POSM là viết tắt của từ Point Of Sales Metarials. POSM được hiểu là vật phẩm quảng cáo tại các điểm bán. Đây là một phần của chiến lược marketing, được áp dụng trong mọi lĩnh vực, ngành và quy mô kinh doanh. Trong những năm gần đây POSM trong ngành dược được nhiều doanh nghiệp quan tâm, chú trọng.
POSM nghĩa là gì?
POSM là viết tắt của từ Point Of Sales Metarials, đây là một thành phần không thể thiếu trong các chiến lược truyền thông trong ngành dược nói riêng và các ngành khác nói chung. POSM được hiểu là vật phẩm quảng cáo tại điểm bán như các hiệu thuốc, quầy thuốc, bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế (Posm tại điểm bán). POSM có thể là các vật dụng như kệ, biển báo, nhãn tiêu dùng, các vật dụng mang chức năng quảng cáo sản phẩm tại các điểm bán hàng.
POSM marketing là một phần của chiến lược marketing mix, với vai trò quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng. Chính vì vậy POSM trong ngành dược không chỉ đơn giản và kệ bày hàng mà còn giúp tăng doanh thu, tăng độ phổ biến của thương hiệu, tăng độ phủ của sản phẩm trên thị trường.
Lợi ích của POSM trong ngành dược
POSM mang đến nhiều lợi ích cho các hiệu thuốc cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác. Có thể nói POSM là thành phần đa dạng nhất, nhiều màu sắc và thú vị nhất trong Marketing. POSM trong ngành dược mang nhiều ngôn ngữ và sắc thái riêng như: Wobblers, Aisle Ends, Shelf Strips và FSUs.
Nhờ POSM các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, tăng độ nhận diện thương hiệu, từ đó tăng doanh số và sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với nhiều nhà sản xuất hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, việc sử dụng POSM được xem là giải pháp tăng doanh số đột phá và bền vững.
Một số loại POSM thường được sử dụng trong ngành dược
POSM là một thành phần không thể thiếu trong bán hàng trực quan hay trưng bày sản phẩm tại các hiệu thuốc. POSM trong ngành dược thường bao gồm:
1. Booth
Booth là POSM phổ biến thường được sử dụng tại hầu hết các hiệu thuốc cũng như các quầy bán hàng. Có thể nói Booth chính là sức mạnh của “phụ kiện quảng cáo” trong truyền thông. Ưu điểm của Booth là kích thước đa dạng, có thể áp dụng cho bất kỳ sản phẩm thuốc, dược phẩm hay thực phẩm chức năng. Thông thường Booth sẽ được thiết kế phù hợp với không gian trưng bày và quảng bá sản phẩm tại các quầy thuốc (điểm bán) hoặc bệnh viện (điểm quảng cáo) nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất.
2. Wobbler
Wobbler có thiết kế gần giống Sticker, tuy nhiên chúng có kích thước lớn hơn, được sử dụng vô cùng phổ biến tại các quầy thuốc nhờ tính linh động. Wobbler thường có kích thước nhỏ, được đặt trên mặt bàn với thiết kế nhún nhảy do có phần thân bằng nhựa dẻo mềm hoặc lò xo. Nhờ Wobbler các sản phẩm dược phẩm sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, thường được đặt tại các cửa hàng, siêu thị.
3. Standee
Standee được hiểu là biển quảng cáo linh động tại các quầy thuốc. Loại POSM này có kích thước nhỏ gọn: 0.6*1.6m hoặc 0.8*1.8m, dễ dàng di chuyển. Ưu điểm của standee tại hiệu thuốc là chi phí thấp, gọn gàng, có tính cơ động, có thể trưng bày tại nhiều không gian trong cửa hàng.
4. Tent card
Tent card cũng là POSM được sử dụng phổ biến trong ngành dược cũng như ngành F&B. Tent card có thiết kế đơn giản, được dùng truyền tải hình ảnh và thông tin cơ bản về sản phẩm/thương hiệu. Chúng thường được đặt trên kệ hoặc trên quầy bán hàng nhằm PR cho sản phẩm, tăng sự chú ý và thu hút khách hàng tìm hiểu, mua dược phẩm.
5. Hanger
Hanger trong ngành dược được sử dụng khi nhà sản xuất dược phẩm muốn PR sản phẩm đến người tiêu dùng. Hanger thường được thiết kế như những tấm bảng nhỏ với hình ảnh, thông điệp bắt mắt. Hanger có móc treo, thường được trưng bày ở bên ngoài quầy thuốc.
