“Thà chấp nhận tiền lương trong năm ít nhưng rất mong chờ vào khoản thưởng cuối năm” đây là tâm lý chung của đa phần người lao động, đặc biệt là với đội ngũ nhân viên bán hàng ngoài thị trường bởi tính chất công việc gắn liền với doanh thu và chiết khấu “hoa hồng”. Tuy nhiên, thưởng bao nhiêu và thưởng như thế nào lại là cả một bài toán với doanh nghiệp phân phối trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
Trong bài viết này, MBW sẽ gợi ý cho doanh nghiệp phân phối một số cách tính tiền thưởng cuối năm cho nhân viên sales. Đồng thời gửi tặng doanh nghiệp file Excel Tổng hợp cách tính tiền thưởng Tết cho năm 2024.
Mục lục nội dung:
I. Lựa chọn cơ chế thưởng phù hợp với đặc thù doanh nghiệp
1. Thưởng theo hiệu suất làm việc
Thưởng theo hiệu suất làm việc là cơ chế thưởng dựa vào kết quả lao động của nhân viên. Nhân viên nào đạt được hiệu quả công việc cao hơn với thái độ làm việc tích cực sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn nhân viên làm việc kém hiệu quả. Đây cũng là cơ chế được sử dụng phối biến nhất cho sales nhà phân phối.
- Ưu điểm: Tạo động lực mạnh mẽ cho bộ phận sales luôn nỗ lực hoạt động tích cực hơn để tạo ra doanh thu bởi họ sẽ nhận được phần thưởng tương xứng với công sức đã bỏ ra.
- Hạn chế: Tuy nhiên cơ chế thưởng theo hiệu suất làm việc luôn gắn liền với KPIs và đôi khi tạo ra áp lực lớn cho nhân viên sales phải chạy doanh số. Nếu không đạt KPIs sẽ bị trừ lương, trừ thưởng, vì vậy dễ khiến nhiều sales xin nghỉ việc.
Phân theo đối tượng trao thưởng, có 2 loại hình thưởng theo hiệu suất làm việc là thưởng độc lập cho từng nhân viên và thưởng chung cho đội, nhóm.
1.1. Thưởng độc lập cho từng nhân viên
Để tính tiền thưởng cho một nhân viên bán hàng kiếm được “x” doanh số trên 1 năm thì nhân tổng doanh số với tỷ lệ phần trăm (%) tiền thưởng mà chủ doanh nghiệp đã thiết lập. Tỉ lệ % này phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố là: quy mô doanh nghiệp, tình hình kinh doanh của công ty và thường sẽ được thỏa thuận ngay từ khi ký hợp đồng lao động giữa sales và lãnh đạo.
Công thức tính:
Thưởng hiệu suất làm việc = Tổng doanh thu của nhân viên x tỉ lệ phần trăm thưởng
Ví dụ: Nhân viên sales A chịu trách nhiệm kiếm được 500.000.000 triệu doanh thu từ khách hàng trong năm. Nếu doanh nghiệp muốn chia cho cho nhân viên bán hàng 10% doanh số mà họ kiếm được, vậy nhân viên sales A sẽ kiếm được:
500.000.000 x 10% = 50.000.000 VNĐ.
1.2 .Chia thưởng cho cả đội, nhóm bán hàng
Thực tế, chia thưởng cho đội, nhóm bán hàng là cơ chế được dùng phổ biến hơn cả bởi các doanh nghiệp phân phối thường quản lý nhân viên sales theo cách phân nhóm bán hàng. Mỗi lĩnh vực phân phối lại có cách tổ chức khác nhau như: phân theo khu vực địa lý, phân theo sản phẩm/nhóm sản phẩm hoặc phân theo kênh khách hàng,… Chọn mô hình nào phụ thuộc nhiều vào yếu tố sản phẩm doanh nghiệp phân phối.
Ví dụ các doanh nghiệp phân phối nước khoáng, nước ngọt, bia thì hay chia theo khu vực địa lý. Các doanh nghiệp phân phối máy móc, thiết bị thường chia theo loại sản phẩm, 1 nhóm phụ trách 1 loại sản phẩm do cần có kiến thức chuyên môn để tương tác với khách hàng.
