Doanh nghiệp đang tìm kiếm những công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa hoạt động phân phối của mình? Giải pháp quản lý hệ thống phân phối – MobiWork DMS không chỉ giúp quản lý kênh phân phối một cách hiệu quả mà còn cung cấp dữ liệu quan trọng để đưa ra quyết định chiến lược. Và để tận dụng tối đa tiềm năng dữ liệu từ MobiWork DMS, việc sử dụng các báo cáo Business Intelligence (BI) là điều không thể thiếu.
Với bộ 6 báo cáo BI phân phối được thiết kế đặc biệt cho khách hàng sử dụng MobiWork DMS, doanh nghiệp sẽ khám phá ra những cơ hội mới và định hình chiến lược kinh doanh của mình một cách thông minh và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Mục lục nội dung:
1. Báo cáo BI tổng hợp chung
1.1. Báo cáo BI Tổng hợp chung là gì?
Báo cáo BI Tổng hợp chung cho doanh nghiệp phân phối là một công cụ quản lý dữ liệu thể hiện dưới dạng Dashboard trực quan, được sử dụng để hiển thị thông tin quan trọng và các chỉ số kinh doanh chính của doanh nghiệp trên một giao diện duy nhất. Đây là một công cụ cần thiết, giúp CEO và chủ doanh nghiệp theo dõi hiệu suất kinh doanh, đưa ra quyết định chiến lược và điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi cần thiết.
Giao diện báo cáo BI Tổng hợp chung.
1.2. Các chỉ số chính
Các chỉ số quan trọng cần có trong 1 Báo cáo BI Tổng hợp chung sẽ bao gồm:
- Biểu đồ Doanh số, doanh số cùng kỳ năm trước theo tháng: trực quan hóa tổng số lượng sản phẩm được bán của doanh nghiệp theo từng tháng, cùng với số liệu tương ứng từ cùng kỳ năm trước.
- Biểu đồ Doanh thu, doanh thu cùng kỳ năm trước theo tháng: hiển thị trực quan toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ hoạt động bán hàng theo từng tháng, cùng với số liệu tương ứng từ cùng kỳ năm trước.
- Biểu đồ Số lần viếng thăm và viếng thăm có đặt hàng: Trực quan hóa số lần viếng thăm khách hàng, và số lần viếng thăm khách hàng có đặt hàng.
- Biểu đồ Biến động số lượng đơn hàng theo tháng: Trực quan hóa số lượng đơn hàng theo từng tháng.
- Biểu đồ Biến động khách hàng theo tháng: Thể hiện trực quan số lượng khách hàng theo tháng.
1.3. Insight từ báo cáo
– Biểu đồ doanh thu cung cấp cái nhìn tổng quan về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp xem có mang về lợi nhuận hay không và lợi nhuận bao nhiêu.
– So sánh doanh thu giữa các kỳ để đánh giá hiệu quả của những chương trình bán hàng mới và tìm ra nguyên nhân khiến doanh thu tăng lên hoặc sụt giảm. Đồng thời là cơ sở để dự báo bán hàng trong kỳ tiếp theo.
– Sự thay đổi trong doanh số từng tháng, giúp doanh nghiệp phân phối có thể phát hiện ra các xu hướng kinh doanh, như mùa cao điểm hoặc sụt giảm, từ đó điều chỉnh chiến lược bán hàng và tiếp thị một cách phù hợp.
– Đo lường các chỉ số như: số lượng viếng thăm, biến động đơn hàng, biến động khách hàng, … giúp doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch chăm sóc điểm bán tốt hơn.
2. Báo cáo BI Tổng hợp Khách hàng
2.1. Báo cáo BI Tổng hợp Khách hàng là gì?
Báo cáo Business Intelligence (BI) Tổng hợp Khách hàng là một tài liệu phân tích và tổng hợp thông tin liên quan đến khách hàng của một doanh nghiệp. Mục tiêu của báo cáo này là cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về hành vi, nhu cầu, và mô hình tiêu dùng của khách hàng để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
1.2. Các chỉ số chính
- Biểu đồ biến động doanh thu, doanh số theo tháng theo khách hàng: Trực quan hóa sự tăng – giảm doanh thu, doanh số theo từng tháng.
