Zalo: 0901.508.000
Hotline: 1900 400 008
Email: support@mobiwork.vn
Facebook
Google+
YouTube
    MENUMENU
    • Tính năng
          • Tính năng
          • Ứng dụng Mobile cho Sales
          • Quản lý Tuyến bán hàng
          • Quản lý đội Sales thị trường
          • Quản lý Khách hàng
          • Quản lý Đơn hàng
          • Quản lý khuyến mãi - trả thưởng
          • Quản lý trưng bày sản phẩm
          • Báo cáo & Dashboad BI phân phối
          • Lĩnh vực
          • Hàng tiêu dùng nhanh
          • Dược phẩm - Hòa mỹ phẩm
          • Bia - Rượu - Nước giải khát
          • Thiết bị điện dân dụng
          • Vật tư Nông nghiệp - Nông dược
    • Giải pháp
          • MobiWork DMS SaaS
          • MobiWork DMS Private
          • MobiWork DMS On-Premise
          • MobiWork BI
          • Dành cho ai?
          • Tích hợp ERP
          • Giải pháp MobiWork DMS tích hợp ERPNext
    • Bảng giá
    • Khách hàng
          • Khách hàng triển khai
          • DMS.eMagazine
          • Câu chuyện khách hàng
    • Tài nguyên
          • Kiến thức phân phối
          • Khoa học dữ liệu
          • MobiWork DMS giúp gì?
          • eBook
          • Tải ứng dụng di động
          • Open APIs
          • Nhật ký cập nhật phần mềm
          • Webinar & Sự kiện
    • Về MBW
          • Đội ngũ chuyên gia
          • Về MBW
          • Tin tức
          • Góc báo chí
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
ĐĂNG NHẬP

New Retail platform – Xu hướng phân phối & bán lẻ của tương lai 

28 Tháng Chín
2021
Quản lý công nợ – một phần mềm kế toán là chưa đủ

Quản lý công nợ – Một phần mềm kế toán là chưa đủ

8 Tháng Tám
2016

[MobiWork DMS] Có gì mới trong phiên bản nâng cấp 6/2021 – Mời bạn khám phá

7 Tháng Sáu
2021

Nên làm nhà phân phối hay đại lý cấp 1

30 Tháng Ba
2021
Chuyên mục MobiWork DMS giúp gì?
Chuyên mục Tin triển khai
Chuyên mục Chia sẻ kiến thức
  • Chia sẻ kiến thức
  • MobiWork DMS giúp gì?

Cách xây dựng chiến lược “route to market” từ con số 0

avatar
by
Phú Đỗ
posted on
27 Tháng Ba, 2021
lượt xem

3149

0

Quan trọng như việc “chọn gì để bán” là quyết định “làm thế nào để bán?”. Khi đang muốn tìm cách đưa sản phẩm ra ngoài thị trường, tức là bạn đang cần tìm hiểu khái niệm route to market. 

Mục lục nội dung:

  • Route to market = Đường dẫn đến thị trường
  • 4 vai trò cốt lõi của route to market
  • Làm thế nào để xây dựng chiến lược Route to market phù hợp 
  • Các bước xây dựng chiến lược route to market từ con số 0

Route to market = Đường dẫn đến thị trường

Có rất nhiều câu trả lời bạn có thể tìm thấy cho câu hỏi: Route to market là gì? RTM là viết tắt của từ gì? Tuy nhiên, MobiWork sẽ cung cấp cho bạn một câu trả lời dễ hiểu nhất. 

Route to market (từ viết tắt RTM) là đường ra thị trường của sản phẩm. Route to market strategy là chiến lược xây dựng lộ trình đưa sản phẩm ra thị trường.

Còn trong trường hợp bạn vẫn muốn 1 khái niệm chuẩn chỉnh như “sách giáo khoa” thì đây là thông tin dành cho bạn.

Route to market (RTM) là quá trình hoạch định, xây dựng, tổ chức và vận hành hệ thống phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng một cách tối ưu để phục vụ cho nhu cầu phát triển và mở rộng thị trường. 

Ví dụ bạn sản xuất được 1000 bộ đồ bơi, nhưng thay vì qua các trung gian phân phối để đem bán ở khu vực có hồ bơi hoặc có biển bạn lại tự mình mang 1000 bộ đồ bơi đó lên vùng núi hoặc nông thôn để bán. Kết quả ra sao chắc bạn cũng đã hình dung ra. Vì thế chọn đúng con đường phù hợp để đưa sản phẩm tiếp cận với  thị trường là cô cùng quan trọng. Nó quyết định: Doanh nghiệp của bạn sẽ đi đến đâu. 

