà cung ứng được đặt hàng, tương tác trực tiếp, khách quan và nhanh chóng với nhau mà không cần qua bất kỳ bộ phận trung gian nào, kể cả nhân viên sales.
- Tích hợp DMS với phần mềm kế toán như Fast, Amis, Misa giúp DN phân phối tối đa hoá trong công tác quản lý và tra cứu dữ liệu.
Trong buổi Webinar, 3 Diễn giả đã đem đến những câu chuyện, dẫn chứng gần gũi đến từ quá trình làm việc với khách hàng thực tế. Dựa trên sự thấu hiểu đó, mỗi Anh/ Chị tham gia sự kiện sẽ dễ dàng tìm được tiếng nói chung đồng điệu giúp giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình. Phần 2 của buổi Hội thảo là Q&A Giải đáp tất cả những những câu hỏi của người xem xoay quanh phần mềm DMS.
Sự kiện thu hút gần 100 nhà quản lý/ lãnh đạo doanh nghiệp phân phối tham gia trực tuyến, cùng lắng nghe, chia sẻ. Mời bạn xem lại toàn bộ buổi Webinar: Doanh nghiệp phân phối thích ứng và sống chung với dịch bệnh tại đây.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- MobiWork DMS: Giải Quyết Nỗi Đau Chuyển Đổi Số Với Gói Miễn Phí 100% Tích Hợp DMS và ERP
- Tổng kết Webinar: Quản trị doanh nghiệp phân phối toàn diện và chuyên sâu với Mobiwork Next
- [MobiWork DMS] Có gì mới trong phiên bản nâng cấp Quý II năm 2024 – Mời bạn khám phá
- Dịch vụ xây dựng báo cáo BI DashBoard chuyên sâu cho doanh nghiệp phân phối ngay trên nền tảng MobiWork DMS
- [Mới] Nâng cấp Báo cáo quản trị thông minh – BI Dashboard trên hệ thống MobiWork DMS
- Business Intelligence (BI) là gì? Quản trị hệ thống phân phối toàn diện với BI Dashboard có trong phần mềm MobiWork DMS