- Biểu đồ Top 10 Khách hàng có doanh thu cao nhất: Thể hiện top 10 khách hàng đóng góp doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp.
- Biểu đồ Top 10 Khách hàng đặt hàng nhiều nhất: Hiển thị top 10 Khách hàng đặt hàng nhiều nhất từ doanh nghiệp.
- Biểu đồ tỉ trọng doanh thu theo kênh: Thể hiện tỉ lệ % doanh thu của một kênh bán hàng cụ thể của doanh nghiệp (có thể là MT, GT, Horeca, …) so với tổng doanh thu của doanh nghiệp theo kênh.
- Biểu đồ tỉ trọng doanh thu theo nhóm khách hàng: Thể hiện tỉ lệ % doanh thu của một nhóm khách hàng cụ thể so với tổng doanh thu của doanh nghiệp theo nhóm khách hàng.
- Biểu đồ tỉ trọng doanh thu theo loại khách hàng: Thể hiện tỉ lệ % doanh thu của một loại khách hàng cụ thể so với tổng doanh thu của doanh nghiệp phân theo loại khách hàng.
1.3. Insight từ báo cáo
– Theo dõi biến động doanh thu, doanh số theo tháng giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được tình hình kinh doanh thực tế, từ đó phát huy hoặc cải thiện chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng, mục đích cuối cùng là gia tăng đơn hàng và giá trị đơn hàng cho doanh nghiệp.
– Từ số liệu top 10 khách hàng đạt doanh thu cao nhất và top 10 khách hàng đặt hàng nhiều nhất, nhà quản lý sẽ nắm bắt được top các khách hàng trọng điểm, từ đó có các chính sách chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng đồng thời tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, tăng cường tương tác và tạo ra các chiến dịch tiếp thị hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng.
– Dựa trên tỉ trọng doanh thu theo kênh bán hàng, doanh nghiệp sẽ phân tích được kênh nào có doanh thu cao nhất, kênh nào có doanh thu thấp nhất để tiếp tục phát huy hoặc sửa đổi chính sách bán hàng cho từng kênh, đảm bảo các kênh bán hàng đều kinh doanh hiệu quả.
– Tỉ trọng doanh thu theo nhóm khách hàng và loại khách hàng sẽ là dữ liệu quan trọng để nhà quản trị nắm bắt được nhóm/ loại khách hàng nào đang chiếm tỉ trọng cao nhất hoặc thấp nhất để điều chỉnh chính sách bán hàng sao cho mang lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp.
3. Báo cáo BI Tổng hợp Nhân viên
3.1. Báo cáo BI Tổng hợp Nhân viên là gì?
Báo cáo BI Tổng hợp Nhân viên là tài liệu phân tích và tổng hợp thông tin về nhân viên thị trường của doanh nghiệp phân phối, dựa trên dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.
Mục tiêu của báo cáo này là cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về nhân sự, hiệu suất làm việc, và năng suất lao động để doanh nghiệp có thể quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
3.2. Các chỉ số chính
- Biểu đồ tình hình thực hiện doanh thu theo tháng: thể hiện doanh theo kế hoạch và doanh thu thực đạt theo tháng.
- Biểu đồ tình hình thực hiện viếng thăm theo tháng: thể hiện kế hoạch viếng thăm và lượt viếng thăm thực tế của nhân viên.
- Biểu đồ biến động số lượng đơn hàng theo tháng: sự tăng – giảm đơn hàng theo tháng.
- Biểu đồ biến động số khách hàng mới theo tháng: sự tăng – giảm việc mở mới các cửa hàng.
- Biểu đồ top 10 phòng nhóm có doanh thu cao nhất: thể hiện top 10 phòng nhóm có doanh thu cao nhất theo từng tháng.
- Biểu đồ top 10 nhân viên có doanh thu cao nhất: thể hiện top 10 cá nhân có doanh thu cao nhất theo từng tháng.