Khi tổ chức lực lượng sales theo đội, nhóm thì KPIs doanh số áp chung nhau vì thế thưởng cũng là thưởng chung. Để tính toán, hãy chia tổng số tiền thưởng cho các nhân viên trong nhóm theo công thức sau.
Công thức tính:
Tổng doanh thu của nhóm x tỉ lệ phần trăm thưởng
Thưởng hiệu suất làm việc = _________________________________________
Tổng thành viên trong nhóm sales
Ví dụ, nhóm sales A đạt chỉ tiêu hoàn thành được doanh số 1 tỷ VNĐ. Có 5 nhân viên trong nhóm, vậy mỗi nhân viên sẽ nhận được khoản tiền thưởng là:
1 tỷ x 0,1
_________ = 20.000.000 VNĐ
5
Cơ chế chia thưởng này sẽ khuyến khích hoạt động nhóm ngày càng tích cực hơn. Các thành viên trong nhóm hỗ trợ lẫn nhau tạo nên doanh thu cao hơn hẳn nếu tách ra làm riêng.
Tuy nhiên, hạn chế của nó nằm ở chỗ không phải lúc nào cũng có thể chia đều tiền thưởng cho mỗi người bởi trong nhóm sẽ có người làm được nhiều hơn, người làm ít hơn. Đôi khi đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vì một số sales cảm thấy đang phải gồng gánh đội, nhóm trong khi có người lại chỉ đang hưởng thụ sự chăm chỉ của các thành viên khác.
Giải pháp đưa ra cho vấn đề trên là bên cạnh theo dõi KPIs nhóm chung, quản lý cần có 1 bảng theo dõi hiệu suất làm việc riêng của từng thành viên trong nhóm bán hàng, dựa vào đó có thể cân đối chia thưởng. Nói thì dễ nhưng công việc này lại tốn rất nhiều thời gian rà soát, thống kê của nhà quản lý.
Mobiwork DMS với tính năng quản lý nhân viên bán hàng và theo dõi qua hệ thống báo cáo tự động sẽ giúp doanh nghiệp phân phối giải quyết được triệt để bài toán trên.
Quản lý nhân viên bán hàng là một trong số những tính năng tiêu biểu của của phần mềm MobiWork DMS giúp doanh nghiệp theo sát mọi động của sales ngoài thị trường:
- Quản lý thời gian, vị trí làm việc, lộ trình di chuyển trên tuyến bán hàng
- Quản lý đơn hàng phát sinh
- Kiểm tồn ngoài thị trường
- Giám sát hình ảnh trưng bày trong khi viếng thăm điểm bán
Đặc biệt, thông qua hệ thống báo cáo tự động, nhà quản lý có thể hoàn toàn kiểm soát được
- Báo cáo KPI
- Báo cáo chấm công
- Khai báo vị trí
- Giám sát công việc
- Báo cáo viếng thăm khách hàng
- Lịch sử thiết bị
- Báo cáo nhân viên sử dụng fake GPS,…
Doanh nghiệp quan tâm dùng thử giải pháp MobiWork DMS TẠI ĐÂY
2. Thưởng dựa trên phần trăm tiền lương
Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế suy thoái chung, nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, không có khả năng thưởng lớn cho nhân viên nhưng vẫn muốn đảm bảo tất cả sales đều nhận được tiền thưởng cuối năm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể cân nhắc đến phương án thưởng dựa trên phần trăm (%) lương cơ bản.
- Ưu điểm: Đảm bảo mọi nhân viên đều nhận được tiền thưởng tương xứng với vị trí của mình.
- Hạn chế: Đây không phải cơ chế thưởng phổ biến dành cho đội ngũ sales. Tuy nhiên vẫn có thể áp dụng trong một số trường hợp nhất định.
