Sắp tới, cuộc đua giành thị phần giữa các doanh nghiệp phân phối thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Trật tự trong ngành có thể sẽ được sắp xếp lại, theo hướng có lợi hơn cho các doanh nghiệp nội. Người chăn nuôi Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nhờ giá bán thức ăn được giảm do nó không còn bị thao túng bởi các doanh nghiệp ngoại đang dẫn dắt thị trường như hiện nay.
Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cả nước hiện có 239 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong đó, chỉ có 61 doanh nghiệp (chiếm 25,7%) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nhưng sản lượng thức ăn chăn nuôi bán ra thị trường chiếm đến 59,15%. Trong khi đó, 138 doanh nghiệp trong nước (chiếm 74,3%) đang chia nhau 40,85% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp còn lại.
Tuy nhiên, thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 13-15%/năm. Đến năm 2020 Việt Nam cần tới 25-26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Với một thị trường béo bở như vậy, trước đây, doanh nghiệp Việt Nam hầu như chịu trận để các doanh nghiệp FDI làm mưa làm gió trên thị trường. Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt bắt đầu có những bước phản công mạnh mẽ vươn lên giành giật thị trường, mặc dù là một cuộc chiến không cân sức với các đại gia thức ăn chăn nuôi hùng mạnh trên thế giới.
Ngoài việc đầu tư mạnh mẽ vào nhà máy sản xuất, hệ thống dây chuyền, máy móc, từ các doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính dồi dào đến các SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) đều đang nỗ lực mở rộng hệ thống phân phối, xâm nhập sâu hơn vào từng ngõ ngách của thị trường. Đó cũng là con đường mà một SME như công ty CP Thức ăn chăn nuôi Đồng Tâm đang hướng tới.
Bước vào thị trường chưa lâu, nhưng Đồng Tâm đã có những bước đột phá nhất định, đưa 2 nhãn hiệu NUTI và CPD có mặt ở khắp nơi trên thị trường miền Bắc và các tỉnh miền cao, Tây Bắc. Trong giai đoạn sắp tới, cùng với sự mở rộng quy mô công ty, thị trường miền Nam đang là miếng bánh thơm mà Đồng Tâm hướng đến. Bài toán đặt ra cho Đồng Tâm lúc này là đứng trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt cả với hàng nội và ngoại, làm thế nào để Đồng Tâm có thể đảo ngược thế cờ?
Câu trả lời nằm ngay ở hệ thống phân phối của Đồng Tâm. Với mạng lưới nhân viên thị trường gồm 30 sales và 9 giám sát, trải rộng khắp miền Bắc mỗi vùng khoảng 6-7 nhân viên sales là một quy mô tương đối phù hợp với mức độ phát triển hiện tại của Đồng Tâm. Để tăng tính liên kết trong công việc cũng như hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động bán hàng của nhân viên sales và các phòng ban khác, anh Lê Vân Anh – tổng giám đốc công ty CP Thức ăn chăn nuôi Đồng Tâm đã cân nhắc đến việc “mạnh tay” áp dụng công nghệ vào quản lý. Theo anh, đội ngũ nhân viên thị trường đông hay ít không quan trọng, cái chúng ta cần quan tâm là đội ngũ đó có thực sự làm việc. Nhất là đối với các SME Việt, tiềm lực kinh tế không thể đấu được các doanh nghiệp FDI thì việc tập trung nâng cao hiệu quả của chuỗi phân phối là việc làm thiết thực và đem lại nhiều ý nghĩa nhất.
Xác định được vai trò của hệ thống phân phối, phân tích xu hướng hiện tại công nghệ có thể giúp chuyển đổi kinh doanh, đảo ngược vị thế cạnh tranh một cách nhanh nhất. Anh Lê Vân Anh bắt đầu tìm hiểu về các giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp mình. Phần mềm ERP là quá thừa đối với một SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) như Đồng Tâm, trong khi phần mềm kế toán, CRM hay các phần mềm bán hàng lại không đáp ứng được các yêu cầu về giám sát, cũng như đặt đơn hàng tại nhà phân phối. Khi đó một phần mềm DMS chắc chắn là phù hợp nhất đối với nhu cầu hiện tại của Đồng Tâm.
Áp dụng MobiWork DMS hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng đổi mới mạnh mẽ cho Thức ăn chăn nuôi Đồng Tâm. Bởi không chỉ cải tiến vấn đề giám sát, phần mềm DMS này còn đem lại sự cải cách đáng kể cho toàn bộ hệ thống phân phối. Trong buổi đào tạo sử dụng phần mềm, cán bộ nhân viên Đồng Tâm hào hứng trông thấy. Ai nấy đều kì vọng vào một tương lai tươi mới sẽ đến sau khi áp dụng giải pháp công nghệ này.
Hiện tại Đồng Tâm mới chỉ áp dụng MobiWork DMS để quản lý tuyến bán hàng và giám sát nhân viên thị trường là chính. Tới đây sẽ áp dụng thêm chức năng đơn hàng trực tuyến và quản lý kho. Bởi theo anh Lê Vân Anh, việc thay đổi thói quen làm việc của nhân viên không phải dễ và cần có thời gian để mọi người thẩm thấu phần mềm. Vì vậy các chức năng sẽ được áp dụng dần dần, hệ thống phân phối cũng theo đó được cải cách.
Công cuộc “phản công” giành lại thị phần từ tay các doanh nghiệp nước ngoài là cả một chặng đường dài đòi hỏi Đồng Tâm cũng như các SME trong ngành phải kiên trì, sáng suốt và nhạy bén. Sử dụng phầm mềm như một công cụ hỗ trợ cạnh tranh là một bước tiến mới đầy sáng tạo trong tư duy của các doanh nghiệp Việt.
- Trí Việt Phát Foods: kiến tạo hương vị vẹn tròn niềm tin
- Quản trị thông minh: cách Dược Đông Á sử dụng MobiWork DMS để tối ưu hóa hệ thống phân phối
- Giấy Tiến Hiếu – Thương hiệu 20 năm tuổi và “bước tiến” chuyển đổi số cùng MobiWork DMS
- CEO Tháng 5 Lương Thị Mai Anh kể chuyện “ra đời” bia thủ công ngon nhất cho người Việt và quan điểm kinh doanh “không đứng núi này trông núi nọ”
- Hà Nội Foods đón nhận 4.000 khách hàng mới sau 3 năm ứng dụng phần mềm MobiWork DMS
- F99 – Hệ thống phân phối nông sản sạch hàng đầu Việt Nam – khát khao mang lại giá trị lợi ích cho nông dân Việt
- Mutosi ứng dụng MobiWork DMS quản lý thông tin xuyên suốt trên kênh phân phối 3000 điểm bán
- Rượu 9 Chum xác lập cấp độ tiêu chuẩn chất lượng mới cho rượu truyền thống
- Ottogi Việt Nam và hành trình 3 năm xây dựng kênh phân phối lớn mạnh cùng MobiWork
- CEO TB Food: Khởi nghiệp rất nhiều chông gai, nhưng mình phải dẫm lên gai thì nó mới thành
- EUROSUPER và hành trình 20 năm “Buôn thời gian – Bán ánh sáng”
- MobiWork DMS – Hành trang chinh phục thị trường của công ty thực phẩm 3 Brothers