3.3. Insight từ báo cáo
– Việc so sánh doanh thu và tình hình viếng thăm khách hàng thực tế với kế hoạch đã đề ra theo từng tháng, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được hiệu suất và năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên, từ đó có các đánh giá, điều chỉnh lại KPI cho phù hợp. KPI không thể quá cao hoặc quá thấp, để luôn duy trì tinh thần, trách nhiệm làm việc của đội ngũ nhân sự.
– Sự thay đổi đơn hàng và biến động khách hàng mới giúp doanh nghiệp phân phối nắm bắt được tình hình tiêu thụ hàng hóa thực tế, từ đó có các điều chỉnh trong sản xuất và cung ứng hàng hóa ra thị trường.
– Dựa vào số liệu top 10 các phòng nhóm (phòng nhóm thường phân chia theo khu vực bán hàng) có doanh thu cao nhất, chủ doanh nghiệp sẽ nhận được được các khu vực bán hàng tiềm năng, từ đó điều chỉnh chính sách bán hàng và các chương trình Trade Marketing tại điểm bán, mục đích cuối cùng là gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đồng thời kiểm tra xem khu vực A có tiềm năng bán hàng nhưng đã có đội ngũ bán hàng và tần suất chăm sóc phù hợp hay chưa để điều chỉnh, tận dụng tối đa tiềm năng của khu vực này.
– Phân tích từ báo cáo BI Tổng hợp nhân viên có thể giúp doanh nghiệp phân phối nhận biết và phát triển tài năng, nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên, từ đó tạo ra một đội ngũ nhân viên bán hàng chất lượng và tiềm năng.
4. Báo cáo tổng hợp phiếu đặt hàng
4.1. Báo cáo BI Tổng hợp phiếu đặt hàng là gì?
Báo cáo BI Tổng hợp Phiếu đặt hàng là một tài liệu phân tích và tổng hợp thông tin về quá trình bán hàng của doanh nghiệp phân phối dựa trên dữ liệu từ các phiếu đặt hàng theo tháng/quý.
Mục tiêu của báo cáo này là cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về quá trình đặt hàng, hiệu quả kinh doanh và xu hướng tiêu dùng để doanh nghiệp phân phối có thể quản lý và tối ưu hóa quá trình bán hàng một cách hiệu quả.
4.2. Các chỉ số chính
- Biểu đồ Biến động doanh số theo tháng: Thể hiện mức độ tăng – giảm doanh số theo tháng.
- Biểu đồ Biến động số đơn đặt hàng theo tháng: Thể hiện sự tăng – giảm đơn đặt hàng theo tháng.
- Biểu đồ Biến động số lượng khách hàng đặt hàng theo tháng: Trực quan hóa sự tăng giảm số lượng khách đặt hàng tới nhà sản xuất, theo tháng, trên bản đồ.
- Biểu đồ Tỉ trọng doanh số theo ngành hàng: Thể hiện tỉ lệ % doanh số của một ngành hàng cụ thể so với tổng doanh số theo ngành của doanh nghiệp.
- Biểu đồ Top 10 khách hàng có doanh số cao nhất: Thể hiện top 10 khách hàng có doanh số cao nhất.
- Biểu đồ Top 10 sản phẩm có sản lượng cao nhất: Thể hiện top 10 sản phẩm của doanh nghiệp có sản lượng cao nhất.
4.3. Insight từ báo cáo
– Theo dõi biến động doanh số, số đơn đặt hàng và số lượng khách đặt hàng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch bán hàng, tìm kiếm nguyên nhân tăng lên hoặc sụt giảm. Đồng thời là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược: từ việc điều chỉnh chiến lược tiếp thị, đến việc quyết định về sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.
– Phân tích tỉ trọng doanh số theo ngành hàng giúp doanh nghiệp tìm ra ngành hàng nào đang kinh doanh tốt nhất để tiếp tục mở rộng, đầu tư kinh doanh. Ngược lại với các ngành kinh doanh kém, doanh nghiệp nên có các chính sách mới để điều chỉnh và khắc phục.
