Mới đây, Kantar (Công ty nghiên cứu thị trường đa quốc gia) đã cho ra mắt báo cáo “FMCG Monitor Full Year 2021” cập nhật tổng quan thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh 2021 và đề cập đến các xu hướng chính trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam vào năm 2022.
Chắc chắn những số liệu của bản báo cáo này sẽ có nhiều giá trị lớn với những doanh nghiệp sản xuất – phân phối trong việc nắm bắt insight người tiêu dùng, đồng thời điều hướng kế hoạch kinh doanh mới. Cùng MobiWork đi sâu vào phân tích báo cáo dưới góc nhìn của 1 chuyên gia từng làm việc với hơn 1000 doanh nghiệp trong ngành phân phối.
Dành tặng bạn đọc LINK TẢI BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ cuối bài viết.
Mục lục nội dung:
Chỉ số kinh tế khởi sắc tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần đương đầu
Bất chấp tác động mạnh mẽ của dịch Covid -19 với biến thể Delta và Omicron, nền kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn duy trì tăng trưởng dương. Sở dĩ chúng ta có được tin vui này là nhờ nỗ lực phổ cập vaccine của chính phủ và chính sách bình ổn giá hàng hóa – dịch vụ. Đến cuối năm 2021, 80% dân số Việt Nam đã được phủ 2 mũi vaccine ngừa Covid. Và tính chung cả năm 2021, CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) chỉ tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 (theo số liệu của Tổng cục thống kê).
Tuy nhiên, năm 2022 nền kinh tế – xã hội vẫn phải đương đầu với nhiều thách thách thức mới, ảnh hưởng trực tiếp đến “túi tiền” của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất – phân phối. Cụ thể:
- Lạm phát có nhiều khả năng quay trở lại do giá dầu và giá vàng tăng cao. Đặc biệt, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang diễn ra khiến giới chuyên gia kinh tế nhận định giá cả thị trường năng lượng sẽ tiếp tục “đựng đứng”,
- “Gánh nặng” chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Cũng xoay quanh điểm nóng Nga – Ukraine, chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu bị tác động nghiêm trọng do 2 nước này chiếm khoảng 29% sản lượng lúa mì, 19% sản lượng ngô và 80% dầu hướng dương xuất khẩu toàn cầu.
- Giá nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất tăng. Đặc biệt là lĩnh vực thực phẩm đồ khô, bánh kẹo, mì, bột làm các loại bánh, thức uống lúa mì,…
- Các hoạt động bị đình chỉ vẫn ở mức cao (+1,8%); số lượng người thất nghiệp đạt 3,2%.
Tâm lý mua sắm của người tiêu dùng
Bối cảnh kinh tế – xã hội kể trên đã tác động không ít đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng suốt năm 2021 và kéo dài sang cả năm nay.
Mối quan tâm hàng đầu
Với tình hình COVID-19 không chắc chắn ở Việt Nam, sức khỏe và an toàn vẫn là mối quan tâm lớn nhất của các hộ gia đình tại 4 thành phố trọng điểm (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ). Đứng thứ 2 là mối quan tâm về thu nhập và việc làm. Tuy nhiên tỉ lệ này đã giảm khi xã hội mở cửa trở lại vào tháng 10/2021. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của người dân.
Niềm tin của người tiêu dùng
Niềm tin của người tiêu dùng về cả triển vọng kinh tế và sức mua được cải thiện trong Quý 4 năm 2021, nhưng vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch.
Như vậy, dưới tác động của đại dịch, chúng ta đang chứng kiến những thay đổi theo từng giờ của thị trường bán lẻ. Chuyển động đó đang diễn ra như thế nào? Các doanh nghiệp phân phối cần làm gì tiếp theo? Cùng MobiWork khái quát lại toàn cảnh bức tranh thị trường bán lẻ 2021 qua những điểm tin đáng chú ý.
Mời bạn xem thêm: Phần mềm DMS cho ngành hàng tiêu dùng nhanh
Tổng quan về FMCG
1. FMCG tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh năm 2020
FMCG tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh năm ngoái:
- Ở 4 thành thị, năm 2020 tăng 10% tổng giá trị; trong khi năm 2021 chỉ tăng 4%. Ở nông thôn, chỉ số tăng trưởng gần như tự: năm 2020 tăng 10% và 2021 tăng 5%.
- Về khối lượng mua hàng, ở 4 thành thị sức mua “đóng băng” ở mức 0% và ở nông thôn chỉ tăng 1%.
Xuất hiện sự tăng trưởng chậm này là do dịch bệnh tác động đến tâm lý chi tiêu trong ngắn hạn của người dân. Cuối năm 2020, dịch Covid lần đầu tiên bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam, người dân đổ xô đi mua thực phẩm – đồ dùng để tích trữ. Giá thanh toán bình quân trên mỗi giỏ hàng tăng vọt, đạt mức cao nhất trong 4 năm qua. Bước sang năm Covid thứ 2, mọi thứ đã được xoa dịu. FMCG quay đầu tăng trưởng chậm lại so với mức đỉnh năm 2020.