Công thức tính:
Thưởng = Lương tháng x phần trăm thưởng
Ví dụ: Lãnh đạo có thể đưa ra mức thưởng là 3% của lương cơ bản hàng tháng. Để tính tiền thưởng cho sales A có lương tháng là 7.000.000 VNĐ và tính thưởng cho sales B có lương tháng 10.000.000 VNĐ thì công thức sẽ lần lượt là:
7.000.000 x 0,3 = 2.100.000 VNĐ(Thưởng của sales A)
10.000.000 x 0,3 = 3.000.000 VNĐ (Thưởng của sales B)
Có thể nói, mức lương cơ bản phản ánh khá chính xác năng lực và vị trí của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Với cơ chế thưởng Tết theo phần trăm lương cơ bản, việc nhân viên có lương cơ bản cao hơn sẽ nhận được thưởng nhiều hơn cũng hoàn toàn dễ hiểu.
3. Chia đều phần trăm lợi nhuận của doanh nghiệp
Chia đều phần trăm lợi nhuận của doanh nghiệp cũng là cơ chế thưởng thường thấy ở các doanh nghiệp. Sau khi trừ hết các chi phí để ra tổng lợi nhuận doanh nghiệp có được trong 1 năm, chủ doanh nghiệp trích số % cố định ra làm tiền thưởng, chia cho các phòng ban. Trưởng phòng sẽ có trách nhiệm chia tiếp cho nhân viên dựa trên theo dõi hiệu quả và thái độ làm việc.
- Ưu điểm: Thúc đẩy toàn bộ phòng ban cùng phải cố gắng để đưa công ty phát triển hơn chứ không phải chỉ đặt “gánh nặng” lên vai đội sales – bộ phận trực tiếp mang doanh thu về cho công ty.
- Hạn chế: Cần tính toán kỹ số phần trăm chia thưởng và chia thưởng một cách công bằng.
Công thức tính:
Tổng lợi nhuận doanh nghiệp x % thưởng
Thưởng = ______________________________
Các phòng ban
Ví dụ: Trong năm 2023, công ty thu được 10 tỷ lợi nhuận. Chủ doanh nghiệp quyết định chia 10% lợi nhuận cho 5 phòng ban. Vậy mỗi phòng ban sẽ nhận được số tiền thưởng là:
10.000.000.000 x 0,1
___________________ = 200.000.000 VNĐ
5
4. Thưởng dựa vào thâm niên làm việc
Thưởng dựa vào thâm niên làm việc là cơ chế ít được sử dụng nhất với sales nhà phân phối. Bởi thực tế nhân sự trong đội sales thường thay đổi liên tục, tình trạng “nhảy việc” là điều thường xuyên. Hoặc nếu có nhân viên sales nào gắn bó với công ty 2 – 3 năm thì cũng đã tích lũy được khá nhiều kỹ năng để thăng chức lên làm cấp quản lý. Hiếm trường hợp trải qua vài năm mà vẫn chỉ làm tại một vị trí nhân viên sales đi thị trường.
- Ưu điểm: Khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với công ty
- Hạn chế: Năng lực của sales nhà phân phối nằm ở thước đo doanh số chứ không được đo bằng số năm làm việc. Có nhiều nhân viên sales chỉ mới vào nghề nhưng có hiệu quả làm việc cao hơn cả sales lâu năm. Những nhân viên sales có thâm niên lâu năm lại thường bị mất đi nhiệt huyết, thái độ làm việc tích cực nên cần cân nhắc kỹ từng trường hợp nếu doanh nghiệp muốn thưởng theo thâm niên.
Các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng cơ chế thưởng theo thâm niên như một yếu tố thưởng thêm cùng với hiệu suất làm việc.
Công thức tính:
Tổng % tiền thưởng = % năng suất lao động + % thâm niên
Thưởng = % tiền thưởng x Mức lương tháng
Ví dụ: Doanh nghiệp A áp dụng mức thưởng với thâm niên làm việc như sau:
– Dưới 1 năm – Mức thưởng 10%
– Từ 1 năm đến dưới 2 năm – Mức thưởng 20%
– Từ 2 năm đến 5 năm – Mức thưởng 30%
– Từ trên 5 năm – Mức thưởng 50%
Nhân viên sales B có mức lương cơ bản là 10.000.000 VNĐ, năng suất lao động được quản lý đánh giá đạt 30% và có thâm niên làm việc dưới 2 năm. Vậy số tiền thưởng của nhân viên B là: 0,3 (% năng suất lao động) + 0,2 (% thưởng thâm niên) x 10.000.0000 = 5.000.000 VNĐ
5. Thưởng không nhất thiết phải là tiền mặt
Thay vì chỉ thưởng cho người lao động bằng tiền, trong Bộ Luật Lao động năm 2019 có mở rộng các hình thức thưởng khác bằng hiện vật như chính hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc thưởng bằng quà này cũng gây rất nhiều tranh cãi. Thực tế, người lao động đều có tâm lý thích nhận thưởng bằng tiền mặt thay vì hiện vật là sản phẩm của công ty. Bởi tiền mặt thì có thể linh động hơn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày tết. Thậm chí khi thưởng tết bằng chính sản phẩm là hàng tồn kho, công ty còn bị người lao động phản đối, biểu tình.