– Dữ liệu về khách hàng có doanh số cao nhất giúp doanh nghiệp nắm bắt được top các khách hàng trọng điểm, từ đó có các chính sách chăm sóc khách hàng để duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng đồng thời tối ưu hóa chiến lược tiếp thị, tăng cường tương tác để thu hút và giữ chân khách hàng.
– Danh sách sản phẩm có sản lượng cao nhất có thể cho thấy xu thế thay đổi của sản lượng theo thời gian. Nhà sản xuất có thể sử dụng thông tin này để nhận biết những thay đổi trong nhu cầu của thị trường và đáp ứng kịp thời.
– Ngoài ra, nắm bắt được những sản phẩm nào có sản lượng cao nhất, là cách giúp nhà sản xuất có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý tồn kho một cách hiệu quả hơn. Họ có thể tăng cường sản xuất cho những sản phẩm phổ biến và giảm sản xuất cho những sản phẩm ít được yêu thích.
5. Báo cáo BI tổng hợp sản phẩm
5.1. Báo cáo BI tổng hợp sản phẩm là gì?
Báo cáo tổng hợp sản phẩm là tài liệu phân tích và tổng hợp thông tin về các sản phẩm của doanh nghiệp phân phối.
Mục tiêu của báo cáo này là cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về các sản phẩm, hiệu suất kinh doanh và xu hướng tiêu dùng để doanh nghiệp có thể quản lý và tối ưu hóa việc kinh doanh sản phẩm một cách hiệu quả.
5.2. Các chỉ số chính
- Biểu đồ biến động doanh thu theo tháng: Sự tăng – giảm doanh thu của từng sản phẩm theo tháng.
- Biến động số lượng sản phẩm được đặt theo tháng: Sự tăng – giảm số lượng sản phẩm được đặt theo tháng.
- Biểu đồ top 10 sản phẩm có doanh thu cao nhất: thể hiện top 10 sản phẩm có doanh thu cao nhất.
- Biểu đồ top 10 sản phẩm được đặt nhiều nhất: thể hiện 10 sản phẩm được đặt hàng nhiều nhất.
- Biểu đồ top 5 sản phẩm bị hoàn trả nhiều nhất: thể hiện 5 sản phẩm bị hoàn trả nhiều nhất.
5.3. Insight từ báo cáo
Báo cáo BI tổng hợp sản phẩm giúp doanh nghiệp:
– Hiểu rõ hơn về sản phẩm: Dựa trên phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các sản phẩm của họ, từ việc đánh giá hiệu suất kinh doanh, đến việc nhận biết xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng.
– Tối ưu hóa quản lý sản phẩm: Bằng cách theo dõi và phân tích các thông tin từ báo cáo, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quản lý sản phẩm, cải thiện sản phẩm hiện có, phát triển sản phẩm mới và loại bỏ các sản phẩm không hiệu quả.
– Đưa ra quyết định chiến lược: Phân tích từ báo cáo BI giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược, từ việc điều chỉnh chiến lược tiếp thị, đến việc quyết định về phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.
6. Báo cáo BI tổng hợp sản phẩm theo khách hàng
6.1. Báo cáo BI tổng hợp sản phẩm theo khách hàng là gì?
Báo cáo BI tổng hợp sản phẩm theo khách hàng là tài liệu phân tích và tổng hợp thông tin về các sản phẩm mà khách hàng cụ thể đã mua hoặc trả hàng.
Mục tiêu của báo cáo này là cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về hành vi mua hàng của từng khách hàng để doanh nghiệp có thể cá nhân hóa và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và phục vụ khách hàng.
6.2. Các chỉ số chính
- Tỉ trọng giữa số lượng đặt hàng và trả hàng: thể hiện tỷ lệ giữa số lượng sản phẩm được đặt mua và số lượng sản phẩm được trả lại trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Biến động doanh số, doanh thu của sản phẩm theo tháng: sự tăng giảm doanh số và doanh thu của từng sản phẩm theo khách hàng, theo tháng.