Một số loại POSM thường được sử dụng trong ngành dược
Những tips làm nổi bật POSM trong ngành dược
Ngoài việc nắm rõ từng loại POSM các marketer còn cần xác định nên sử dụng loại POSM nào từng sản phẩm, chiến dịch quảng bá. Một số tips làm nổi bật POSM tại quầy thuốc bao gồm:
1. Sử dụng POSM phù hợp hành vi mua sắm
Thông thường thiết kế POSM được lấy cảm hứng từ thông điệp thương hiệu cơ bản, trích xuất từ các tài liệu tiếp thị tiêu dùng (quảng cáo ngoài trời hoặc phương tiện kỹ thuật số) và được “thu nhỏ” để sử dụng tại các quầy thuốc.
Vậy tại sao điều này lại được chấp nhận đối với POSM tại cửa hàng? POSM được thiết kế với mục đích tiếp thị cho người tiêu dùng với các mục tiêu khác nhau. Thông thường POSM trong ngành dược có mục đích xây dựng nhận thức về thương hiệu và cộng tác với các phương tiện truyền thông có tiềm năng nhận thức từ 10-30 giây.
2. Đo lường hành vi và những gì người tiêu dùng thấy
Kiểm tra quảng cáo trên TV trong quá trình phát triển để đảm bảo rằng thông tin sản phẩm được hiểu một cách chính xác. POSM không nên làm điều này. Kiểm tra hiệu suất của POSM trong môi trường thực tế tại cửa hàng là rất hợp lý.
- Trước khi mở hàng trăm hoặc hàng nghìn cửa hàng, nhà quản lý có nghĩ rằng hiệu quả hoạt động của POSM có ý nghĩa không?
- Nó có thể thu hút sự chú ý của người mua hàng không?
- Nó có đảm bảo doanh số bán hàng tăng lên không?
- Phiên bản POSM được đề xuất hiệu quả nhất trong cửa hàng là gì?
3. Thông điệp làm cho POSM nổi bật
Rất ít thương hiệu nói rằng “POSM được thiết kế để có tác động đến nhận thức và khuyến nghị của người mua hàng.” POSM hiếm khi là một chiến lược, chỉ là một chiến lược, có vẻ như là sai.
Nếu bạn không biết POSM của mình đang nói về điều gì, rất có thể nó thực sự không nói lên được điều gì. Luôn biết những gì bạn muốn truyền đạt, bởi vì khi bạn không biết mình muốn nói gì, kết quả sẽ không bao giờ tốt.
4. Phải luôn luôn khác biệt
POSM không nên chỉ là nền tảng của các sản phẩm ngoại vi. Nó phải nổi bật, lớn, ấn tượng và thu hút mọi sự chú ý. Nếu mọi sản phẩm đều giống nhau, các hoạt động marketing sẽ trở nên tẻ nhạt và vô nghĩa. Vì vậy, đừng làm điều đó một cách nhẹ nhàng, hãy làm cho nó thật ấn tượng và độc đáo. Hãy làm những gì chưa ai làm trước đây, và bạn sẽ trở thành số một trong tâm trí người tiêu dùng.
5. Thay đổi vị trí của POSM
POSM là vật dụng hữu ích cho việc quảng cáo các sản phẩm thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng ở những nơi công cộng. Đây là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của du khách, đặc biệt là trong không gian nhỏ như các quầy thuốc. Để có hiệu quả tối đa, chúng có thể được sử dụng với đồ họa sàn để tạo cảm giác kịch tính trong không gian bán lẻ.
Kết luận
POSM hiện đang được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Nghiên cứu cho thấy 78% người mua sắm muốn tham quan các sản phẩm mới và muốn trải nghiệm chúng. POSM trong ngành dược mang các đặc điểm thiết kế đặc thù hơn so với các ngành khác. Tùy thuộc vào chiến lược marketing mà các marketer có thể áp dụng POSM phù hợp cho từng sản phẩm, thương hiệu.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Các bài viết liên quan:
- MobiWork DMS: Giải Quyết Nỗi Đau Chuyển Đổi Số Với Gói Miễn Phí 100% Tích Hợp DMS và ERP
- Tổng kết Webinar: Quản trị doanh nghiệp phân phối toàn diện và chuyên sâu với Mobiwork Next
- [MobiWork DMS] Có gì mới trong phiên bản nâng cấp Quý II năm 2024 – Mời bạn khám phá
- Dịch vụ xây dựng báo cáo BI DashBoard chuyên sâu cho doanh nghiệp phân phối ngay trên nền tảng MobiWork DMS
- [Mới] Nâng cấp Báo cáo quản trị thông minh – BI Dashboard trên hệ thống MobiWork DMS
- Business Intelligence (BI) là gì? Quản trị hệ thống phân phối toàn diện với BI Dashboard có trong phần mềm MobiWork DMS