- Ưu điểm: Không nhất thiết thưởng bằng tiền mặt, doanh nghiệp có thể linh động hơn trong cách trao thưởng như một buổi tiệc cuối năm; tính thêm ngày nghỉ phép cho nhân viên. Trong trường hợp sản phẩm của công ty là thiết bị, dịch vụ có giá trị cao (Ví dụ: Tivi, điều hòa, xe, vàng, bất động sản,..) nhân viên cũng sẽ hưởng ứng.
- Hạn chế: Như đã nêu ở trên, hình thức thưởng này dễ gây nhiều tranh cãi, khi nhân viên đang quá kì vọng vào số tiền thưởng cuối năm để chi tiêu cho dịp Tết. Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ khi thưởng theo cách này, tránh gây bất mãn nội bộ.
Thực tế cho thấy trong ngành phân phối, hiếm doanh nghiệp nào áp dụng cơ chế thưởng không phải tiền mặt cho sales. Thưởng bằng hiện vật chỉ là “món quà thêm” bên cạnh số tiền thưởng. Bởi các chủ doanh nghiệp cũng đều thấu hiểu vào ngày Tết, người lao động chỉ có 2 khát khao: được đoàn tụ với gia đình và được sắm sửa Tết cho bản thân và người nhà. Với những người lao động xa quê và có đồng lương khiêm tốn, Tết dường như là dịp duy nhất trong năm để họ thực hiện khát khao đó. Nếu tiền thưởng Tết được quy đổi bằng hiện vật, niềm vui của họ có thể vơi đi nhiều. Do vậy, nếu doanh nghiệp nào áp dụng luật một cách cứng nhắc thì rất thiệt thòi cho người lao động.
II. Tổng hợp mẫu Excel tính tiền thưởng Tết năm 2024
MBW gửi tới doanh nghiệp biểu mẫu Excel tính tiền thưởng Tết năm 2024, thay số dùng được ngay. Trong file Excel gồm có 03 cách tính tiền thưởng Tết, cụ thể:
- Tính tiền thưởng Tết theo thâm niên
- Tính tiền thưởng Tết theo hiệu suất làm việc
- Tính tiền thưởng Tết theo định mức lương cơ bản
Tải file Excel Mẫu tính tiền thưởng Tết năm 2024 TẠI ĐÂY
Mẫu Excel tính tiền thưởng này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô nhân sự thấp. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc các tập đoàn có đông nhân sự, thì việc tính thưởng trên file Excel chưa thực sự là giải pháp hiệu quả nhất.
MBW gợi ý bạn nên tham khảo phần mềm quản trị nhân sự chuyên sâu cho các doanh nghiệp phân phối – MobiWork HR – giải pháp tự động hóa tính lương, thưởng (có kết nối trực tiếp với dữ liệu DMS đầu tiên tại Việt Nam) để tối ưu hiệu suất công việc.
III. [Q&A] Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề thưởng cho nhân viên sales
Q: Có nên trả thưởng cao hơn lương?
A: Theo ông Đỗ Xuân Tùng – Giám đốc Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân Việt chia sẻ: “Nếu lương cơ bản cao quá, salesman sẽ không quan tâm tới thưởng nữa. Nếu thưởng quá thấp so với lương cơ bản cũng vậy. Hay nhất là đặt mức lương cơ bản ở mức vừa phải của sales, thậm chí hơi thiếu một chút, để họ nỗ lực vượt qua mức cơ bản đó nhanh và sau đó tiếp sang phần thưởng ngay.