2. Ngành hàng tiêu biểu
Giá thanh toán bình quân tăng được chứng kiến ở nhiều sản phẩm FMCG nói chung và đường nói riêng.
Về ngành đường
Năm 2021, Đường đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, chủ yếu nhờ tăng trưởng bình quân +30%, giá bán tăng +24%, khối lượng người mua trung bình 18kg/ năm).
2 nguyên nhân khiến đường trở thành mặt hàng “hot”:
- Người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều sản phẩm đường có thương hiệu và chấp nhận mức giá cao hơn.
- Nhà sản xuất, nhà bán lẻ tăng giá sản phẩm do giá dầu thô leo thang, đẩy chi phí sản xuất ngày càng tăng và nguồn cung thiếu hụt.
Về ngành thực phẩm đóng gói và sữa
Trong năm 2021, thực phẩm đóng gói và sữa tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thị trường ở cả 4 thành phố trọng điểm và khu vực nông thôn.
- %Giá trị thực phẩm đóng gói ở thành thị tăng 14%, ở nông thôn là 12%
- Sữa ở thành thị tăng trưởng 5% và ở nông thôn tăng vọt lên 11%
Về ngành đồ uống
Đồ uống chịu tác động tiêu cực trong làn sóng 4 của đại dịch, đặc biệt là ở Nông thôn -8% và ở thành thị -2%.
Mời bạn xem thêm chi tiết về chỉ số tăng trưởng của các lĩnh vực khác trong FMCG tại đây
Các kênh bán lẻ
Các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị mini hoặc trực tuyến tục giành được sự ưu ái của người tiêu dùng giữa các thời kỳ giãn cách xã hội. Cùng với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, các kênh này ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh bán lẻ hiện nay ở khu vực thành thị.
Bức tranh tương tự cũng được quan sát ở các khu vực Nông thôn với sự mở rộng của các kênh mới nổi như siêu thị mini và trực tuyến.
TẢI TRỌN BỘ BÁO CÁO TẠI ĐÂY
Các xu hướng chính trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng vào năm 2022
Người tiêu dùng sẽ tiếp tục hợp lý hóa chi tiêu của họ
- Phần lớn người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu và chỉ mua những mặt hàng thiết yếu, trong đó thực phẩm là ưu tiên số 1, sau đó đến sữa và dụng cụ hỗ trợ nấu ăn. Chi tiêu cho chăm sóc cá nhân, đặc biệt là đối với các mặt hàng làm đẹp giảm.
- Người dân đi mua sắm ít hơn nhưng chi tiêu nhiều hơn trên mỗi chuyến đi.
- Tăng chi tiêu trên kênh mua sắm online và minimart.
Hướng tới một cuộc sống số hóa hơn, mang đến trải nghiệm mới
Tăng chi tiêu trên kênh mua sắm online và minimart là 1 trong những biểu hiện rõ rệt nhất của nhu cầu hướng tới cuộc sống “số hóa”.
“Chúng ta cần phải loại bỏ tâm lý thúc đẩy số lần tương tác nhiều hơn, thay vào đó tập trung vào chất lượng tương tác. Làm thế nào để tạo ra trải nghiệm tương tác hấp dẫn hơn mà người mua sắm không thể có được thông qua cửa hàng trực tuyến hoặc một ứng dụng mua hàng” Alda Ma – Giám đốc cấp cao PepsiCo APAC. Như vậy, các thương hiệu cần chú trọng vào nâng cao chất lượng dịch vụ và các cách mới để người tiêu dùng có thể tương tác với nhãn hàng.
Nắm bắt xu hướng gia tăng của ngành bán lẻ theo hướng tiện lợi
Tận dụng các kênh đang phát triển là siêu thị mini và trực tuyến với dịch vụ miễn phí vận chuyển (Free Ship) không chỉ ở thành phố lớn mà còn khu vực ngoại thành và nông thôn.
Free Ship là 1 “điểm chạm” nữa thu hút người mua hàng. Theo khảo sát, có tới 85% người mua hàng mong muốn được miễn phí vận chuyển thay vì vận chuyển nhanh. Nếu phí vận chuyển đắt sẽ dẫn đến tỉ lệ bỏ mua hàng tăng cao. Đó là lý do vì sao các sàn TMĐT liên tục phải tung ra các mã Freeship, hoặc trợ giá ship như 1 yếu tố cạnh tranh.
Nắm bắt được tâm lý này của người mua hàng, các doanh nghiệp nên áp dụng chính sách: đạt giá trị đơn hàng tối thiểu để được miễn phí giao hàng hoặc tung ra các voucher miễn phí vận chuyển,…
Bài viết trên đây của MobiWork cung cấp cho bạn đọc thông tin toàn diện về thị trường FMCG 2021 và xu hướng tiêu dùng 2022 mong rằng sẽ hỗ trợ tốt cho những chiến lược kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Tại sao doanh nghiệp cần một giải pháp DMS đúng nghĩa để quản lý kênh phân phối hiệu quả?
- Chi phí ẩn trong DMS: Những cạm bẫy ngân sách bạn không thể bỏ qua
- MobiWork DMS – Bí quyết thành công của các “ông lớn” ngành Dược Việt Nam
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp