Đứng trước tiềm năng thị trường tăng trưởng tỷ đô, các doanh nghiệp sản xuất bia nội địa cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Để thích ứng và duy trì vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp buộc phải đầu tư mạnh mẽ hơn và thực hiện những cải tổ sâu rộng trong quản lý hệ thống phân phối.
Mục lục nội dung:
Bia Thanh Hóa – Tự hào bia Việt 35 năm tuổi
Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Thanh Hóa (trước đây là Nhà máy Bia Thanh Hóa) được thành lập theo quyết định số 220/ QĐ-UBTH ngày 21 tháng 2 năm 1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 2 xí nghiệp là Xí nghiệp Rượu – Bia – Nước ngọt (thuộc Sở Thương nghiệp Thanh Hóa) và Xí nghiệp chế biến mì Mật Sơn (thuộc Công ty Liên hiệp lương thực tỉnh Thanh Hóa). Tháng 11/2018 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Thanh Hóa.
Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, công ty Bia Hà Nội – Thanh Hóa đã có một hành trình đầy biến động nhưng không kém phần tự hào. Từ một nhà máy bia nhỏ, công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Không chỉ cung cấp những sản phẩm bia chất lượng cao, công ty còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng.
Nhờ những đóng góp không ngừng nghỉ trong suốt hành trình phát triển, Bia Hà Nội – Thanh Hóa đã vinh dự nhận được nhiều Giải thưởng lớn như: Danh hiệu Thương hiệu Việt uy tín năm 2011; Huân chương Độc lập Hạng Ba năm 2014 do Chủ tịch nước tặng thưởng; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt top 200 cho thương hiệu Thabrew năm 2018, … và nhiều giải thưởng khác.
Ngành bia Việt Nam: Tiềm năng tỷ đô nhưng nhiều thách thức
Theo Vietdata, tính đến năm 2022, mức tiêu thụ bia của Việt Nam đang ở 3,8 triệu lít/năm. Còn Công ty phân tích thị trường Astute Analytica cũng cho hay, thị trường bia Việt Nam được định giá khoảng 7,526 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 14,15 tỷ USD vào năm 2032 với mức tăng trưởng hàng năm là 7,27%. Đặc biệt khi thu nhập và dân số tăng lên, ngành bia Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Tuy nhiên, song song với những cơ hội về thị trường rộng mở, doanh nghiệp sản xuất bia Việt cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Năm 2024, theo dự báo của VBA, toàn ngành tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức chưa có dấu hiệu suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp ngành đồ uống hiện nay chịu tác động kép từ tình hình thế giới và những chính sách liên quan. Theo đó, đồ uống có cồn là mặt hàng chịu nhiều hạn chế từ Luật Phòng chống tác hại rượu bia, Luật thuế TTĐB, Luật Thương mại, Luật Quảng cáo, thương mại điện tử… Các chính sách hỗ trợ cắt giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) không được áp dụng đối với ngành đồ uống có cồn. Giá nguyên liệu đầu vào đối với ngành sản xuất đồ uống tăng cao từ 15%-30%.
Đặc biệt, những quy định liên quan đến xử lý vi phạm nồng độ cồn đã khiến các doanh nghiệp ngành rượu, bia sụt giảm doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm 2023 và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2024.
Để thích ứng và duy trì vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp ngành bia buộc phải đầu tư mạnh mẽ hơn và thực hiện những cải tổ sâu rộng trong quản lý hệ thống phân phối. Bia Hà Nội – Thanh Hóa cũng không phải là một ngoại lệ.
Bia Hà Nội – Thanh Hóa lựa chọn MobiWork DMS để “tân trang” hệ thống phân phối
Sớm nhận thấy những cơ hội và thách thức trong thời đại mới, Ban Lãnh đạo công ty Bia Hà Nội – Thanh Hóa đã quyết định triển khai giải pháp DMS vào cải tổ hệ thống phân phối ngoài 30 năm tuổi của mình.
Tháng 8/2024, Công ty Cổ Phần Bia Hà Nội – Thanh Hóa cùng Công ty Cổ phần Công nghệ MobiWork Việt Nam (MBW) đã ký kết hợp đồng triển khai phần mềm MobiWork DMS.
Theo đó, áp dụng MobiWork DMS hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng đổi mới mạnh mẽ cho Bia Hà Nội – Thanh Hóa. Bởi không chỉ cải tiến vấn đề giám sát, phần mềm DMS này còn đem lại sự cải cách đáng kể cho toàn bộ hệ thống phân phối.
Ở giai đoạn hiện tại, công ty mới chỉ áp dụng MobiWork DMS để quản lý tuyến bán hàng và giám sát nhân viên thị trường là chính. Trong tương lai sẽ áp dụng thêm chức năng bán hàng và quản lý kho hàng. Bởi theo Ban lãnh đạo công ty lý giải, việc thay đổi thói quen làm việc của nhân viên không phải việc dễ dàng và cần có thời gian để mọi người thành thạo phần mềm. Quan trọng hơn hết là cần thời gian để thuyết phục các Nhà phân phối cùng tham gia vào hệ thống DMS của doanh nghiệp. Vì vậy các tính năng của phần mềm sẽ được áp dụng dần dần, hệ thống phân phối cũng theo đó được cải thiện.
Ngày 26/08/2024, tại văn phòng của công ty Bia Hà Nội – Thanh Hóa đã diễn ra buổi Đào tạo sử dụng phần mềm MobiWork DMS dành cho đội ngũ Giám sát và Sales thị trường.
Theo kế hoạch, MobiWork sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo cho hệ thống Nhà phân phối của Bia Hà Nội – Thanh Hóa trong thời gian tới.
Một số hình ảnh được đội ngũ MobiWork DMS ghi lại trong buổi đào tạo phần mềm vừa qua.
Được thành lập vào tháng 10/2015, MBW được biết đến là công ty cung cấp giải pháp DMS top đầu tại Việt Nam. Giải pháp MobiWork DMS được tin dùng bởi hơn 1500 khách hàng trải dài trên nhiều quy mô và lĩnh vực như Tập đoàn Tân Á Đại Thành, Tập đoàn Hoa Sen, Dược phẩm Sao Thái Dương, Dược phẩm Hà tây, Tập đoàn DABACO, Tập đoàn TAISUN, …
Bài viết liên quan
- Daesang Đức Việt “chuyển mình” với công nghệ DMS
- Giám sát & Cải thiện quản lý đội ngũ Sales thị trường tại Công ty Phan Nguyễn
- GIMEDI Đổi Mới Quy Trình Quản Lý Phân Phối Bằng DMS MobiWork
- Access Global cải tiến phân phối với MobiWork DMS
- Mai Khôi: Bước Chuyển Mình Trong Quản Lý Phân Phối Với MobiWork DMS
- Tối ưu Tuyến bán hàng Và Đội ngũ Sale thị trường tại ECOGREEN cùng MobiWork DMS