4 vai trò cốt lõi của route to market

  • Hiện thực hóa mục tiêu, chiến lược kinh doanh 
  • Là nền tảng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối 
  • Giúp tối ưu hóa chi phí trong hoạt động kinh doanh 
  • Là thước đo kiểm tra, đánh giá hoạt động phân phối, bán hàng
Route to market là đường ra thị trường của sản phẩm

Route to market là đường ra thị trường của sản phẩm

Làm thế nào để xây dựng chiến lược Route to market phù hợp 

Trước khi bắt đầu vào phần quan trọng nhất của bài viết, cần thống nhất quan điểm rằng: Không có chiến lược Route to market đúng và sai. Chỉ có chiến lược phù hợp và không phù hợp. Bởi các lộ trình tiếp thị khác nhau sẽ phù hợp với các loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau và còn tùy vào từng thời điểm. 

Với công ty mới và sản phẩm mới 

  • Mục tiêu cần xác định: Đưa sản phẩm thâm nhập nhanh và bền vững vào thị trường.
  • Vấn đề cần giải quyết: 
  1. Làm sao đánh giá tiềm năng thị trường để xác định mức bao phủ?
  2. Nên thiết lập mô hình phân phối ra sao?
  3. Nên tuyển bao nhiêu nhà phân phối, đội ngũ Sales?

Với công ty đang phát triển 

  • Mục tiêu cần xác định: Mở rộng thị trường và tăng trưởng (+) dương
  • Vấn đề cần giải quyết: 
  1. Mô hình phân phối hiện tại có giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng?
  2. Công ty đã bao phủ hết thị trường chưa?
  3. Cần đầu tư cho nhà phân phối như thế nào?
  4. Cần tuyển thêm sales hay phải tối ưu năng lực Sales?

Với công ty đang dẫn đầu thị trường 

  • Mục tiêu cần xác định: Giữ vững thị phần, tối ưu chi phí
  • Vấn đề cần giải quyết: 
  1. Có nên tập trung vào điểm bán trọng điểm (Weighted distribution)?
  2. Có nên tìm kiếm mở rộng thêm kênh phân phối mới?
  3. Có nên phát triển sản phẩm mới?
  4. Có cần kiểm soát lại hoạt động của toàn đội sales?

Với công ty bị tuột dốc doanh thu 

  • Mục tiêu cần xác định: Đánh giá lại cách vận hành của hệ thống, tối ưu chi phí
  • Vấn đề cần giải quyết: 
  1. Có nên co lại các điểm bán để chỉ tập trung đẩy mạnh các điểm bán trọng điểm?
  2. Có nên phát triển sản phẩm mới hay nâng cấp sản phẩm cũ?
  3. Cần xem lại hoạt động của đội ngũ sales. 

Giống như câu nói “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Muốn xây dựng được một chiến lược route to market phù hợp trước tiên bạn phải xác định được doanh nghiệp của mình đang ở giai đoạn nào. 

Các bước xây dựng chiến lược route to market từ con số 0

Bước 1: Tìm hiểu insight khách hàng 

Các bước xây dựng chiến lược route to market từ con số 0

Các bước xây dựng chiến lược route to market từ con số 0

Nghiên cứu khách hàng rất quan trọng khi chọn con đường tốt nhất để tiếp thị. Nếu bạn không biết khách hàng của mình là ai thì cũng không thể hy vọng hiểu được cách tốt nhất để tiếp cận với họ. 

Cách làm như sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với nhu cầu đa số khách hàng. Sau quá trình khảo sát, tương tác trực tiếp (ví dụ dưới dạng hàng tặng dùng thử), doanh nghiệp cần tiếp tục cải tiến sản phẩm. Bất kì nhãn hàng nào dù lớn mạnh đến đâu cũng cần trải qua quá trình này. Bởi chất lượng tốt mới là yếu tố cốt lõi giữ chân khách hàng. 

Thứ hai, bạn cần xem khách hàng thích mua sản phẩm qua kênh nào. Kênh bán hàng trực tiếp như các cửa hàng, siêu thị hay kênh mua sắm online trên sàn thương mại điện tử, facebook hay instagram. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng khác nhau giữa các ngành và giữa các sản phẩm nên cần khảo sát kỹ. 

Bước 2: Lựa chọn mô hình phân phối: Trực tiếp hay gián tiếp 

Mô hình phối trực tiếp là mô hình trong đó thành phần tham gia chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hàng hóa sản xuất ra sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không hề phải qua bất kỳ trung gian phân phối nào.