- Biến động số lượng đặt hàng, trả hàng theo tháng: sự tăng, giảm về số lượng đặt hàng, trả hàng theo khách hàng, theo tháng.
- Biến động số lượng khách hàng đặt hàng theo tháng: Sự tăng, giảm số lượng khách hàng đặt hàng theo tháng.
- Top 5 khách hàng đặt sản phẩm nhiều nhất: Biểu thị 5 khách hàng đặt nhiều sản phẩm của doanh nghiệp nhất.
- Top 5 khách hàng trả sản phẩm nhiều nhất: Biểu thị 5 khách hàng đặt ít sản phẩm của doanh nghiệp nhất.
6.3. Insight từ báo cáo
– Bằng cách phân tích tỉ trọng giữa số lượng đặt hàng và trả hàng, nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm, mức độ phù hợp của sản phẩm với thị trường, hiệu quả của quy trình đặt hàng và dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ trả hàng cao, doanh nghiệp cần kiểm tra và cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ bán hàng để giảm thiểu việc trả hàng.
– Phân tích biến động doanh số và doanh thu của các sản phẩm theo tháng giúp doanh nghiệp phân phối nhận biết được xu hướng mua hàng của khách hàng. Điều này có thể giúp công ty dự đoán nhu cầu và lập kế hoạch sản xuất, tiếp thị sản phẩm cũng như quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả.
– Theo dõi và phân tích biến động số lượng đặt hàng và số lượng trả hàng theo tháng giúp chủ doanh nghiệp nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng. Điều này có thể xuất phát từ sự biến động của thị trường, nhưng cũng có thể do các chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Việc tìm ra nguyên nhân từ sớm, sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với thị trường và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
– Theo dõi biến động số lượng khách hàng đặt hàng theo tháng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về xu hướng mua hàng của khách hàng và sự biến động của thị trường. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và quản lý khách hàng để tăng cường doanh số bán hàng.
– Phân tích danh sách top khách hàng đặt hàng và top khách hàng trả hàng nhiều nhất giúp doanh nghiệp nhận biết và tập trung vào các nhóm khách hàng trọng tâm. Bằng cách tạo ra các chiến lược tiếp thị và dịch vụ ưu đãi cho nhóm khách hàng này, nhà quản trị có thể tối ưu hóa việc giữ chân khách hàng và tăng cường sự hài lòng của họ. Ngược lại, đối với nhóm khách hàng trả hàng nhiều nhất, doanh nghiệp nên xem xét các đơn đặt hàng của nhóm hàng này, để đảm bảo hàng hóa đủ cung cấp ra thị trường và không tồn kho quá nhiều tại một vài điểm bán.
MobiWork DMS tự hào đồng hành cùng 1000+ doanh nghiệp phân phối ở mọi quy mô, lĩnh vực và mang lại thành công tối ưu hóa kênh phân phối cho mọi khách hàng. Với bộ 6 báo cáo BI dành riêng cho khách hàng sử dụng MobiWork DMS, doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhận biết xu hướng, đưa ra dự đoán, và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình một cách linh hoạt và kịp thời.
Đăng ký sử dụng giải pháp MobiWork DMS tại:
Bài viết liên quan:
- Chi phí ẩn trong DMS: Những cạm bẫy ngân sách bạn không thể bỏ qua
- MobiWork DMS – Bí quyết thành công của các “ông lớn” ngành Dược Việt Nam
- Top 3 Doanh nghiệp Thức ăn chăn nuôi tiêu biểu Việt Nam đã tin dùng MobiWork DMS: Dabaco, Hồng Hà Feed, De Heus,…
- MobiWork DMS có tích hợp được với hệ thống HRM hay không? Thách thức và lợi ích mang lại cho Doanh nghiệp phân phối là gì?
- Lợi ích “kép” từ tích hợp MobiWork DMS với Oracle ERP để quản lý doanh nghiệp
- Tích Hợp DMS và Phần mềm Bảo Trì POSM: Tối Ưu Hóa Sự Kết Nối Giữa Đội Sales và Kỹ Thuật cho doanh nghiệp Phân phối