Trong phân phối hàng hóa, bên cạnh vai trò “cốt cán” của quản lý đơn hàng và kiểm soát định mức tồn kho, còn có một yếu tố quan trọng không kém ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu đó là phân tuyến bán hàng. Phân tuyến bất hợp lý dẫn đến giảm hiệu quả viếng thăm khách hàng, tăng chi phí, thời gian đi lại của sales và gây tình trạng chồng chéo tuyến.
Mục lục nội dung:
Tuyến bán hàng là gì?
Tuyến bán hàng là danh sách tập hợp các cửa hàng được phân bổ cho nhân viên bán hàng phụ trách, quy định số lượng cửa hàng phải đi viếng thăm vào các ngày trong tuần.
Tùy vào đặc thù của từng ngành và cách quản lý của mỗi doanh nghiệp mà tuyến bán hàng sẽ được phân chia theo khu vực, cung đường, loại khách hàng hoặc tần suất viếng thăm.
Phân tuyến bán hàng sao cho tối ưu luôn là một bài toán hóc búa cho người Giám sát, đòi hỏi cả trí tuệ, kinh nghiệm về thị trường và óc tư duy sắc bén.
So sánh giữa phân tuyến bán hàng thủ công và phân tuyến bán hàng tự động
Phân tuyến bán hàng thủ công
Phân tuyến bán hàng hàng theo kiểu thủ công đòi hỏi Giám sát viên phải thực hiện đủ 5 quy trình sau:
1. Khảo sát thị trường và phân tích
Giám sát sẽ là người cần “xông pha” đi thị trường đầu tiên để khảo sát tình hình thực tế của từng điểm bán/ cửa hàng. Ghi chép lại “đường đi nước bước” trong phương thức giao hàng, thói quen mua hàng, thời gian mở cửa (Ví dụ: có cửa hàng mở cửa từ 6h sáng nhưng cùng có cửa hàng 9h sáng mới mở cửa) và tần suất đặt đơn của từng điểm bán,…
Rất nhiều dữ liệu chi tiết cần được thu thập lại và phân tích để phân chia tuyến bán hàng cho từng sales.
2. Lập kế hoạch
Sẽ rất vất vả và mất nhiều thời gian nếu chỉ “phó mặc” cho nhân viên bán hàng 1 loạt danh sách cửa hàng cần đi trong tuần này và không quản lý tuyến đường đi ra sao. Sales rất dễ đi tuyến lung tung bởi di chuyển trên đường có nhiều vấn đề phát sinh khiến cung đường đi dài hơn, dễ bỏ sát cửa hàng do nhầm lẫn. Việc đi không tính toán có thể khiến cho cung đường di chuyển dài hơn, mất thời gian hơn khi đó thứ mất đi không phải chỉ là chi phí xăng xe mà có thể là cả chi phí cơ hội.
Vì vậy, Giám sát viên cần lập kế hoạch cụ thể. Việc chia tuyến phải phụ thuộc vào độ phủ của khách hàng tại khu vực đó, loại khách hàng, mức độ tiêu thụ của thị trường, cung đường đi thuận tiện nhất,…
Tùy thuộc vào mức độ phức tạp, trung bình một Giám sát viên có kinh nghiệm sẽ phải mất ít ½ ngày để hoạch định tuyến đường một cách hoàn chỉnh. Trên thực tế, mọi người có thể phải dành nhiều thời gian hơn để lên kế hoạch.
3. Tính toán chi phí
Chi phí xăng xe, điện thoại, phụ cấp phát sinh,… cho sales nhà phân phối cũng là một khía cạnh Giám sát viên cần tính toán trước. Nó bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Ví dụ như giá xăng từng ngày, nhịp độ giao thông từng giờ và các vấn đề phát sinh trong từng phút,…
4. Re-route (Định lại tuyến bán hàng)
Định lại tuyến bán hàng là việc nên được các SUP tiến hành liên tục để cập nhật tuyến mới phù hợp hơn với thay đổi thực tế của thị trường. Số lượng khách hàng (điểm bán/ cửa hàng đại lý) có thể thêm mới hoặc từ bỏ bất cứ lúc nào. Vì vậy, đây là công tác rất quan trọng, tuy mất nhiều thời gian nhưng lại phải tiến hành thường xuyên.
5. Đánh giá kết quả
Khi phân tuyến bán hàng thủ công thì việc đánh giá hiệu quả làm việc của Sales gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc SUP phải đi “theo sau” để giám sát nhân viên (tăng gấp đôi chi phí đi lại cho mỗi chuyến viếng thăm khách hàng); hoặc SUP dựa vào số liệu báo cáo do nhân viên nộp lại, dựa vào đơn hàng, doanh thu (không tránh khỏi tình trạng dữ liệu ảo). Như vậy, kết quả đánh giá khó có thể chính xác và minh bạch như mong muốn.
Phân tuyến bán hàng tự động cho sales nhà phân phối
Có thể thấy sự phức tạp và đòi hỏi cao trong phân tuyến bán hàng theo quy trình thủ công như trên, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi sang giải pháp phân tuyến bán hàng tự động dựa trên công nghệ bản đồ số thông minh, công nghệ GPS.