Mô hình kênh phân phối trực tiếp

Mô hình kênh phân phối trực tiếp

Mô hình phân phối gián tiếp là mô hình trong đó có sử dụng trung gian phân phối. Hàng hóa từ nhà sản xuất sẽ qua nhà phân phối, đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, các điểm bán lẻ,… rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối. Các loại kênh phân phối phổ biến:

  • Kênh phân phối 1 cấp: Nhà sản xuất – Điểm bán lẻ – Người tiêu dùng
  • Kênh phân phối 2 cấp: Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Điểm bán lẻ – Người tiêu dùng.
  • Kênh phân phối đa cấp: Nhà sản xuất – Cò mồi – Nhà bán buôn/ Nhà bán sỉ – Đại lý cấp 1 – Đại lý cấp 2 – Điểm bán 

So sánh mô hình phân phối trực tiếp và gián tiếp 

Ưu điểm

Hạn chế

Mô hình phân phối trực tiếp– Nhanh chóng tiếp cận thị trường. Nhà sản xuất có thể chủ động tiếp cận khách hàng để tạo ấn tượng về sản phẩm. 

– Chủ động điều chỉnh lượng hàng tồn trong chuỗi cung ứng.

– Triển khai các chương trình bán hàng, chương trình khuyến mãi đúng như mong muốn.

– Trực tiếp nắm bắt được tình hình thị trường và có kế hoạch phản ứng nhanh chóng.

– Chi phí vận hành cao

– Liên tục phải điều chỉnh tổ chức để đáp ứng tình hình thị trường.

– Khó khăn khi thâm nhập vào những khu vực xa nên đổ phủ khách hàng rất hẹp. 

– Phải xây dựng được đội ngũ nhân viên bán hàng cực kỳ tinh nhuệ và trung thành

Mô hình phân phối gián tiếp– Đưa được nhiều sản phẩm đến tay nhiều khách hàng cùng một lúc.

– Không mất chi phí tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên sales vì đã có sales của nhà phân phối

– Tăng thị phần, độ phủ cho sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh nhờ phát triển hệ thống phân phối.

– Phải tuyển chọn kỹ lưỡng các nhà phân phối hoặc các thành phần trung gian phân phối để có mối quan hệ hợp tác bền vững. 

– Cần biết cách thương lượng chính sách trả thưởng, % hoa hồng để tối ưu lợi nhuận. 

– Khó khăn trong nắm bắt nhu cầu thị trường. 

Tùy vào nguồn vốn, đặc thù sản phẩm và tính chất khu vực mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình phân phối phù hợp.

Bước 3: Lựa chọn nhà phân phối phù hợp

Nếu đã lựa chọn mô hình phân phối gián tiếp qua trung gian phân phối thì việc lựa chọn nhà phân phối phù hợp để hợp tác lâu dài là điều tất nhiên. Nhà phân phối sẽ chịu trách nghiệm đưa sản phẩm/ dịch vụ tiếp cận gần hơn đến thị trường mục tiêu. Hay nói cách khác là lo “đầu ra” cho sản phẩm của nhà sản xuất. Nhà phân phối còn có vai trò phát triển hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ để giúp sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Một nhà phân phối lý tưởng hội tụ đủ các yếu tố về thế mạnh tài chính, có kho hàng, có đội sales, sẵn sàng đầu tư cho kinh doanh sẽ là “cánh tay phải” đắc lực cho doanh nghiệp sản xuất. 

Xem thêm: 5 kiểu nhà phân phối doanh nghiệp KHÔNG nên hợp tác

Cách xây dựng các điều khoản thương mại (Trading Term Matrix)

Cần xác định các yếu tố đánh vào lợi ích kinh tế để có thể tác động vào hành vi của Nhà phân phối. Tránh trường hợp, Nhà sản xuất bị lệ thuộc quá nhiều vào Nhà phân phối.

Cách xây dựng các điều khoản thương mại (Trading Term Matrix)

Cách xây dựng các điều khoản thương mại (Trading Term Matrix)

  • Chỉ tiêu kinh doanh:
  1. Doanh số bán hàng
  2. Các ngành hàng cần tập trung
  3. Listing sản phẩm mới
  4. Chỉ tiêu bao phủ
  • Chỉ tiêu về yêu cầu tuân thủ các điều khoản 
  1. Thực thi các chương trình khuyến mãi
  2. Kiểm soát giá
  3. Dịch vụ khách hàng
  4. Không trả hàng về
  • Chỉ tiêu về vận hành 
  1. Tuân thủ về tồn kho tối thiểu
  2. Thanh toán sớm
  3. Chia sẻ thông tin thị trường

Bước 4: Áp dụng phần mềm DMS vào thiết lập và Route to market

Dù lựa chọn mô hình phân phối trực tiếp hay gián tiếp, dù chọn kênh phân phối 1 cấp hay đa cấp thì Nhà sản xuất vẫn nên áp dụng phần mềm DMS vào quản trị hệ thống ngay từ đầu. 

