Phân tích SWOT là kỹ thuật để bạn xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp. Trong bài viết này, MobiWork sẽ cùng bạn đi sâu tìm hiểu về SWOT là gì? Cách phân tích SWOT trên kênh phân phối như thế nào? Và xem một số ví dụ thực tế về phân tích SWOT trên kênh phân phối của các nhãn hàng lớn. Bài viết đặc biệt dành riêng cho những doanh nghiệp sản xuất – phân phối, giúp nhà quản lý biến lý thuyết về SWOT thành kỹ năng phân tích SWOT trên kênh phân phối của mình 1 cách thực chất và hiệu quả.
Mục lục nội dung:
SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Rủi ro), chỉ mô hình phân tích các yếu tố chủ quan bên trong và khách quan bên ngoài có tác động đến nền tảng phát triển và hướng đi trong tương lai của doanh nghiệp.
“Điểm mạnh” và “điểm yếu” được coi là yếu tố bên trong doanh nghiệp bởi nó có thể được chủ động tạo ra hoặc có thể thay đổi nhờ nỗ lực kiểm soát. Ví dụ như: thương hiệu, nhân sự, vị trí văn phòng/ nhà máy, thiết bị làm việc, tài chính, công nghệ, các hoạt động và quy trình phân phối,…
“Cơ hội” và “rủi ro” là các yếu tố bên ngoài vì nó xuất phát từ cộng đồng và xã hội. Ví dụ như: nền kinh tế, nguồn tài trợ, nhân khẩu học, văn hóa, môi trường, luật pháp, đối thủ cạnh tranh,..
Mô hình SWOT được ghi nhận có nguồn gốc từ Albert Humphrey – một nhà tư vấn kinh doanh người Mỹ. Ông đã thử nghiệm phương pháp này trong những năm 1960 và 1970 tại Viện Nghiên cứu Stanford. Phân tích SWOT ban đầu được phát triển cho doanh nghiệp, sau đó các tổ chức khác thuộc mọi loại hình cũng áp dụng phổ biến như 1 biện pháp hỗ trợ để đưa ra các quyết định quan trọng.
Phân tích SWOT được thực hiện khi nào?
Phân tích SWOT có thể thực hiện linh hoạt ở bất kỳ giai đoạn nào của dự án. Có thể thực hiện phân tích khi muốn kiểm tra vị thế hiện tại của doanh nghiệp để cải thiện hoạt động kinh doanh hiện tại. Cũng có thể bắt đầu phân tích SWOT khi khởi động 1 dự án cụ thể như chạy chiến dịch marketing, triển khai chương trình khuyến mãi, xây kênh phân phối mới,… Hoặc phân tích SWOT khi đang cần sửa đổi 1 chính sách nội bộ nào đó hay xem xét thay đổi kế hoạch giữa chừng khi đang thực hiện.
Dù bạn chọn thực hiện phân tích SWOT khi nào, mô hình SWOT phải dựa trên dữ liệu thực tế và được trình bày dưới dạng ma trận lưới với 1 mặt phẳng được chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với 1 yếu tố là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro.
Strengths (Điểm mạnh)
- Những điều doanh nghiệp của bạn đang làm tốt.
- Những “phẩm chất” giúp doanh nghiệp của bạn tách biệt khỏi đối thủ cạnh tranh.
- Các nguồn lực bên trong như đội ngũ nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, thương hiệu có uy tín, các quy trình làm việc khép kín,..
- Các tài sản hữu hình như tài sản trí tuệ, vốn, văn phòng, máy móc thiết bị, công nghệ độc quyền,…
Weaknesses (Điểm yếu)
- Những thứ mà công ty bạn còn thiếu hụt như nhân sự giỏi, không có mối quan hệ với đối tác trong ngành, cơ cấu doanh nghiệp chưa thống nhất,…
- Những điều đối thủ cạnh tranh của bạn làm tốt hơn bạn
- Giới hạn tài nguyên như công nghệ, ngân sách, vốn đầu tư,…
- Lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Point) không rõ ràng
Opportunities (Cơ hội)
- Thị trường vẫn còn chỗ trống cho sản phẩm của bạn thâm nhập
- Ít đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực
- Các nhu cầu mới nổi về sản phẩm hoặc dịch vụ
- Báo chí/ phương tiện truyền thông đưa tin về doanh nghiệp
Threats (Rủi ro)
- Các đối thủ cạnh tranh mới nổi
- Thay đổi về các yêu cầu pháp lý
- Báo chí / phương tiện truyền thông đưa tin tiêu cực
- Thay đổi thái độ của khách hàng đối với công ty của bạn
Phân tích SWOT trên kênh phân phối như thế nào?