Đó là còn chưa kể tới một chuyện khác, là ở các mức vị trí quản lý ngày càng tăng thì người làm ngành sales có xu hướng muốn có mức lương cơ bản tạo ra sự ổn định tốt hơn cho cuộc sống của họ.
Chưa kể, hiện nay người làm nghề sales thường mong có muốn mức lương cơ bản làm sao để tạo ra sự ổn định cho cuộc sống. Vì thế không nên trả thưởng cao hơn lương. Thứ nhất là để tạo động lực cho sales phất đấu; thứ hai để lương cố định hàng tháng trở thành “chỗ dựa” cho nhân viên an tâm đảm bảo cuộc sống.
Q: Phân biệt lương tháng thứ 13 và tiền thưởng cuối năm như thế nào?
A: Ông Phạm Minh Huân – Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết:
“Nhiều doanh nghiệp đang có sự “nhập nhèm” trong chuyện thưởng Tết Nguyên đán khiến người lao động bị “đánh lừa” cảm xúc khi nghĩ rằng tháng lương thứ 13 đồng thời cũng là thưởng Tết.
Trong quy định hiện nay thì không bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải có khoản thưởng Tết Nguyên đán cho nhân viên. Còn trong luật lao động thì với nhân viên ký hợp đồng chính thức phải có tháng lương thứ 13”
Như vậy, thưởng Tết là phần không bắt buộc và nếu có thì thường được trao vào dịp Tết Nguyên Đán. Còn lương tháng thứ 13, nếu có ký trong hợp đồng lao động thì chủ doanh nghiệp buộc phải trả cho nhân viên và thường được trao vào Tết Dương lịch.
Xem thêm >> Kinh nghiệm xây dựng quy chế lương thưởng cuối năm cho doanh nghiệp phân phối
Q: Tiền thưởng Tết có phải đóng thuế hay không?
A: Pháp luật hiện hành không có quy định chi tiết về tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết Âm lịch. Tuy nhiên, xét về bản chất, tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết Âm lịch là khoản thưởng theo điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019.
Khoản thưởng này được người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Như vậy, tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết Âm lịch là khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công.
Căn cứ điểm a khoản 2 điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 (đã được sửa đổi, bổ sung) thì thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, người lao động nhận tiền lương tháng 13, tiền thưởng Tết Âm lịch phải có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Hơn ¼ nhân viên sẽ nghỉ việc sau Tết nếu không nhận được mức thưởng như mong đợi. Điều này cũng góp phần lý giải vì sao đầu năm luôn là “mùa nhảy việc”. Để tránh mất mát quá nhiều chi phí nhân sự, doanh nghiệp cần chú trọng đến khoản thưởng cuối năm cho sales. Bài viết trên đây của MBW về cách tính tiền thưởng cuối năm cho sales nhà phân phối mong rằng sẽ hữu ích với doanh nghiệp bạn.
Bên cạnh đó, để quy trình tính lương, thưởng, làm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động dịp cuối năm được nhanh chóng, thuận tiện và chính xác, đội ngũ MBW đề xuất bạn tìm hiểu giải pháp quản trị nhân sự chuyên sâu cho lĩnh vực phân phối – MobiWork HR.
Với các tính năng: kết nối trực tiếp với dữ liệu KPIs từ phần mềm DMS để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên sales; tự động hóa bảng công, tính lương, thưởng theo công thức được thiết lập sẵn; kê khai và tính toán thuế thu nhập cá nhân rõ ràng minh bạch,… MobiWork HR chính là giải pháp giúp các doanh nghiệp phân phối giải quyết tốt bài toán tính lương, thưởng cuối năm cho Sales nhà phân phối, từ đó có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc điều hành, bồi dưỡng nhân tài và tương trưởng kinh doanh.
Để nhận được tư vấn 1-1 và giải pháp MobiWork HR, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới hotline 090-150-8000 hoặc điền thông tin đăng ký tư vấn theo Form đăng ký bên dưới.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối
- Tích hợp DMS và CRM: Giải pháp quản lý & chăm sóc khách hàng toàn diện cho Doanh nghiệp
- Cánh tay nối dài của SAP ERP: Tích hợp MobiWork DMS để quản lý hiệu quả kênh GT