Phần mềm MobiWork DMS có thể kiểm soát được hành trình hàng hóa ra ngoài thị trường thông quản lý sell in, sell out Nhà phân phối. 

– Với hoạt động sell-in: Nhà phân phối chỉ cần vài thao tác trên phần mềm MobiWork DMS để tạo yêu cầu mua hàng hoặc phiếu trả hàng mua, điền các trường thông tin theo mẫu cấu hình sẵn và click gửi nhà sản xuất. 

– Với hoạt sell out: phần mềm cho phép quản lý đồng bộ kênh phân phối trên một nền tảng duy nhất:

  • Quản lý đội ngũ sales đi thị trường
  • Quản lý danh sách điểm bán 
  • Quản lý hoạt động bán hàng
  • Quản lý xuất nhập tồn kho 
  • Theo dõi độ phủ, thị phần 

Bước sang thế kỷ 21, ứng dụng công nghệ không đơn giản chỉ còn là một xu hướng mà đã trở thành một con đường tạo ra lợi thế cạnh tranh sống còn giữa các doanh nghiệp phân phối. Vì vậy, để hiện thực hóa chiến lược route to market của bạn hãy chú trọng đến yếu tố này.

Đăng ký dùng thử phần mềm:

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Bài viết liên quan:

  • Phần mềm DMS là gì?
  • Ưu đãi nhân đôi – Tiết kiệm vượt trội khi triển khai MobiWork DMS dịp 30/4
  • Câu chuyện Kinh Đô “bán mình” cho Mondelez để nuôi giấc mơ lớn và hành trình quay trở lại để cạnh tranh với chính mình
  • 3 chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh trong phân phối sản phẩm
  • 10 phương pháp kiểm kê hàng tồn kho đơn giản dành cho nhân viên kho
  • Những nội dung cơ bản về tổ chức và quản lý kênh phân phối
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết có mang lại thông tin bổ ích cho bạn không ?
Hãy đăng ký nhận bản tin định kỳ ngay nhé.

 

Từ khóa
chiến lược kinh doanhMobiWork cloudphần mềm Mobiwork DMSRoute to marketđường ra thị trường

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

MobiWork DMS
null

090.150.8000

Hotline/Zalo tư vấn sản phẩm nhanh và hiệu quả
null

1900.400.008

Tổng đài chăm sóc và hỗ trợ khách hàng
null

Facebook Fanpage

Phản hồi khách hàng thông qua Facebook Fanpage
null

Youtube Channel

Cập nhật trực quan cách sử dụng phần mềm DMS

Công ty Cổ phần Công nghệ MobiWork Việt Nam

Trụ sở chính:
Khu văn phòng Tầng 3, Toà CT1, Khu nhà ở Bộ Công An, Phạm Văn Đồng, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Chi nhánh Miền Nam:
Tầng 6, Tòa Parami, Số 140 Bạch Đằng 2, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Email:
Support@mobiwork.vn
Mã số thuế:
0107042644

MBW

Về MBW DMS là gì? Blog MobiWork MBW Profile Bảng giá

Giải pháp/Dịch vụ

MobiWork DMS MobiWork Next MobiWork BI BI - Quản trị phân phối dựa trên dữ liệu AI - Trưng bày sản phẩm

Lĩnh vực

Vật tư nông nghiệp Thiết bị điện Đồ uống Dược phẩm Hàng tiêu dùng
Chính sách bảo hành Thỏa thuận sử dụng dịch vụ Chính sách bảo mật thông tin
mbw digital.mbw.vn fastwork.vn fastcons.fastwork.vn smartguard.vn

Copyright © 2015 by MobiWork VN ., JSC

GetLead ERPNext

GetLead ERPNext

Đăng ký tư vấn triển khai ERPNext

Cho dù bạn là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn, chúng tôi đều có thể hỗ trợ bạn

Getlead MobiWork ERPNext

Getlead MobiWork ERPNext

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chúng tôi sẽ liên hệ sớm trong 2h làm việc

Chọn các nhu cầu mà Anh/chị đang quan tâm *

Getlead MobiWork

Getlead MobiWork

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Chúng tôi sẽ liên hệ sớm trong 2h làm việc