Thay vì 4 quy trình trên, việc Giám sát viên làm là chỉ cần upload dữ liệu danh sách cửa hàng có trong tay và phần mềm sẽ tự động đưa ra lộ trình đi tối ưu nhất cho sales trong khi chỉ tốn vài phút xử lý dữ liệu. Sau đó, Giám sát gán tên tài khoản của nhân viên vào tuyến cần đi và phân công ngày thực hiện cụ thể. Mọi kết quả đi tuyến bán hàng của từng nhân viên đều được ghi nhận trên hệ thống và Giám sát viên có thể dễ dàng theo dõi, quản lý.
Quy trình chung là vậy nhưng thực tế mỗi một Giải pháp phân tuyến bán hàng tự động có một quy trình thao tác riêng, ưu điểm riêng nên để tiện cho việc đối chiếu, trong bài viết này sẽ lấy ví dụ về tính năng Phân tuyến bán hàng thông minh trên phần mềm MobiWork DMS.
Trên phần mềm MobiWork DMS, các thao tác cần thực hiện là:
1. Giám sát viên thiết lập tuyến bán hàng
Tùy vào đặc thù của từng ngành và cách quản lý của mỗi doanh nghiệp mà tuyến bán hàng sẽ được phân chia theo khu vực, cung đường, loại khách hàng hoặc tần suất viếng thăm. MobiWork DMS hỗ trợ các doanh nghiệp phân bổ tuyến bán hàng cho nhân viên theo tất cả các hình thức trên.
Để tiết kiệm thời gian, Nhà quản lý có thể thêm tuyến bán hàng trực tiếp từ file excel, nhân đôi từ tuyến bán hàng có sẵn hay tự thiết lập tuyến dựa trên các tiêu chí như khu vực, tỉnh thành, loại khách hàng và nhóm khách hàng.
Đặc biệt, bạn có thể chuyển tuyến bán hàng từ nhân viên này sang nhân viên khác trong trường hợp cần thay đổi người phụ trách hoặc nhân viên cũ nghỉ việc.
2. Sales thực hiện đi tuyến
Tuyến bán hàng sau khi được Giám sát viên thiết lập sẽ được cập nhật vào thiết bị di động của nhân viên. Danh sách tuyến được hiển thị một cách trực quan và sắp xếp theo khoảng cách để tiện hơn cho việc di chuyển. Công cụ hỗ trợ tìm đường được tích hợp trên phần mềm giúp nhân viên bán hàng dễ dàng tìm được cung đường thuận tiện nhất
Quan trọng hơn, MobiWork DMS cung cấp thông tin cụ thể về từng tuyến: lịch sử mua hàng của điểm bán, công nợ, tồn kho, hay các thông tin về sản phẩm mới, chương trình khuyến mại và các báo cáo viếng thăm khách hàng ngay trên di động. Như vậy nhân viên bán hàng sẽ chủ động hoàn toàn trong việc quản lý và theo dõi các tuyến bán hàng mà mình phụ trách.
Ngoài ra nhân viên bán hàng có thể lọc được danh sách những điểm bán chưa được viếng thăm trong ngày nhằm tránh tình trạng bỏ sót điểm bán trong tuyến bán hàng.
3. Theo dõi thực hiện
MobiWork DMS cung cấp hàng loạt các báo cáo dạng tĩnh và động trên nền tảng Web và Mobile để nhà quản lý theo dõi việc thực hiện đi tuyến bán hàng của nhân viên.
Toàn bộ vị trí, thời gian, lộ trình di chuyển của nhân viên hiển thị trực quan trên bản đồ số GPS; bao gồm các thông tin như: khách hàng chưa viếng thăm; Đã viếng thăm; thời gian viếng thăm, có đơn hàng; không có đơn hàng…. Thông tin được cập nhật ngay lập tức theo thời gian thực để nhà quản lý dễ dàng theo dõi.
4. Đánh giá kết quả
Dựa trên những báo cáo về tuyến bán hàng, Giám sát có thể biết được nhân viên có tuân thủ đúng quy định hay không, có chăm sóc tốt các điểm bán hay không. Đây là cơ sở để sắp xếp, luân chuyển tuyến cho phù hợp với thực tế thị trường và nâng cao năng suất lao động cho sales, từ đó tối ưu tuyến bán hàng.
Với tính năng phân tuyến bán hàng tự động như của MobiWork DMS sẽ giúp thiết kế ra một lộ trình bán hàng đi được nhiều điểm nhất, trong thời gian ngắn nhất với chi phí tiết kiệm nhất. Nó giúp giảm đến 30% chi phí đi lại, tăng chi phí cơ hội, và “chia sẻ” phần lớn gánh nặng cho Giám sát lẫn Nhân viên bán hàng.
Phân tuyến và đi tuyến quyết định rất nhiều đến kết quả bán hàng, vì vậy doanh nghiệp cũng nên không ngừng thử nghiệm, đổi mới phương pháp để gia tăng hiệu quả.
Đăng ký dùng thử phần mềm:
Bài viết liên quan:
- Review giải pháp Amis CRM và MobiWork DMS: Lựa chọn tối ưu để quản lý kênh phân phối hiệu quả
- Tại sao doanh nghiệp cần một giải pháp DMS đúng nghĩa để quản lý kênh phân phối hiệu quả?
- Chi phí ẩn trong DMS: Những cạm bẫy ngân sách bạn không thể bỏ qua
- MobiWork DMS – Bí quyết thành công của các “ông lớn” ngành Dược Việt Nam
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?