Bằng cách trả lời danh sách câu hỏi dưới đây, bạn có thể thiết lập ma trận SWOT cho kênh phân phối của mình.
Strengths (Điểm mạnh) | Weaknesses (Điểm yếu) |
|
|
Opportunities (Cơ hội) | Threats (Rủi ro) |
|
|
Sau khi đã có khung SWOT, bước tiếp theo bạn cần biến dữ liệu đã thu thập được trở thành chiến lược phát triển có tính thực thi.
– Chiến lược S-O
Chiến lược S – O (Strength – Opportunity) là chiến lược sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Đây là chiến lược được ưu tiên sử dụng hàng đầu bởi nếu biết cách vận dụng tối đa điểm mạnh thì cơ hội thành công sẽ rất cao mà không tốn nhiều công sức. Doanh nghiệp có thể coi chiến lược S-O tương đương với chiến lược phát triển ngắn hạn của mình.
– Chiến lược W-O
Chiến lược W-O (Weakness – Opportunity) là chiến lược dùng điểm yếu để khai thác, tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc khắc phục điểm yếu sẽ khiến doanh nghiệp tiêu hao nhiều nguồn lực để tận dụng cơ hội. Đôi khi, khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã không còn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lưu ý và phân tích kỹ trước khi áp dụng. Chiến lược W-O tương đương với chiến lược phát triển trung hạn của doanh nghiệp.
– Chiến lược S-T
Chiến lược S-T (Strength – Threat) là chiến lược sử dụng những điểm mạnh để hạn chế, phòng tránh nguy cơ. Từ đó, giúp hạn chế rủi ro và đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra ổn định, phát triển.
– Chiến lược W-T
Chiến lược W-T (Weakness – Threat) là chiến lược khắc phục những điểm yếu để hạn chế các rủi ro. Với chiến lược này, doanh nghiệp cần phải vừa khắc phục điểm yếu, vừa phải dự đoán rủi ro có thể xảy ra nhằm phòng tránh nguy cơ, gây thiệt hại lớn về tài chính.
Thực hành phân tích SWOT trên kênh phân phối của Vinamilk
Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa hàng đầu Việt Nam. Vinamilk đang chiếm tới 54,5% thị phần sữa nước; 40,6 % thị phần sữa bột; 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn; 79,7% thị phần sữa đặc – những con số đáng khao khát của bất kì doanh nghiệp cùng ngành nào. Việc nhận định rõ vị thế của mình cùng với chiến lược phát triển đúng đắn đã mang lại cho Vinamilk 1 chỗ đứng bền vững trên thương trường.
Điểm mạnh (Strengths) trong mô hình SWOT của Vinamilk
– Điểm mạnh thương hiệu
Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng lên một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu Vinamilk được sử dụng xuyên suốt, không có sự thay đổi, nhờ vậy các chiến dịch truyền thông đều thống nhất.
Cũng bởi vì là một thương hiệu nổi tiếng nên Vinamilk dẫn đầu rõ rệt về mức độ tin dùng và yêu thích của người Việt Nam đối với các sản phẩm dinh dưỡng. Vinamilk cũng cam kết chất lượng chuẩn quốc tế và khẳng định để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
– Điểm mạnh truyền thông
Việc triển khai thành công các chiến lược marketing hiệu quả cũng là điểm mạnh của Vinamilk. Một trong những chiến lược Marketing của Vinamilk đó là tận dụng đa dạng các kênh như truyền hình, báo đài, billboard, social,… để quảng cáo sản phẩm của mình. Với chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh, độ phủ sóng dày đặc đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đầu tư vào nội dung quảng cáo trong các chiến dịch marketing cũng như những nội dung cung cấp thông tin hữu ích tới khách hàng. Để có thể sản xuất được những nội dung hay và hấp dẫn, Vinamilk đã áp dụng mô hình Hero – Hub – Help (3H) trong chiến lược nội dung của mình một cách hiệu quả để có thể đạt được những thành công nhất định.
– Điểm mạnh sản phẩm
Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng với trên 200 sản phẩm sữa và các mặt hàng từ sữa, phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng. Các dòng sản phẩm nhắm đến những đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể như: trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh như quán café.
Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng với các kích cỡ bao bì khác nhau mang đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam các sản phẩm sữa tiện dụng. Vinamilk cũng làm đa dạng hóa chủng loại sản phẩm để tăng khả năng phục vụ và tối đa hóa lợi nhuận trên phân khúc thị trường mà Vinamilk hướng tới. Năm 2021, có 21 dòng sản phẩm mới được tung ra thị trường.
– Điểm mạnh phân phối
Một điểm mạnh khác của Vinamilk đó là thương hiệu này sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp.
Hiện nay công ty Vinamilk có 3 chi nhánh chính tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ và một trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống phân phối nội địa của Vinamilk hiện có chuỗi hơn 600 cửa hàng “Giấc Mơ Sữa Việt” cho đến gần 251.000 điểm bán lẻ và các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên cả nước, đã giúp đưa các sản phẩm của Vinamilk đến tay người tiêu dùng một cách tiện lợi và nhanh chóng.
Năm 2016, Vinamilk là công ty sữa tiên phong ra mắt trang thương mại điện tử giacmosuaviet.com.vn đầu tiên. Đến nay, kênh bán hàng này vẫn đang phát triển cùng với tiêu dùng online đang tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Vinamilk hiện đã phát triển thêm 9 đối tác thương mại điện tử để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới.
Hoạt động bán hàng phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh thành, sự đa dạng trong các kênh phân phối sản phẩm, cũng như sự gia tăng dấu ấn và giá trị thương hiệu. Logistic và phân phối hiệu quả đã giúp Vinamilk đảm bảo việc cung cấp sản phẩm nhanh chóng, đầy đủ ngay trong điều kiện giãn cách xã hội vào những tháng đầu năm. Đồng thời, điều này cũng thể hiện sự đón nhận và tin tưởng của người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm từ thương hiệu này.
Về thị trường nước ngoài, các sản phẩm của Vinamilk cũng cho thấy sự khả quan khi nhận được các tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng quốc tế. Tính đến nay, Vinamilk đã có mặt tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, khai thác tích cực các thị trường mới tiềm năng tại khu vực Châu Á.
Điểm yếu trong mô hình SWOT của Vinamilk
– Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu
Vinamilk vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khi nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu sản xuất, thì 60% nguồn cung và tỷ lệ nguyên liệu đầu vào phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu sữa của thể giới. Với sự phụ thuộc này, tình hình sản xuất và kinh doanh của Vinamilk sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài cũng như bị ảnh hưởng những yếu tố như lạm phát, khủng hoảng kinh tế,…
– Thị phần sữa bột tương đối cạnh tranh
Hiện nay, người dùng có xu hướng chuộng các dòng sữa bột nhập khẩu. Thị phần sữa bột của Vinamilk tụt dốc mạnh sau nhiều năm giữ vị trí độc quyền. Nhiều thương hiệu sữa ngoại được nhập khẩu từ các quốc gia châu Âu như Mỹ, Úc, Hà Lan… được đưa vào thị trường Việt Nam và nhanh chóng chiếm tới 65% thị phần sữa bột tại Việt Nam. Trong khi đó, Vinamilk chỉ chiếm 16% thị phần.
Cơ hội trong mô hình SWOT của Vinamilk
– Tận dụng được sự hậu thuẫn từ Chính Phủ
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sữa trong nước, phấn đấu tới năm 2020 đạt sản lượng 1 triệu tấn, Chính phủ đang thực thi rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam. Trong đó phải kể đến chính sách giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu giúp các doanh nghiệp sữa giảm bớt gánh nặng về chi phí mua nguyên liệu đầu vào.
Theo cam kết với WTO, thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa đang tương đối thấp. Đây là cơ hội tuyệt vời nhưng thường bị bỏ qua trong quá trình phân tích SWOT của Vinamilk. Nó giúp một doanh nghiệp nhập khẩu 60% nguyên liệu chế biến như Vinamilk tối ưu được đáng kể chi phí sản xuất.
– Nhu cầu thị trường cao
Sữa là thực phẩm thiết yếu hằng ngày của hầu hết người Việt Nam. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, các sản phẩm từ sữa còn được dùng trong việc làm đẹp, nấu ăn, làm bánh. Do đó, nhu cầu sữa trên thị trường gần như không bao giờ sụt giảm. Đây chính là cơ hội vàng để Vinamilk tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong ngành sản xuất và chế biến tiềm năng này.
– Hành vi tiêu dùng đang dần thay đổi
Thời gian trở lại đây, tâm lý “sính ngoại” của một bộ phận người dùng có xu hướng dịch chuyển. Thay vào đó khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng được hưởng ứng mạnh mẽ. Tâm lý sử dụng các sản phẩm nội địa dần lấy lại ưu thế. Ngoài ra, vấn đề về an toàn thực phẩm, sữa Trung Quốc chứa Melanin bị lên án dữ dội trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng là một yếu tố khiến sữa Việt được ưa chuộng hơn.
Bên cạnh tâm lý sính ngoại thay đổi, thói quen ăn uống của người tiêu dùng cũng dần thay đổi. Khách hàng thường chuộng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và thuần khiết. Trong phân tích SWOT của công ty Vinamilk, cơ hội này giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển và cho ra mắt các dòng sản phẩm Organic để đánh vào tâm lý người dùng, giúp họ có cái nhìn tích cực hơn về sữa Việt.
Rủi ro trong mô hình SWOT của Vinamilk
– Xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh
Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh là thách thức hàng đầu cần được nhắc đến khi phân tích SWOT của Vinamilk. Cầu lớn thì đương nhiên cung sẽ lớn. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu sữa mới và sữa ngoại nhập trên thị trường là một thách thức rất lớn đối với một thương hiệu lâu năm như Vinamilk. Rất nhiều thương hiệu đã đầu tư mạnh mẽ cho các chiến dịch truyền thông và dần trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Vinamilk. Điển hình phải kể đến các ông lớn như: Nestle, Dutch Lady, Abbott, Enfa, Anline, Mead Johnson…
Việc giảm thuế nhập khẩu sữa về Việt Nam (sữa bột từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ 30% xuống 25%) cũng là cơ hội để các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk dễ dàng xâm nhập thị trường Việt Nam. Do đó trong tương lai không xa, ngoài các đối thủ kể trên sẽ còn có thêm rất nhiều đối thủ khác mà Vinamilk phải dè chừng. Khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, vị thế của Vinamilk trong lòng khách hàng Việt rất có thể sẽ bị lung lay đáng kể.
– Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
Do chưa thể tự chủ được 100% nguyên liệu, Vinamilk phải đối mặt với một thách thức lớn đến từ chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định. Điều này đã tạo nên một sức ép lớn, đòi hỏi Vinamilk phải tập trung vào phát triển nguyên liệu trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
– Rủi ro từ thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu chủ chốt của Vinamilk là Irag (chiếm hơn 90% lợi nhuận từ xuất khẩu). Đây là thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cả về chính trị lẫn kinh tế. Vì vậy, lợi nhuận từ xuất khẩu của Vinamilk vẫn chưa thực sự ổn định và vững chắc.
– Nguy cơ về vấn đề an toàn thực phẩm
Sữa là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt đối tượng người già, trẻ em, người bệnh,.. Vấn đề an toàn thực phẩm khiến người tiêu dùng có tâm lý e ngại và kỹ càng hơn trong khâu lựa chọn. Chỉ một sơ xuất nhỏ trong quy trình chế biến cũng có thể giết chết một doanh nghiệp khổng lồ như Vinamilk.
Như vậy, qua bài viết trên, MobiWork đã cùng bạn đọc tìm hiểu SWOT là gì? Phân tích mô hình SWOT như thế nào? Áp dụng mô hình SWOT sẽ đánh giá được 4 phương diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức giúp nhà quản lý xây dựng được chiến lược phát triển toàn diện.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- MobiWork DMS – Bí quyết thành công của các “ông lớn” ngành Dược Việt Nam
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Tích hợp DMS và CRM: Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng toàn diện cho Doanh nghiệp